Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

9 cách xây dựng thương hiệu thông qua thiết kế web

Trước hết một câu hỏi quen thuộc nhưng không phải ai cũng trả lời chính xác: Thương hiệu là gì? Theo định nghĩa của Hiệp hội marketing Mỹ (AMA - The American Marketing Association), thương hiệu có thể là tên (name), thuật ngữ (term), ký hiệu (sign), biểu tượng (symbol) hoặc sự kết hợp của tất cả các yếu tố trên để nhận biết hàng hóa hay dịch vụ được bán ra trên thị trường và nhằm làm họ khác biệt với những nhà cung cấp khác. Và chúng ta thường gặp nhất thương hiệu ở biểu tượng. Biểu tượng được thiết kế để đại diện cho một cái gì đó và một thương hiệu có nghĩa là bao gồm sự liên tưởng, trải nghiệm và tính riêng biệt trong một kết cấu trừu tượng đó.

xay-dung-thuong-hieu-qua-thiet-ke-website

Kết cấu này có thể được gợi lên bằng việc sử dụng nhất quán các hình ảnh, âm thanh, cụm từ và logo khi khách hàng tìm bạn. Thương hiệu rất quan trọng, nó giúp bạn có được khách hàng và cũng giúp bạn giữ được họ.

Điều này được làm bằng cách đánh thức các liên kết và các kinh nghiệm của bạn trước đó đã có với thương hiệu, hoặc thông qua quảng cáo đã thấy, khi bạn tiếp cận với thương hiệu ở giai đoạn quan trọng. Ví dụ, khi quyết định mua những một sản phẩm này từ một loại các sản phẩm tương tự.

Thương hiệu là thiết đặt các kỳ vọng, và khi đối mặt với những người không chắc chắn, họ thường có xu hướng lựa chọn phương án an toàn hơn. Người ta biết phải kỳ vọng vào thương hiệu họ đã biết.

Xây dựng thương hiệu là một quá trình phức tạp được thực hiện trên tất cả các loại phương tiện truyền thông, từ các sản phẩm đóng gói, quảng cáo truyền hình và quảng cáo trên báo in, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu. Dĩ nhiên xây dựng thương hiệu cũng được áp dụng cho thiết kế web .

Cho dù bạn xây dựng website cho thương hiệu hàng triệu đô la hay chỉ blog cá nhân, xây dựng thương hiệu qua web vẫn mang đầy đủ các lý do trên.

Dưới đây là 9 thủ thuật giúp bạn xây dựng một thương hiệu thông qua thiết kế web .

1. Màu sắc

Sự lựa chọn màu sắc là rất quan trọng trong xây dựng thương hiệu . Màu sắc không chỉ là thẩm mỹ mà nó kích thích các cảm xúc và mang lại những liên kết tiềm thức với rất nhiều thứ.

Ví dụ, màu đỏ  là một màu tượng trưng cho niềm đam mê, năng lượng, quyền lực và sự hứng khởi. Bởi vì điều này, nó thường là một sự lựa chọn màu sắc cho các thương hiệu trong các ngành giải trí.

Các màu sắc khác nhau mang lại các liên kết và hiệu ứng khác nhau. Màu xanh lá cây tượng trưng cho thiên nhiên, môi trường, lợi nhuận, tiền bạc và sức khỏe nên hay được dùng trong lĩnh vực tài chính. Nó cũng là một màu mang lại sự ôn hòa, đó là lý do tại sao các bệnh viện thường là các bức tường sơn màu xanh lá cây.

Khi chọn một màu cho thương hiệu của bạn, nghiên cứu các hiệu ứng và liên kết của nó để xem liệu nó có thích hợp đại diện cho thương hiệu của bạn không. Cũng lưu ý rằng các nền văn hóa khác nhau có thể có những liên kết cùng một màu sắc với những ý nghĩa khác nhau, do đó, vậy bạn nên kiểm tra xem màu sắc của bạn có ý nghĩa như điều bạn nghĩ trong thị trường mà bạn kinh doanh hay không?

VNPT sử dụng màu xanh là màu chính cùa thương hiệu. Tất cả các hình ảnh được dùng trên website từ background, header, banner, tiêu đề, link đều liên quan đến màu xanh này:

thiet-ke-web-xay-dung-thuong-hieu

2. Tính cách

Thương hiệu của bạn có đặc điểm nhận dạng chưa? Truyền cho thương hiệu của bạn với một ít tích cách có thể giúp bạn xác định được chỗ đứng của nó.

Thương hiệu của bạn có đầy đủ sự ổn định và an toàn để khách hàng của bạn có thể chắc chắn chọn bạn không  nếu bạn là một công ty tài chính? Hay thương hiệu của bạn lại trẻ trung, gần gũi nếu bạn là một Mạng xã hội ?

Nhiều người sử dụng các sản phẩm và thương hiệu để xác định mình thuộc tầng lớp hay típ người nào, do đó, hình dạng đặc điểm thương hiệu của bạn hướng tới cái gì mà đối tượng của bạn sẽ muốn liên kết với chính họ.

Thuyết hình người là sự quy kết của phẩm chất con người và tính cách với những thứ khác như con vật hay đối tượng. Truyền cho thương hiệu của bạn các yếu tố của thuyết này là một cách tốt để xây dựng đặc điểm nhận dạng cho thương hiệu của bạn.

thiet-ke-web-xay-dung-thuong-hieu-2Hãy xem biểu tượng của ứng dụng Finder trong Mac OS X. Đó là một hình vuông màu xanh với mặt cười rất đặc biệt vẽ bởi một vài đường màu đen.  Nó đại diện cho trình duyệt file, nhưng bằng cách đưa ra các đặc tính con người, người thiết kế mang cho nó một tâm hồn.

Con chim nhỏ màu xanh của Twitter là mình chứng rất hiệu quả cho điều này; tất cả các website hay phương tiện truyền thông  mà các fan hâm mộ Twitter tạo tính năng riêng của họ đều là biến thể của nó. Họ có thể muốn nó hơi khác một chút nhưng vẫn có thể nhận biết ngay là biểu tượng của Twitter.

thiet-ke-web-xay-dung-thuong-hieu-3

3. Cảm xúc

Cảm xúc là một yếu tố cần xem xét khi xây dựng thương hiệu của bạn. Những cảm giác và cảm xúc nào bạn muốn người dùng trải nghiệm khi họ truy cập trang web của bạn? Sắp xếp những gì mà bạn muốn chúng liên kết tới thương hiệu của bạn?

Việc thiết kế trang web của bạn không nên hoàn toàn chỉ làm theo các xu hướng thiết kế mới nhất, nó nên được quyết định về cảm xúc và ý tưởng mà bạn muốn thương hiệu của bạn thể hiện trong dự án, và sau đó thiết kế sẽ chỉ phải làm điều đó.

Studio 7 Designes dùng màu sắc rực rỡ và các hình ảnh đẹp tạo một hình ảnh thương hiệu sôi động, đa dạng, rất phù hợp với một công ty thiết kế:

thiet-ke-web-xay-dung-thuong-hieu-4

4. Tính nhất quán

Để xây dựng một thương hiệu thành công bạn cần làm nó  trở nên dễ nhớ. Bạn đã làm gì để mọi người nhớ đến nó? Bạn nhắc lại chúng một cách liên tục.

Tính nhất quán trong suốt các thiết kế web của bạn được xây dựng trên sự lựa chọn những cái bạn đã thực hiện trước đó liên quan đến các tính cách của thương hiệu và gợi lên sự liên kết cảm xúc. Giữ tính nhất quán về màu sắc, hình ảnh và font chữ trong toàn bộ trang web để đảm bảo trang web của bạn mang một hình ảnh thống nhất.

