Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Mỹ quyết ngăn cản thương vụ 39 tỷ USD của AT&T

Chính phủ Mỹ đang ngăn chặn vụ sáp nhập trị giá 39 tỷ USD giữa gã khổng lồ truyền thông AT&T với đối thủ T-Mobile bởi lo ngại ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng.

AT&T đang gặp khó khăn trong chuyện mua lại T-Mobile. Ảnh: engadget.com

AT&T đồng ý mua lại T-Mobile từ tay Deutsche Telekom hồi tháng 3/2011 nhằm sát nhập thành mạng không dây lớn nhất nước Mỹ. Tuy nhiên Bộ Tư pháp nước này nhận định thương vụ sẽ đẩy giá dịch vụ cao hơn và lựa chọn của người tiêu dùng cũng khó khăn hơn trước, vậy nên họ quyết định thành lập một hội đồng để ngăn chặn chuyện xảy ra.

AT&T cho biết sẽ có biện pháp chống lại động thái của Chính phủ và "sẽ có một cuộc tranh cãi lớn về vấn đề này tại tòa án". Trong khi đó, cả T-Mobile lẫn công ty mẹ là Deutsche Telekom vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào. Thị phần di động của AT&T có thể tăng thêm tới 43% nếu thương vụ mua lại và sát nhập thành hiện thực. Tuy nhiên, họ vẫn còn phải chờ Bộ Tư Pháp và Ủy ban Truyền thông liên bang thông qua.

Luật sư James Cole nói: "Sự kết hợp của AT&T và T-Mobile sẽ khiến hàng chục triệu khách hàng trên toàn nước Mỹ phải trả cước phí cao hơn, ít lựa chọn hơn và chất lượng dịch vụ di động không dây cũng thấp hơn trước. Khách hàng cả nước, bao gồm khu vực ngoại thị và người có thu nhập thấp đang hưởng lợi từ sự cạnh tranh của 4 nhà mạng trong nước. Chuyện ra tòa lần này nhằm mục đích đảm bảo tất cả mọi người vẫn tiếp tục được lợi từ cuộc chiến giữa các nhà cung cấp dịch vụ mạng di động không dây tại Mỹ.

4 hãng viễn thông lớn nhất tại Mỹ trong đó có AT&T và T-Mobile đang cung cấp 90% dịch vụ di động ở đây. Trong đó T-Mobile là hãng tiên phong trong việc hạ giá thành dịch vụ.

Nếu thương vụ này bất thành, AT&T sẽ phải trả cho T-Mobile khoản tiền lên tới vài tỷ USD.

Jan Dawson, chuyên viên tại công ty phân tích viễn trong Ovum, nói: "Những chuyện không chắc chắn đã khiến AT&T gặp vài quyết định khó khăn, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư mạng. Chuyện này diễn ra đúng khoảng thời gian AT&T cần thúc đẩy mạng 4G của mình để bắt kịp với Verizon, Sprint và các mạng khác, vốn đã đi trước khá xa".

Theo AT&T, chuyện mua lại T-Mobile sẽ tạo ra những bước phát triển mới trong dịch vụ không dây băng thông rộng, đồng thời tạo ra thêm 96.000 việc làm từ khoản đầu tư lên tới 8 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng. Một phần số tiền sẽ được đầu tư phát triện mạng LTE hay 4G cho tốc độ nhanh hơn. Trước đó, AT&T cho biết hãng sẽ triệu hồi 5.000 nhân công đang làm việc ở nước ngoài về nước trong trường hợp thương vụ được thông qua.

Sau khi công ty độc quyền cũ bị chia nhỏ thành nhiều công ty con vào những năm 1980, các công ty như Pacific Telesis, Ameritech và Southwestern Bell sát nhập với nhau, thành lập công ty SBC. Sau đó chính SBC lại mua AT&T, BellSouth và Cingular, khiến AT&T ngày càng trở nên mạnh mẽ.