Tính nhất quán của Skype là tích hợp các yếu tố thương hiệu của họ xuyên suốt các phương tiện truyền thông tiếp thị của họ, kể cả trên website như là: màu xanh, đám mây trắng 2D ở trên cùng và cầu vồng sặc sỡ:

thiet-ke-web-xay-dung-thuong-hieu-5

5. Dùng lại mã và hình ảnh

Giao diện và hình ảnh nhất quán cho phép bạn sử dụng lại nhiều hơn nội dung của mình như là stylesheet và hình ảnh. Điều đó có nghĩa là website của bạn sẽ được tải nhanh hơn và người dùng không cần download quá nhiều thứ - những hình ảnh và CSS đã được lưu vào bộ đệm (cache).

Trang Apple .com tích hợp rất nhiều logo của họ trên thanh định hướng, đưa các thương hiệu của họ vào các trang web.

thiet-ke-web-xay-dung-thuong-hieu-6

6. Kích thước và vị trí của logo

Vị trí thường được chấp nhận khi đặt logo của bạn trên website là góc trái phía trên của trang. Vị trí này là nơi phần lớn mọi người sẽ nhìn khi mở site của bạn và nó cũng thường được dùng để đặt link quay lại trang chủ. Nhưng vị trí chỉ là một yếu tố, kích thước là rất quan trọng. Phải đảm bảo rằng logo của bạn đủ lớn ở vị trí thứ hai hay thứ ba mà mọi người sẽ nhớ khi vào trang của bạn

UX Booth có logo to và đẹp ở góc trên bên trái của trang, đây là điều đầu tiên bạn sẽ nhớ khi vào site.

thiet-ke-web-xay-dung-thuong-hieu-7

7. Gợi ý có ích

Khi người dùng vào thăm website của bạn lần đầu tiên, họ sẽ mất vài giây đầu để định hướng cho chính họ. Liệu đây có đúng là site họ cần? Nó trông có thú vị không? Nó về cái gì? Để trả lời các câu hỏi trên, bạn nên cung cấp các gợi ý có giá trị một cách ngắn gọn và rõ ràng cho khách hàng.

Gợi ý này nên là một câu ngắn gọn tại vị trí nổi bật trên website. Nó có thể ở vị trí ngay cạnh logo để khi một khách mới đọc tiêu đề của site họ có thể theo dõi luôn các gợi ý đó.

Trong một vài từ giải thích chính xác những lợi ích nào website của bạn cung cấp cho người dùng, để họ biết không chỉ trang web của bạn về cái gì mà còn tại sao họ nên truy cập tiếp nó.

Rob Sartain's Prime Cut Design có một gợi ý có ích rất hay ở header của trang. Nó rất dễ thấy, ngắn gọn và rõ ràng và bao gồm cho cả hai câu hỏi "cái gì" và "tại sao".

thiet-ke-web-xay-dung-thuong-hieu-8

Website của ReportBox có vị trí gợi ý rõ ràng bên dưới logo và thanh định hướng. Font chữ to đảm bảo đó là nơi người dùng sẽ đọc đầu tiên.

thiet-ke-web-xay-dung-thuong-hieu-9

8. Giọng điệu

Ngôn ngữ bạn dùng trên website của mình cần nhấn mạnh vào các đặc trưng và tính cách thương hiệu của bạn. Nếu thương hiệu của bạn mang tính chất thân thiện, khiêm tốn, chân thành, công chúng mục tiêu của bạn là giới trẻ, có hiểu biết về kỹ thuật, thì giọng điệu vui vẻ và không quá nghiêm túc có thể rất tốt cho bạn.

Một cách khác, nếu bạn đang xây dựng website cho một ngân hàng thì giọng điệu phải rất nghiêm túc.

Nó không chỉ là những gì bạn nói – mà nó là bạn nói như thế nào. Bạn có thể nói cùng một điều nhưng bằng giọng khác nhau và nhận được cùng một ý nghĩa trên, nhưng tùy tính cách mà giọng điệu sẽ khác nhau, nên chọn một giọng điệu phù hợp với đặc điểm thương hiệu của công chúng mục tiêu của bạn.

Matt là một ứng dụng web đơn giản giúp bạn sử dụng nhiều tài khoản Twitter, các hình vẽ tay và giọng điệu thân thiện phù hợp với giới trẻ và có hiểu biết về kỹ thuật:

thiet-ke-web-xay-dung-thuong-hieu-10

Website của 37signal lại mang một phong cách nghiêm túc hơn, giọng điệu đơn giản và rõ ràng giúp họ hướng tới công chúng mục tiêu là dân business:

thiet-ke-web-xay-dung-thuong-hieu-11

9. Tính duy nhất

Có các yếu tố trên sẽ chỉ giúp bạn đi xa hơn một chút, bởi vì còn một yếu tố cực kỳ quan trọng khi xây dựng thương hiệu là Tính duy nhất.

Nếu website của bạn trông giống của đối thủ, thì điều đó liệu có gây ấn tượng cho khách hàng? Bằng cách nào khách hàng tiềm năng của bạn phân biệt được sự khác nhau giữa hai cái? Bằng cách nỗ lực sáng tạo ra giao diện mang tính duy nhất, bạn không chỉ tạo ra sự nổi bật so với đối thủ mà còn làm bạn trở nên đáng ghi nhớ, điều đó có nghĩa bạn có cơ hội tốt hơn để khách hàng quay trở lại website của bạn nhiều lần.

Website của Carbonica có đặc điểm là dùng các hình minh họa về giấy và vải dệt dùng lại được vẽ tay theo phong cách cắt bỏ. Hình ảnh thân thiện với trái đất này giúp quảng bá hình ảnh bền vững mà Carbonica phấn đấu đạt được và nó đủ tạo khác biệt để ghi nhớ:

thiet-ke-web-xay-dung-thuong-hieu-12

Tổng kết

Xây dựng một thương hiệu mạnh là rất quan trọng không chỉ cho một tập đoàn lớn mà còn cho các các công ty nhỏ, thậm chí là cá nhân. Xây dựng thương hiệu giúp chúng ta trở nên khác biệt trong thời buổi cạnh tranh và nhanh chóng đánh giá được chất lượng.

Website là một nền tảng tuyệt vời để xây dựng thương hiệu , vì vậy điều quan trọng là không bỏ qua việc xây dựng thương hiệu khi thiết kế web của bạn. Hãy chắc chắn là đã sử dụng tất cả các kỹ thuật khác nhau để làm cho thương hiệu của bạn mạnh mẽ và hiệu quả.

- Bài viết trên TimeUniversal's blog -

(Đặng Quân -

Theo Timeuniversal/ webdesignerdepot )

Share:

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Lịch sử phát triễn Logo của các thương hiệu xe hơi (Kỳ 2)

logo-mazdaMazda

Biểu tượng hiện nay của Mazda ra đời chưa đầy 10 năm. Trong suốt lịch sử phát triển không hề suôn sẻ gần 90 năm qua, Mazda đã nhiều lần thay đổi lại logo để phù hợp với từng giai đoạn khác nhau.

Mazda Motors có nguồn gốc từ Toyo Cork Kogyo Co., Ltd, một công ty nhỏ do Jujiro Matsuda thành lập vào năm 1920, tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Lúc đó Toyo Cork Kogyo chủ yếu chế tạo các thiết bị máy móc.Vào năm 1927, Jujiro Matsuda đã đến nước ngoài và công ty bắt đầu việc sản xuất những dụng cụ, những chiếc xe 3 bánh và sau đó năm 1929 công ty sản xuất động cơ ôtô đầu tiên, và năm 1931, xuất khẩu 30 chiếc xe chở hàng 3 bánh vào thị trường Trung Quốc.

Năm 1934, Jujiro Matsuda đổi tên công ty thành Mazda Motor. Có người cho rằng từ Mazda được lấy từ tên của Matsuda, tượng trưng cho niềm tự hào của người sáng lập ra nó.

Vào năm 1936 logo chữ cái M có dạng cong được đặt ra bởi hình tượng của thành phố Hiroshima, Mazda sản xuất những chiếc sedan đầu tiên vào năm 1940, nhưng phải ngừng lại do chiến tranh thế giới lần thứ 2. Ngày 6/8/1945, quả bom nguyên tử do Mỹ ném xuống phá huỷ toàn bộ thành phố Hiroshima, trong đó có nhà máy của Mazda Motors.

Năm 1959, Mazda trở lại sau quá trình tái thiết, và việc đầu tiên là biểu tượng của hãng được thay đổi. Năm 1975, để thống nhất các sản phẩm của hãng trên toàn thế giới, Mazda thiết kế biểu tượng mới với chữ Mazda được thể hiện theo phong cách mà chúng ta vẫn thấy ngày nay. Từ năm 1991 - 1992 Logo của Mazda tượng trưng cho một đôi cánh, mặt trời và một vòng ánh sáng. (Tham khảo Vnexpress)

car-logo-mazda

Nguồn: Mazda [wikipedia] và Mazda Brand Evolution

Năm 1997, tức là 5 năm sau, nhà thiết kế hình ảnh nổi tiếng trên thế giới, Rei Yoshimara được thuê để Thiết kế Logo cho các sản phẩm ôtô mang thương hiệu Mazda trên toàn cầu. Logo là hình ảnh cánh chim sải dài, tượng trưng cho tốc độ, sự linh hoạt, sức mạnh và ổn định. Việc kết hợp giữa đôi cánh đang bay lượn và quỹ đạo của nó (đường tròn bao quanh) là thông điệp mà Mazda muốn gửi tới khách hàng: Như cánh chim không mỏi, Mazda vẫn đang bay để vươn cao hơn, xa hơn trên con đường chinh phục những đỉnh cao mà Matsuda hằng ao ước.

Mercedes-Benz

Chúng ta vẫn thường bắt gặp những chiếc ôtô sang trọng mang trên mũi xe biểu tượng hình ngôi sao 3 cánh hiên ngang. Hẳn cũng không ít người có những ấn tượng hết sức mạnh mẽ về nét thẩm mỹ mà logo đó mang lại. Đơn giản, thanh thoát, mang tính đối xứng cao và rất dễ nhớ, biểu tượng đó tự nó đã làm tròn vai trò là hình ảnh, là lời giới thiệu trân trọng nhất đến cộng đồng của một trong những hãng xe hơi danh tiếng trên thế giới, Mercedes-Benz.

car-logo-mercedes-benz

Nguồn: Mercedez-Benz UK

Trở về lịch sử với những năm cuối thế kỷ 19, khi gửi cho người vợ thân yêu tấm bưu thiếp mang hình ngôi sao bao quanh ngôi nhà mà hai người sinh sống, Gottlieb Daimler, người đồng sáng lập nên hãng Mercedes-Benz, đã ghi vào đó dòng chữ "một ngày nào đó, ngôi sao này sẽ toả sáng sự nghiệp của anh". Và mọi chuyện đã đến đúng như những gì ông hy vọng. Năm 1909, hai người con trai của Gottlieb Daimler đã thiết kế logo mang hình ảnh ngôi sao 3 cánh cho công ty của cha mình, Daimler - Motoren - Gesellschaft.

emil-mercedes-jellinek

Cái tên "Mercedes" xuất hiện vào khoảng năm 1900. Một doanh nhân giàu có người Châu Âu và là người đam mê trường đua được gọi là Emil Jellinek đã bắt đầu việc bán những chiếc xe của Daimler. Anh ta muốn chiếc xe chạy nhanh hơn và chỉ rõ động cơ mới được thiết kế bởi Maybach và được đặt theo tên hiệu của cháu gái 10 tuổi của anh ta, Mercédès hay theo tiếng Tây Ban Nha là "Mercy"

Năm 1916, logo của Daimler - Motoren - Gesellschaft được thiết kế lại, bổ sung thêm 4 ngôi sao nhỏ và dòng chữ Mercedes, tất cả đặt trong một hình tròn và 4 ngôi sao nhỏ nằm trên 4 tiếp tuyến của một hình tròn khác. Năm 1923, logo này chính thức được đăng ký bản quyền thương mại. Tuy nhiên, tài liệu về ý nghĩa của logo, về việc đặt 4 ngôi sao nhỏ chia đều thành các góc 40 độ gần như không còn. Trên thực tế, logo này chỉ tồn tại được 3 năm, trước khi Daimler - Motoren - Gesellschaft và Benz&Cie sáp nhập.

Để có thể vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng những năm 20 của thế kỷ trước, Daimler - Motoren - Gesellschaft và Benz&Cie sáp nhập thành công ty Daimler - Benz AG (AG viết tắt của Aktiengesellschaft) chuyên sản xuất ôtô. Logo của Daimler - Benz AG được thiết kế bằng cách kết hợp những đặc điểm nổi bật của hai logo Daimler - Motoren - Gesellschaft và logo Benz&Cie . Hình ngôi sao 3 cánh được giữ nguyên, tên của Mercedes và Benz được ghi ở trên đỉnh và đáy của hình tròn, hai cành lá đặc trưng của logo Benz&Cie và hình tròn màu đỏ máu của logo Daimler - Motoren - Gesellschaft không thay đổi. Năm 1926, Daimler - Benz AG đăng ký bản quyền thương mại và sau khi đổi tên công ty thành Mercedes - Benz, họ vẫn dùng logo này cho đến tận những năm 1990.

Năm 1996, Mercedes - Benz thiết kế lại logo sao đơn giản hơn, từ bỏ kiểu thiết kế hình ảnh kết hợp với tên công ty từ những năm 1920. Logo của Mercedes giờ đây chỉ còn hình ngôi sao 3 cánh nội tiếp trong một đường tròn. Trải qua gần 100 năm, ngôi sao 3 cánh đó vẫn tượng trưng cho những khát khao chinh phục của Gottlieb Daimler.

Mitsubishi

car-logo-mitsubishi

Nguồn: Mitsubishi

Năm 1854 thời kì phong kiến Nhật Bản, Yataro Iwasaki, con trai của một gia đình nông dân tỉnh lẻ mà ông cố đã bán bức tượng samurai của dòng họ để giải quyết nợ nần, đã bắt đầu sự nghịêp của mình trong một hoàn cảnh vô cùng tréo ngoe: anh bị gọi về nhà năm 19 tuổi khi cha của anh bị thương trong một cuộc đụng độ với trưởng làng. Iwasaki đã yêu cầu quan toà địa phương giải quyết vụ kiện của mình và, khi bị từ chối, đã tố cáo viên quan tội tham nhũng. Ngay lập tức Iwasaki bị bỏ tù trong 7 tháng.

yataro-iwasakiMãi tới năm 1868: khi Iwasaki đang phục vụ cho gia tộc Tosa thì cuộc cải cách Minh Trị đã đập tan chế độ phong kiến ở Nhật. Nhờ đó mà anh ta đã giành được Tsukumo Shokai, một công ty chuyên kinh doanh tàu biển của gia tộc Tosa và vào năm 1873 đổi tên nó thành Mitsubishi.