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Sẽ có nhiều thương vụ M&A

Thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam đang thực sự khan hiếm nguồn vốn, do vậy các nhà đầu tư đang tìm kiếm những nguồn tài chính mới.

Nếu trước đây, các chủ đầu tư thường hạn chế phụ thuộc vào hỗ trợ tài chính từ phía các ngân hàng (NH), thì hiện tại, các dự án lại sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao.

Có khá nhiều lựa chọn giúp chủ đầu tư bổ sung nguồn vốn để tiếp tục triển khai các dự án mà không cần tới vay vốn từ NH nếu tìm được đối tác phù hợp.

Những lựa chọn này bao gồm việc bán toàn bộ dự án cho bên thứ ba, tìm kiếm đối tác góp vốn, bán nhà ở với số lượng lớn, hoặc bán khu thương mại và văn phòng theo sàn.

Nhiều chủ đầu tư đang nắm giữ các quỹ đất lớn và có thể bán một phần cho các bên thứ cấp để huy động vốn xây dựng các dự án khác.

Hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) trong thị trường BĐS thế giới đang phát triển nhanh chóng ở mức 23,8% trong giai đoạn 2009 - 2010.

Ở châu Á Thái Bình Dương, giá trị hợp đồng tăng từ 12 - 22,7 tỷ USD. Tại Mỹ, con số này tăng gấp 3 lần trong năm 2010 (từ 3,8 tỷ USD năm 2009 lên 11 tỷ USD năm 2010).

Thị trường BĐS Việt Nam là một trong những lĩnh vực nổi bật nhất trong năm 2010 về cả số lượng và giá trị các giao dịch. Trong những giao dịch này, không chỉ có những chủ đầu tư nước ngoài với tiềm lực lớn về vốn như trước đây, mà nhà đầu tư, phát triển BĐS Việt Nam cũng khá năng động với vai trò là bên mua.

Mặc dù đối mặt với không ít những rào cản như khung pháp lý chưa chặt chẽ, tính minh bạch của thị trường thấp, thủ tục cấp phép phức tạp và chênh lệch trong kỳ vọng về giá cả, nhưng số lượng các thương vụ M&A vẫn được dự đoán sẽ tăng lên.

Bên cạnh đó, dù thiếu hụt nguồn hỗ trợ từ các NH là một bất lợi trong lĩnh vực BĐS, đây cũng là một giai đoạn có nhiều cơ hội chưa từng có cho những nhà đầu tư khác, đặc biệt là những nhà đầu tư có tiền mặt dồi dào.

Có thể thấy rằng thị trường BĐS Việt Nam hiện nay đang ở trong giai đoạn suy giảm, chủ yếu do những hạn chế từ nguồn hỗ trợ tài chính từ phía NH. do đó, dự kiến sẽ có nhiều hơn các thương vụ M&A diễn ra trong 12 tháng tới.

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Những lỗi trên website làm mất khách hàng

nhung-loi-tren-website-lam-mat-khach-hangTrong thời đại Internet, một trang web biết thu hút khách hàng truy cập sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh không ngờ tới. Vậy mà nhiều công ty vẫn chưa chú ý quan tâm tới vấn đề này. Họ xây dựng một trang web với rất nhiều lỗi, và vô tình, họ tự "đuổi" khách hàng.

Trang chủ thiếu đề mục

Khi mở một trang web, thông thường, khách truy cập sẽ vào trang chủ đầu tiên và tìm hiểu xem trang web bao gồm những mục nào, công ty quy mô ra sao, liên hệ thế nào? Vì thế, website thiếu một trong các đề mục chính như: Trang chủ, Giới thiệu công ty, Trợ giúp, Liên hệ... sẽ tạo ấn tượng ban đầu không tốt với khách hàng.