Đó là thế hệ thứ tư của dòng học Iwasaki, Kayota Iwasaki, người đã biến Mitsubishi thành một tập đoàn khổng lồ bao gồm cả công ty sản xuất xe máy, Mitsubishi Motors.

Cái tên Mitsubishi là kết hợp giữa 2 từ "mitsu" có nghĩa là ba và "hishi" có nghĩa là hạt dẻ (trong Tiếng Nhật có nghĩa là hình thoi hay hình kim cương). Bản dịch chính thức của tên Mitsubishi là "ba viên kim cương".

Biểu tượng của Mitsubishi chính là sự kết hợp giữa gia huy của dòng họ Iwasaki, ba viên kim cương xếp lại với nhau và biểu tượng ba chiếc lá của gia tộc Tosan.

Peugeot

Sự khởi đầu của Peugeot là vào năm 1812 tại Montbeliard nước Pháp, khi đó hai anh em Jean-Pierre và Jean-Frédéric Peugeot đã chuyển những cối xay gió sang nhà máy cán thép. Những sản phẩm đầu tiên của họ là thép cuốn để sản xuất lưỡi cưa và lò xo đồng hồ, hay là những que thép hình trụ. Trong nhiều thập kỷ, gia đình Peugeot chủ yếu sản xuất kinh doanh các mặt hàng kim loại thiết bị máy móc, váy phồng (giành cho các quí tộc xưa), ô dù, bánh lái, bàn là, máy may, các vật dùng nhà bếp và xe đạp (năm 1885).

car-logo-peugeot

Source: Peugeot Fan Club

Quả thật con đường mà Peugeot tiến vào lĩnh vực kinh doanh ô tô chính là bắt đầu từ xe đạp. Vào thời điểm đó công ty Peugeot là một trong những nhà sản xuất xe đạp lớn nhất ở Pháp. Vào năm 1889, Armand Peugeot chế tạo ra chiếc xe năng lượng hơi nước đầu tiên. Một năm sau, sau cuộc họp với Gottlieb Daimler, Armand Peugeot từ bỏ năng lượng hơi nước và chuyển sang động cơ đốt trong chạy bằng năng lượng gas.

Logo "sư tử" Peugeot được thiết kế bởi thợ kim hoàn và điêu khắc Justin Blazer vào năm 1847 dựa trên lá cờ của  Région Franche-Comté. Nó được đính lên các sản phẩm vật dụng nhà bếp của Peugeot để biểu thị cho chất lượng thép của Peugeot. Armand phải mất 14 năm để thuyết phục gia đình tin rằng xe hơi có thể mang lại nhiều lợi nhuận. Và sau đó họ đã cho phép anh ta sử dụng logo sư tử Peugeot (Nguồn: Independent )

Bây giờ có lẽ bạn không lái chiếc Peugeot nhưng tôi cá là bạn đã từng sử dụng phát mình của Peugeot vào năm 1842 đó là cối xay tiêu. Cơ chế của nó đáng tin cậy đến nỗi nó được duy trì hầu như không đổi cho tới ngày nay.

Renault

Louis Renault chế tạo chiếc xe hơi đầu tiên ở sân sau nhà mình khi ông 21 tuổi. Không lâu sau ông nhận được những hóa đơn đặt hàng xe hơi. Năm 1898, Louis cùng với các anh em trai và bạn bè     của mình mở công ty Société Renault Frères tại Boulogne-Billancourt nước Pháp.

car-logo-renault

Source: Renault

Logo đầu tiên của Renault được thiết kế vào năm 1900 phác họa những chữ cái đầu tiên tên của anh em nhà Renault: Louis, Ferdinand và Marcel. Vào năm 1906 logo được thay đổi thành hình phần đầu trước của xe bao xung quanh cái bánh răng.

renault-ft-17-tank

(Renault FT-17 Tank, Source: The National Archives )

Trong suốt chiến tranh thế giới thứ nhất, Renault sản xuất xe tăng hạng nhẹ cho các nước đồng minh, gọi là Renault FT-17. Nó nổi tiếng đến nỗi sau chiến tranh Renault đã đổi logo của mình thành hình xe tăng. Hình khối kim cương ra đời vào năm 1925 và được duy trì cho tới ngày nay. Logo hiện đại của Renault được tạo ra vào năm 1972 bởi Victor Vasarely, cha đẻ của nghệ thuật ảo thị.

Saab

Nếu bạn đã từng biết về ngành thương mại xe hơi Saab, hẳn nhiên bạn cũng muốn biết công ty này đã được sinh ra từ những chiếc máy bay phản lực. Bạn không biết nó xuất phát từ phong cách phẳng lặng của xe hơi nhưng về phương diện lịch sử điều này là chính xác: Vào năm 1937, một công ty hàng không có tên là Svenska Aeroplan Aktiebolaget ("Công ty TNHH Hàng không Thủy Điển" hoặc đơn giản là SAAB) đã được thành lập để đáp ứng nhu cầu cơ bản của Lực Lượng Hàng không Thụy Điển.

Khi Chiến tranh Thế giới II kết thúc, công ty máy bay SAAB đã bắt đầu sản xuất xe hơi để đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh của họ. Chiếc xe hơi đầu tiên được làm là mẫu đầu tiên được gọi là Saab 92001 hoặc là ursaab (có nghĩa là nguyên thủy của Saab) vào năm 1946. Nó được lái thử gần 330,000 dặm (530,000 km) một cách tuyệt đối bí mật, thường những con đường rừng lầy lội và chật hẹp vào những buổi sáng sớm hoặc về đêm.

Vào năm 1947, Công ty xe hơi Saab được sát nhập. Xe hơi đầu tiên của công ty là Saab 92, được gọi như vậy vì nó đơn giản là công trình thiết kế thứ 92 của công ty (cái 91 trước đó toàn bộ là máy bay).

Lô gô Quái vật Sư Tử đầu chim, nét đặc trưng chính là cái đầu của con thú trong thần thoại, nó có thân mình là 1 con Sư Tử và cái đầu cùng đôi cánh của Đại bàng, đến từ Vadis – Scania, 1 nhà sản xuất xe tải đã kết hợp với công ty (hàng không) SAAB. Quái vật Sư Tử đầu chim là huy hiệu của tỉnh Scania.

Vào năm 2000, Công ty xe hơi Saab được mua lại bởi General Motor và vì vậy không có bất cứ sự liên hệ nào với SAAB ngoại trừ lịch sử của nó và những điều tương tự về logo nữa.

car-logo-saab-1
car-logo-saab-2

Nguồn: The Saab Brand , Saab History

Volkswagen

Bạn không biết nó bắt đầu từ trang web của công ty nhưng Volkswagen (Tiếng Đức có nghĩa là " Xe hơi của ngườ i") có thể bắt nguồn từ lịch sử của nó chính xác từ tên độc tài phát xít của Chiến tranh thế giới II: Adolf Hitler.

car-logo-Volkswagen

Nguồn: TheSamba

Đây là phiên bản ngắn về câu chuyện đó: Sau Chiến tranh Thế giới I, kinh tế Đức suy thoái nghiêm trọng và những chiếc xe hơi có giá thành cao hơn mức mọi người có thể mua được. Khi Hitler vận động tranh cử và trở thành thủ tướng, ông ta đã cho thấy rằng vào năm 1933 Buổi trình diễn xe hơi Berlin là ý tưởng của ông ta để tạo ra 1 chiếc xe mới có thể mua được.

Vào cùng thời gian này, Ferdinand Porsche (gọi tắt là Porsche) cũng đang thiết kế 1 chiếc nhìn kỳ cục nhưng giá không mắc (cái này sau đó có biệt danh là Con bọ Volkswagen). Porsche đã tình cờ gặp Hitler vào năm 1934, ông ta đã yêu cầu rằng xe ô tô phải có những điểm đặc biệt sau: Nó cần đạt đến tốc độ 100km/h (62mph), sự tiêu thụ chất đốt là 42mpg và chứa được 2 người lớn và 3 trẻ em. Ông ta cho rằng xe hơi cần giống như 1 Maikaefer – 1 con bọ May và thậm chí đã đem cho Porsche 1 bản phác họa thiết kế cơ bản. Porsche đã hứa sẽ thực hiện bản thiết kế đó với những chiếc xe hơi nguyên mẫu được sản xuất bởi Daimler – Benz.

Vào năm 1937, chiếc Gesellschaft zur Vorbereitung des Deutschen Volkswagens mbH đã ra đời (1 năm sau nó đã phổ biến với Volkswagenwerk GmbH). Vào năm 1938, Hitler đã mở 1 nhà xưởng sản xuất Volkswagen có nguồn công quỹ của Quốc Gia , nơi đây đã sản xuất ra chiếc KdF – wagen ( kraft durch freude , có nghĩa là " strength through joy "). Thực chất 1 vài cái đã được xây dựng, để thay thế, phân xưởng (việc thuê mướn nhân viên đã thúc đẩy lao động) sản xuất cốt cho nhiều xe hơi quân sự chứ không quan tâm đến chất lượng, dựa trên khung gầm tương tự: the Kubelwagen, Schwimmwagen, và Kommandeurwagen.

kubelwagen-schwimmwagen

Sau đó, nó được phát hiện rằng Hitler đã có điều này trong ý tưởng 1 thời gian dài. Ông ta đã thêm 1 điều đặc biệt bí mật vào thiết kế của Porsche: xe hơi có thể chở được 3 người đàn ông, 1 cây sung máy và đạn dược.

Sau khi Đức bị thất bại trong Chiến tranh Thế giới II, người Anh đã kế tục phân xưởng Volkswagen và KdF – Wagen và được đổi tên thành Beetle. Sau đó, người Anh đã kiếm người để điều khiển hoạt động của công ty – đầu tiên họ yêu cầu Công ty mô tô Ford, sau là đến Chính phủ Pháp, những nhà sản xuất xe hơi người Anh khác và cuối cùng là Fiat. Toàn bộ đã bác bỏ "lời đề nghị giúp đỡ miễn phí" này vì họ nghĩ rằng thiết kế của Beetle là tầm thường và công ty sẽ bị thất thoát tiền. (Theo nguồn: The Auto Channel ).

Vì vậy, người Anh đã chuyển công ty Volkswagen về lại cho Chính phủ Đức với sự kỳ vọng. Sau thời gian đó, lượng xe được bán là 21 triệu chiếc, chiếc Beetle Volkswagen thậm chí trở thành 1 trong những chiếc xe hơi bán chạy nhất trên thế giới.

Logo VW của nó được cho là thiết kế của Franz Xavier Reimspiess, 1 nhân viên của Porsche, trong suốt cuộc thi thiết kế logo văn phòng. Anh ta đã được trả 1 khoản tiền công nhận 1 lần là 100 Reichsmarks (khoảng 400 $).

(Thùy Châu, Minh Trang -

Tổng hợp và dịch từ Neatorama)

Share:

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Sáng tạo nghệ thuật trong logo Google

Chắc ở trời Tây, Google không ngờ rằng tên tuổi của mình đã đi vào thơ của dân gian thời hiện đại, với nhiều dị bản, mà ví dụ đây là một bằng chứng: Cái gì nghĩ mãi không ra/ lên internet mà tra Google.

google-logo

Hôm rồi có dịp đọc cuốn sách Google - câu chuyện thần kỳ (David Vise và Mark Malseed - bản tiếng Việt do Alphabooks và NXB Tri thức xuất bản) rồi nhìn vào những biến thể của logo Google qua các dịp này dịp kia, mới hiểu sao Google có thể "bành trướng" đến vậy.

Sáng tạo không ngừng có lẽ là phương châm hành động của Google. Hãy nhìn vào logo của Google mà xem, không phải lúc nào cũng chết dí một kiểu. Hoặc là hoa lá cỏ cây, hoặc là các con vật, hoặc là những bức tranh, các hình khối, hoặc là các kiểu chữ… nhìn rất gần gũi và nghệ thuật.

Sự sáng tạo ấy không là một sự sáng tạo bừa bãi, mà bám rất sát với những gì diễn ra ở cuộc đời, từ tiết trời xuân hạ thu đông, cho đến những dịp lễ tết, lẫn những ngày kỉ niệm liên quan đến các danh nhân… Như thể, điều Google muốn nói : chẳng có gì trong cuộc đời này bị Google lãng quên.

Sáng tạo trong logo Google

Để nhớ nhà sinh vật học Charles Robert Darwin

Sáng tạo trong logo Google

Thám tử Sherlock Holmes của nhà văn Conan Doyle

Sáng tạo trong logo Google

và... bức tranh Tiếng thét của danh họa Edvard Munch

Cũng có lẽ vậy, mà nhiều bài báo vì lý do này kia đã từng được đăng trên mạng sau đó lại bị xóa đi. Nhưng Google vẫn có cách lưu lại vết tích.

Chính thế, nên Google cũng không lặp lại chính mình dù thời gian có là sự lặp lại. Hình ảnh Google "Ngày của cha" năm nay không đụng hàng với hình ảnh của những năm trước. Cũng là Halloween nhưng "ma quỷ" xuất hiện trên logo của Google mỗi mùa cũng mỗi khác. Hình ảnh Google không lặp lại cũng như sự tìm kiếm của Google là không bị trùng lặp kết quả.

Sáng tạo trong logo Google

Từ sinh nhật của Google lần thứ 10

Sáng tạo trong logo Google

đến hình ảnh của mùa xuân

Sáng tạo trong logo Google

nhắc nhớ đến Ngày trái đất

Sáng tạo trong logo Google

Ngày của Cha

Sáng tạo trong logo Google

Lễ Halloween

Sáng tạo trong logo Google

Mừng năm mới

Sáng tạo trong logo Google

Chào đón Thế vận hội

Sáng tạo trong logo Google

Ngày tình yêu

Tò mò quá về Google, bèn thay vì lật lại tập sách đã đọc, ngồi vào máy google cụm từ: "Google ra đời như thế nào?" mới thấy ngạc nhiên với tuổi đời của Google còn rất ư non trẻ, khai sinh ngày 7-9-1998. Và liên tục 10 năm sau, từ 1999 đến 2009, những logo của Google ngập tràn sáng tạo cũng từ đó sinh sôi nảy nở.

Khuôn khổ một bài viết, không thể ôm đồm tất cả các logo của Google, hãy để bạn tự làm một phép Google với từ khóa là Google logo thử xem. Tương tự, thử tìm kiếm hình ảnh của những logo Yahoo!, và những công cụ tìm kiếm trong và ngoài nước khác, xem ai sáng tạo đến mức nào.

Giờ thì thử dành ít phút, đoán xem, Google đang muốn gợi nhắc đến chuyện gì với những logo này?

Sáng tạo trong logo Google
Sáng tạo trong logo Google
Sáng tạo trong logo Google
Sáng tạo trong logo Google
Sáng tạo trong logo Google
Sáng tạo trong logo Google
Sáng tạo trong logo Google
Sáng tạo trong logo Google

Bạn có thể xem thêm Holiday Logo của Google tại đây

2009 2008 , 2007 , 2006 , 2005 , 2004 , 2003 , 2002 , 2001 , 2000 , 1999 .