"Quên" nhu cầu của khách hàng

Đây là sai lầm phổ biến của những người xây dựng web. Họ không đặt mình vào vị trí của khách hàng. Mải mê tiến hành những ý tưởng quảng bá sản phẩm của riêng mình mà không nhận ra chúng có thực sự cần thiết và thu hút mối quan tâm của khách hàng hay không?

Thiếu tập trung, không có điểm nhấn

Nhiều trang web không thu hút người truy cập bởi sự vụn vặt, lan man, thiếu tập trung. Hãy chắc chắn rằng, trang web của bạn phải chuyển tải đầy đủ những gì bạn muốn trình bày vào một vùng thông tin riêng biệt. Những nội dung quan trọng nên đặt phía trên những nội dung khác ít quan trọng hơn.

Không có đường link sang trang web liên quan

Khi xây dựng trang web, bạn cũng phải "lôi kéo" khách hàng bằng những đường link liên kết với các trang web, để tới những thông tin bổ sung cần thiết. ví dụ, nếu bạn muốn giới thiệu máy laptop mới, bạn chỉ để thông tin giới thiệu chung chung, nếu khách hàng muốn xem cụ thể hơn, họ sẽ link tới một trang khác để nhận được hình ảnh và thông tinchi tiết.

Thiếu mục tìm kiếm thông tin

Một trang web không thể hiển thị đầy đủ thông tin khách hàng muốn tìm ở trang chủ. Đôi khi, khách hàng muốn tìm kiếm thông tin theo nhu cầu của họ trong khi thông tin ấy không còn cập nhật và bị "ẩn" đi. Những trường hợp như vậy, mục tìm kiếm thông tin sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất.

Thiếu hình ảnh minh họa

Nếu chỉ giới thiệu với khách hàng bằng lý thuyết suông thì khó mà thuyết phục được họ. Sự tò mò chỉ được thỏa mãn khi họ nhìn thấy sản phẩm minh họa. Điều này sẽ quyết định sản phẩm của bạn có thu hút sự chú ý của khách hàng hay không?

Quá nhiều lời

Thực tế, nhiều chữ có thể chấp nhận được, nhưng không nên sử dụng đoạn văn bản quá dài mà không xuống dòng. Đọc trực tuyến khác xa với việc in ra nghiền ngẫm. Hãy tạo đoạn text ngắn gọn, dễ hiểu, các đoạn text "nhấn", tạo ra những gạch đầu dòng, tiêu đề chính, phụ rõ ràng, chấm đầu dòng, đánh số thứ tự, một vài hình ảnh chú thích hợp lý, kể cả những khoảng trống cần thiết, thích hợp để đôi mắt được "nghỉ ngơi" trước khi chuyển sang tìm hiểu thông tin khác.

Thiết kế không bắt mắt

Font chữ đen trên nền đen, font chữ trắng trên nền sáng, font chữ quá nhỏ, hoặc sử dụng nhiều loại và kích cỡ font chữ làm căng thẳng đôi mắt, đầu óc là những sự lựa chọn tệ nhất đối với một trang web. Chắc chắn rằng, khách hàng của bạn sẽ out ngay trang web của bạn mà không chút luyến tiếc.

Thông tin "nhỏ giọt"

Giả sử bạn có một trang web hoành tráng, nếu khách truy cập bị "ép" tìm kiếm thông tin qua hàng loạt lời chào mời, tiếp thị, quảng cáo... mà chưa tới thông tin chính, họ sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán nản và không muốn tìm hiểu tiếp.

Quá ưu tiên quảng cáo nhảy ra (pop up)

website-nhan-to-khong-the-thieu-cua-doanh-nghiepTrong khi chúng ta hy vọng sử dụng trang web để thúc đẩy tiến trình bán hàng, thì những quảng cáo bất ngờ nhảy ra không phải là cách giải quyết bởi sẽ làm ngắt quãng sự chú ý của khách truy cập. Họ sẽ tắt ngay quảng cáo đó đi và tỏ ra hết sức bực tức. Vì thế, nếu những quảng cáo nhảy ra bất ngờ được trang web của bạn ưu tiên thì chắc chắn những ai đang truy cập sẽ đóng trang web của bạn lại ngay lập tức.