(Đặng Quân -

Theo Tuổi Trẻ, Google)

Share:

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

Những câu slogan hay nhất mọi thời đại

slogan-hayCác chuyên gia cho rằng cách tốt nhất để thành công trong một thị trường gần như bão hòa hiện nay là cố gắng định vị sản phẩm và sống với định vị đó càng lâu càng tốt. Và slogan được coi là chìa khóa để mở cánh cửa thành công.

Dưới đây là những câu slogan (khẩu hiệu) được cho là hay nhất mọi thời đại:

- Be all you can be. US Army - Hãy là tất cả những gì bạn muốn.

- Friend dont't let friend drink and drive. US Department of transportation - Bạn tốt không để bạn mình say và phải cầm lái.

- Good to the last drop! MaxWell House - Thơm ngon đến giọt cuối cùng.

- Got Milk? American Dairy Association - Bạn đã uống sữa chưa?

- Tastes great...Less filling. Miller Brewing Company - Hương vị tuyệt hảo... Không no hơi.

- Have it your way. Burger King - Thưởng thức theo cách của bạn.

- I LOVE NEW YORK. New York State Division of Tourism - Tôi yêu New York.

- Imagination at work. General Electric Co. - Trí tưởng tượng trong công việc bay cao.

- It's everywhere you want to be. Visa - Bất cứ nơi nào bạn đến.

- It takes a lickin' and keeps on tickin! Timex - Cứ đều đặn tích tắc đúng giờ.

- Just do it. Nike - Cứ làm đi

- Look ma, no cavities. Crest - Mẹ ơi nhìn kìa, không sâu răng.

- Raising the bar. Cingular - Cao và cao hơn nữa.

- They're Gr-r-reat! Kellogg Frosted Flakes - Ngon tuyệt.

- We deliver for you! United States Protal Service - Chúng tôi chuyên trách việc giao hàng.

- We try harder. Avis - Chúng tôi luôn cố gắng hơn.

- What happens here, stay here. Las Vegas Convention & Visitors Authority - Đến đây, ở lại đây.

- When you care enough to send the very best. Hallmark - Khi bạn thật sự quan tâm gửi đi những điều tốt đẹp nhất.

- You can do it. We can help. Home Depot - Bạn có thể làm điều đó, và chúng tôi có thể giúp.

- You're in good hands. Allstate - Bạn đang chọn đúng người phục vụ.

Kinh nghiệm cho thấy cách tốt nhất để thành công trong một thị trường hàng hóa gần như là bão hòa hiện nay là cố gắng định vị sản phẩm và sống với định vị đó càng lâu càng tốt.

"Để ngày càng thành công hơn, bạn phải tập trung vào một nhóm khách hàng cụ thể. Nếu tính về số lượng, có thể nhóm khàng hàng mục tiêu không phải là tổng thể thị trường. Tuy nhiên, trước tiên bạn phải chắc là thương hiệu của mình thực sự đặc biệt đối với nhóm khách hàng mục tiêu đó", theo lời của Barry Crossland, Giám Đốc Marketing của Nestle.

Có thể định vị một sản phẩm là rất khó, nhưng thay đổi một định vị hiện hữu cũng không dễ dàng chút nào, có thể nói là rất khó khăn để thay đổi một hình ảnh tiêu cực về sản phẩm. Sear cố gắng thay đổi hình ảnh thương hiệu cũng như gia tăng lợi nhuận năm 1974 bằng cách tăng giá hàng may mặc nữ. Doanh thu giảm hẳn 28% và Sears phải từ bỏ dự án này.

Một ví dụ khác về Black & Decker. Mặc dù công ty luôn thành công với những sản phẩm mới tung ra thị trường, công ty vẫn phải đối mặt với vấn đề về hình ảnh công ty. Bạn có thể nghe phản hồi của một người tiêu dùng dụng cụ máy cầm tay như "Công ty này đã từng rất tốt. Nhưng bây giờ nó sản xuất thêm cả máy rang bắp và máy nướng bánh mì", Ellen Foreman, Giám đốc Quảng Cáo và Truyền Thông của Black & Decker đã chia sẻ như vậy.

Dĩ nhiên, thành công của một định vị đôi không phụ thuộc vào vấn đề thời điểm. Năm 1998, Procter & Gamber tung ra thị trường thành công loại tả giấy Luvs dành cho bé trai và bé gái. Thật ra ý tưởng định vị tả giấy dựa vào giới tính trước đó đã được thử nghiệm bởi Scott Paper vào những năm 1970 nhưng chỉ dành được những thành công rất hạn chế.

Luôn phải khôn ngoan để không định vị sản phẩm theo phong trào hay những sự yêu thích nhất thời. Năm 1988, những sản phẩm trong suốt như bia, lăn khử mùi, dầu gội đầu, nước rửa chén và nước ngọt đã tràn vào thị trường như vũ bão. Người tiêu dùng lúc bấy giờ so sánh chất lượng sản phẩm với chuẩn tinh khiết, trong suốt, dịu nhẹ, hay thân thiện với môi trường. Bốn năm sau đó, sự yêu thích các sản phẩm trong suốt bắt đầu hêt thời. Người tiêu dùng bắt đầu ngại trả tiền cao hơn chỉ để có sản phẩm ít thành phần, nguyên liệu sản phẩm hơn. Theo báo cáo của Kathleen Deveny của tờ Wall Street Journal. Sản phẩm trong suốt đã chết.

Nếu bạn quyết định thay đổi định vị sản phẩm, hãy tiến hành thận trọng từng bước. Và bắt đầu bằng việc thay đổi bao bì sản phẩm.

Chuỗi cửa hàng Tim Hortons đối mặt với một vấn đề về định vị vài năm trước. Người tiêu dùng cho rằng cửa hàng chỉ bán bánh rán (trong khi cửa hàng có bán cả súp và bánh mì). Để giải quyết vấn đề, từ "bánh rán" đã được lấy ra khỏi tên cửa hàng để mọi người nhận thức về các sản phẩm khác ở cửa hàng.

Để tìm hiểu sâu thêm về chủ đề định vị, khuyến khích bạn tìm đọc cuốn Định vị, trận đấu trí não (Positioning: The battle for your mind), tác giả AI Ries và Jack Trout.

Khẩu hiệu sản phẩm là yếu tố thứ năm của định vị thành công. Như Andre Gide từng nói "Khẩu hiệu là những cuộc chiến khốc liệt nhằm mang mọi người đến gần nhau hơn". Một khẩu hiệu tốt có khả năng khuyến khích mọi người hành động.

Rất nhiều khẩu hiệu thất bại vì nó quá chung chung, không đủ khả năng định vị một sản phẩm. Sau đây là những ví dụ:

slogan-nike-just-do-it- Không gì có thể di chuyển bạn như Mercury Mercury - Nothing moves you like a Mercury.

- Thỉnh thoảng cũng nên phá lệ một chút Burger King - Somtimes you've gotta break the rules.

- Tôi yêu những gì bạn làm cho tôi, Toyota Toyota - I love what you do for me Toyota.

- Tinh thần mới của Dodge Dodge - The new spirit of Dodge.

- Được tạo ra cho cuộc đua của loài người Nissan - Built for the human race.

- Biết thêm về GeoGeo - Get to know Geo.

- Đơn thuần là cảm thấy tuyệt vời Marda - It just feels right.

- Nghệ thuật của du lịch Louis Vuitton - The art of travel.

- Nghệ thuật của viết lách Mont Blanc - The art of writting.

- Nghệ thuật của sự độc đáo Cartier - The art of being unique.