Thông tin không cập nhật

Không gì tệ hơn việc trang web của bạn hết tính thời sự. Nó không thể hiện tính chuyên nghiệp. Hơn thế nữa, chẳng khách hàng nào muốn tìm thông tin ở một trang như vậy và cũng không thể tin tưởng chọn công ty bạn làm đối tác.

Cần quá nhiều cái "click" chuột

Chúng ta đều bận rộn và không đủ kiên nhẫn. Nếu bị yêu cầu quá nhiều cái "click" chuột để vào được trang web, làm tiêu tốn quỹ thời gian của khách hàngthì bạn sẽ mất đi những khách hàng tiềm năng. Hãy "tống khứ" các câu hỏi và lĩnh vực không cần thiết ra khỏi trang web.

Tốc độ truy cập quá chậm

Hạn chế để dung lượng trang web quá lớn, bởi nếu không, tốc độ truy cập sẽ ì ạch, gây khó chịu cho khách hàng. Bạn nên phân chia trang web thành các liên kết nhỏ để không hạn chế tốc độ truy cập.

Thiếu thông tin liên hệ, phản hồi

Điều này lẽ ra hiển nhiên là có, nhưng thực tế, hàng loạt các trang web không có số điện thoại, địa chỉ liên hệ. Một trang web trực tuyến không có nghĩa là khách hàng muốn liên hệ với bạn trực tuyến, họ muốn có nhưng thông tin liên hệ cần thiết như số điện thoại, e-mail.. để liên hệ sau đó nếu có nhu cầu. Đồng thời, phải có phần phản hồi từ phía khách hàng. Có như vậy bạn mới nắm được ý kiến của khách hàng và có những điều chỉnh hợp lý

Không tuân thủ nguyên tắc riêng tư

Nếu bạn xây dựng một trang web yêu cầu khách hàng đăng ký thành viên bằng email chẳng hạn, họ sẽ sẵn sàng chuyển địa chỉ e-mail tới. Nhưng vấn đề đặt ra là hãy đảm bảo cho khách hàng biết rằng, bạn sẽ không tiết lộ hay phát tán địa chỉ của họ với bất kỳ lý do gì.

(Nguyễn Trường -

Theo Tạp chí Thế giới Doanh nhân )

Share:

Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

Sáng tạo quảng cáo - Concept hay Execution?

Sáng tạo quảng cáo - Concept hay Execution?Bắt tay vào thực hiện 1 quảng cáo, ai cũng muốn xây dựng một thiết kế độc đáo, sáng tạo, ấn tượng và quan trọng hơn hết là đạt được mục đích truyền tải đến đối tượng người tiêu dùng mục tiêu. Nhưng vừa bước chân vào ngành quảng cáo, không phải ai cũng có cơ hội làm việc tại các công ty lớn chuyên nghiệp, có quy trình làm việc sáng tạo và hiệu quả, được training kỹ lưỡng.

Đôi khi chúng ta phải tự lực tìm kinh nghiệm, kiêm nhiệm giải quyết công việc với áp lực phải đưa ra được sự độc đáo thuyết phục được khách hàng đặt niềm tin vào chúng ta để đưa sản phẩm của họ cạnh tranh trên thị trường. Quan trọng hơn, chúng ta phải bảo vệ được ý tưởng đó là của riêng mình, khiến khách hàng không thể đem đi cho bất cứ công ty quảng cáo nào khác thực hiện được. Vậy với những áp lực đó, chúng ta phải bắt đầu từ đâu?

Nếu chưa quen với cách làm việc chuyên nghiệp trong ngành quảng cáo, khi lên kế hoạch cho 1