- Nghệ thuật của thời gian chính xác Ballantine's scotch - The art of perfect timing.

- Nghệ thuật của khoa học kỹ thuật Audi - The art of engineering.

- Mang tương lai đến gần bạn Ameritrust - Bringing the future to you.

- Vấn đề về hiệu suất Kodak - Performance that counts.

- Đam mê sự hoàn hảo Lufthansa - A passion to perfection.

- Nơi ý tưởng thành hiện thực Ricoh - Where imagination becomes reality.

- Vì hôm nay không phải là hôm qua Bankers Trust Co - Because today isn't yesterday.

- Hình ảnh của tương lai Anacomp - The image of the future.

Khẩu hiệu giúp bán tốt hơn những sản phẩm không đắt tiền, có chút ít yếu tố rủi ro và được mua theo kiểu bốc đồng. Khẩu hiệu tóm tắt sứ mệnh của công ty trong vài từ cô đọng và khắc vào tâm trí khách hàng một ý niệm đơn giản về sản phẩm. Khẩu hiệu cũng mang lại sự thống nhất khi sử dụng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. Khẩu hiệu mang tính sống còn trong phương diện chính trị.

Những khẩu hiệu tốt thường dễ được thuộc lòng, nghĩa là nó phải ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc. Như lời của Kevin Clancy, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành của công ty tư vấn Marketing Copernicus "Tạo ra một khẩu hiệu nghĩa là tìm ra hai hay ba từ hoặc cụm từ và ghi khắc nó vào tâm trí người tiêu dùng. Nếu bạn thành công, mọi người sẽ quyết định mua sản phẩm của bạn một cách vô thức và luôn bàn về sản phẩm với những người tiêu dùng khác".

Một khẩu hiệu tốt phải có khả năng đẩy sản phẩm gần hơn đến thành công. Khi nhà sản xuất nước giặt quần áo Wisk giới thiệu câu khẩu hiệu "Tẩy sạch vết dơ quanh cổ" (ring around the collar) lần đầu tiên, doanh số sản phẩm gấp ba lần ngay sau sự trợ lực đáng kể về mặt quảng cáo sản phẩm.

Intel tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành công nghệ thông tin bằng việc đầu tư 6% doanh thu cho quỹ phát triển khẩu hiệu Intel. Chiến lược quảng cáo bắt nguồn từ sản phẩm X386. Kể từ đó Intel bắt đầu dùng câu khẩu hiệu "Intel. The Computer inside" (sau này trở thành "Intel inside"). Gần như cùng thời gian này, IBM là nhà sản xuất máy vi tính đầu tiên dùng logo Intel trên sản phẩm của mình. Tính từ lúc bắt đầu tung ra chiến dịch, Intel hưởng lợi khoảng 11 tỷ đô la từ chiến dịch quảng cáo và câu khẩu hiệu nổi tiếng của mình.

Cần phải nhấn mạnh rằng một chiến dịch quảng cáo thành công duy trì cùng một khẩu hiệu, hình ảnh và cá tính thương hiệu một cách thống nhất qua nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ. Như Ron Kovas, Chủ tịch công ty quảng cáo J. Walter Thompson từng nói: "Một chiến lược quảng cáo đáng giá là chiến lược không có thay đổi đáng kể, mà chủ yếu xây dựng và củng cố giá trị và hình ảnh thương hiệu năm này qua năm khác". Ý tưởng "những thứ tốt hơn cho cuộc sống đẹp hơn" (better things for better living) của chiến dịch DuPont tồn tại sau 55 năm. "Sự lựa chọn của thế hệ mới" (Pepsi generation) của Pepsi tung ra năm 1963 và vẫn được dùng cho tới hôm nay. Khẩu hiệu của Hallmark "Khi bạn thật sự quan tâm gửi đi những điều tốt đẹp nhất" (When you care enough to send the very best) đã được dùng kể từ năm 1956.

Những chuyên gia cho đến nay vẫn phải thừa nhận nguyên nhân Winston mất thị phần vê tay Marlboro là sự thay đổi liên tục hình thức quảng cáo của mình. Winson thay đổi 5 câu khẩu hiệu trong vòng 10 năm, trong khi Marlboro tập trung vào đối tượng mục tiêu của mình, mày râu, và định câu khẩu hiệu theo hướng "vùng đất Marlboro" (Marlboro country).

1954: Vị Winston tuyệt hảo của thuốc lá (Winston takes good like a cigarette should).

1971: Winston và tôi (Winston and me).

1971: Ngon ghê chưa (how good is it).

1974: Nếu không phải là Winston thì chẳng nên hút nữa (if it wasn't for Winston, I wouldn't smoke).

1974: Có nhiều lý do để hút Winston (There's a lot of good...between Winston and shoudl).

1974: Tôi hút vì ngon (I smoke for taste).

1979: Màu đỏ lớn (Big red).

1979: Tốt nhất Mỹ (America's best).

1985: Đàn ông Mỹ (Men on America).

1985: Vị đích thực. Đàn ông đích thực (Real Taste. Real People).

1989: Vị chiến thắng (Winning taste).

Marlboro hiện vẫn là thương hiệu thuốc lá bán chạy nhất toàn cầu. Trong khi Winston ngày càng mất dần thị phần của mình.

Larry Light, Phó chủ tịch Tập đoàn McDonald từng nói "Sai lầm đáng sợ nhất là thương hiệu bị thay đổi cá tính hàng năm. Điều này sẽ dẫn đến một cá tính thương hiệu dị thường hoặc chẳng có cá tính nào cả".

(Trích cuốn sách "1.001 ý tưởng đột phá trong quảng cáo" do Công ty First News phát hành )

(Thanh Phương -

Theo Vnexpress)

Share:

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

Màu sắc - Phần quan trọng của thương hiệu cá nhân

mau-sac-thuong-hieu-ca-nhan

Là một nhà tiếp thị, bạn không thể bỏ qua tác động tâm lý học của màu sắc. Màu sắc là một trong những công cụ xây dựng thương hiệu để nhấn mạnh các thuộc tính của nó và tạo những kết nối cảm xúc với các nhóm người.

Tuy nhiên, màu sắc không chỉ dành cho các công ty kinh doanh hoặc các sản phẩm trên sạp hàng bán lẻ mà nó còn là một phần rất quan trọng của thương hiệu cá nhân .

Tất cả chúng ta đều có nhiều ý tưởng về màu sắc. Chúng ta lựa chọn màu sắc cho quần áo và những bức tường nhà. Nhưng bài báo này không chỉ nói về cách lựa chọn màu sắc để làm nổi bật dáng vẻ bề ngoài hay tạo một ấn tượng khó quên cho ngôi nhà của bạn mà nó còn nói về cách chọn lựa màu sắc phản ánh giá trị lời hứa thương hiệu giúp bạn có thể sử dụng phù hợp trong các công cụ tiếp thị của mình.

Để hiểu đúng và sâu hơn cách lựa chọn màu sắc cho thương hiệu, hãy nhìn xem các công ty lớn đã sử dụng màu như thế nào?

Khi nghe đến hai chữ "Big Blue," bạn nghĩ đến công ty nào? Tất nhiên là IBM .

IBM đã tối đa hóa mối quan hệ duy nhất của nó với màu xanh. Điều đó được thể hiện rõ nhất trên website của tập đoàn và màu xanh còn được sử dụng ở tất cả các buổi thuyết trình, trên các chất liệu tiếp thị, tên của nhiều sản phẩm, chương trình của nó như: Blue Gene, Deep Blue, and Extreme Blue. Mặc dù, màu xanh là màu logo phổ biến nhất ở các tập đoàn Mỹ nhưng khi nói đến nó, chúng ta thường liên tưởng đến màu xanh của IBM hơn bất kỳ thương hiệu nào khác.

Cũng giống như IBM, một số công ty khá kiên định trong việc sử dụng màu sắc để tạo một dấu ấn riêng trong trí nhớ người tiêu dùng. Home Depot, National Breast Cancer Foundation, UPS, Target chẳng hạn. Và thậm chí một số công ty đã thành công khi thực sự tạo ra một màu sắc cho riêng mình. Ví dụ như Tiffany đã đăng ký thương hiệu với biểu tượng là quả trứng màu xanh của chim cổ đỏ.

Trong khi IBM lựa chọn màu xanh dương phổ biến nhất thì UPS chọn một trong số những màu ít sử dụng nhất – màu nâu để giúp làm nổi bật vẻ bề ngoài của nhân viên. Những bộ đồng phục màu nâu và khẩu hiệu "màu nâu có thể mang gì đến cho bạn?" thực sự quan trọng và ảnh hưởng đến các yếu tố trong chiến lược xây dựng thương hiệu của công ty.

Màu sắc tạo sự khác biệt

Khả năng nhận dạng một công ty bằng màu sắc thương hiệu cho hiệu quả đáng ngạc nhiên. Khi bạn đứng ở bến đỗ xe buýt ngoài sân bay, chờ một người đại diện tổ chức ra đón bạn, bạn biết bạn đang tìm kiếm một nhân viên áo màu vàng (Hertz), đỏ (Avis), hoặc xanh (National). Và sẽ trở nên khó khăn hơn để nhận ra các nhân viên Budget (cam và xanh) và Alamo (vàng và xanh). Sự phối hợp nhiều màu sắc có thể khiến nhiều người cảm thấy rối mắt nhưng trường hợp như Google hay eBay lại ngoại lệ. Cả hai công ty đều có logo đến 4 màu, và những logo đa màu sắc đó dường như đã giúp họ khác biệt hẳn với các đối thủ cạnh tranh.

Khi Apple thay đổi tên từ Apple Computer thành Apple để cho thấy sự đa dạng trong sản phẩm thì nó cũng thay đổi luôn logo từ đa màu sắc (cầu vồng) thành chỉ với một màu duy nhất – màu bạc.

Màu sắc có thể tạo ảnh hưởng kép

Một số công ty và sản phẩm có cả màu trong bản thân cái tên của chúng: Oangre (Công ty viễn thông Châu Âu), JetBlue, Green Mountain Coffee Roasters, Yellow Pages, và Blue Cross/Blue Shield. Tất cả chúng đều được lợi cả hai từ sức mạnh tạo cảm xúc của màu sắc.

Và nền công nghiệp âm nhạc dường như cũng có sự tham vọng kết nối âm thanh với màu sắc: the Red Hot Chili Peppers, Aqua, Pink, Green Day, Deep Purple, Simply Red, and the Indigo Girls…chỉ là một vài ví dụ khi các nghệ sỹ thu thanh những bản nhạc đầy màu sắc.

Dù màu xanh là màu phổ biến nhất của các tập đoàn ở Mỹ, nhưng màu đỏ dường như nổi bật lên ở một vài công ty có tên gồm cả màu sắc. Red Herring, the American Red Cross, Red Envelope, và Red Hat Software là nhiều trong số  công ty đã lựa chọn mối liên kết bản hân họ với màu sắc để tạo sự ấm cúng, sôi động và gây kích thích mạnh mẽ.

Màu sắc tạo sự phục hưng

mau-sac-tao-su-khac-bietMars, một trong những công ty sản xuất thức ăn lớn nhất thế giới, tất nhiên hiểu rõ giá trị của màu sắc. Công ty đã thổi một luồng sức sống mới vào thương hiệu M&M của nó bắt đầu từ khi có một cuộc tranh luận để tìm ra màu sắc kế tiếp của M&M.

Tạo ra các sản phầm màu xanh, và Mars ra quân với một chiến dịch quảng cáo cực kỳ thành công để miêu tả một M&Ms khác, và buộc những người dù không thích màu xanh cũng phải chấp nhận.

Màu sắc nhận dạng thương hiệu cá nhân

Là một nhà làm thương hiệu, bạn biết màu sắc rất quan trọng đối với công ty – và nó cũng quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn. Màu sắc được sử dụng để nhấn mạnh những thuộc tính thương hiệu cá nhân, gợi lên cảm xúc và xây dựng tất cả các kết nối quan trọng với những người có liên quan đến thương hiệu.

Theo Sue Brettell, công ty Id Creative Solutions, một công ty chuyên Thiết kế Logo ở Lodon cho biết: "Màu sắc là quyết định sống còn trong quá trình thiết kế và là ưu tiên của tôi khi xây dựng đặc điểm nhận dạng thương hiệu cá nhân. Công việc của người thiết kế là hướng dẫn khách hàng lựa chọn màu sắc để thể hiện rõ thương hiệu cá nhân của họ nhằm thu hút khách hàng mục tiêu."

Website của bạn cũng như như tấm cards, đồ dùng văn phòng, mẩu thư cảm ơn, resume…chỉ là một trong nhiều công cụ tiếp thị của nghề mà trong đó bạn nên sử dụng màu sắc một cách thích hợp và kiên định. Tất nhiên, khi thuyết trình ở công ty, bạn phải sử dụng hệ thống nhận dạng thương hiệu của công ty, tuy nhiên sẽ nó sẽ giúp bạn chuyên nghiệp hơn để có được sự nhận dạng thương hiệu riêng trong các giao tiếp cá nhân và nghề tiếp thị.

Màu sắc có sức mạnh đến kỳ diệu. Nó là công cụ xây dựng thương hiệu cá nhân quan trọng, vì thế hãy sử dụng thật thông minh và kiên định để trở thành công cụ phụ trợ cho các hoạt động xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn. Để chắc chắc tạo được màu sắc phù hợp với mình, hãy làm theo 5 quy tắc được liệt kê dưới đây:

Hãy chắc chắn, màu sắc mà bạn lựa chọn phải….

1. Đúng đắn, chính xác : Hãy trở thành một người am hiểu sâu sắc về ý nghĩa của từng màu sắc khác nhau. Lựa chọn một màu mà nhấn mạnh được các thuộc tính thương hiệu của bạn và tránh lựa chọn chỉ một màu đơn giản vì đó là màu yêu thích của bạn.

2. Có liên quan : Phải chắc chắn rằng màu này có liên quan và thu hút khách hàng mục tiêu. Kiểm tra lựa chọn màu sắc với khách hàng mục tiêu của bạn trước khi có quyết định chính thức.

3. Văn hóa đúng : Hãy chắc chắn rằng chúng phải được chấp nhận ở các nền văn hóa trên thế giới, những nơi mà bạn có kế hoạch kinh doanh.

4. Áp dụng kiên định : Luôn luôn sử dụng những màu sắc giống nhau. Hiểu được công thức the PMS, RGB (đỏ, xanh lục, xanh dương) và CMYK (lục lam, đỏ tươi, vàng) cho bức tranh bạn lựa chọn. Người thiết kế thương hiệu cá nhân có thể được trợ giúp bằng Adobe Illustrator, Photoshop, và InDesign để tạo được màu sắc như ý muốn.

5. Có sự lặp đi lặp lại . Nhấn mạnh màu sắc thương hiệu cá nhân trong tất cả các công cụ tiếp thị (website, business cards, các chất liệu marketing, resume, thư cảm ơn….).

(Phương Trinh -

Theo Nguoilanhdao/Marketingprofs)

Share: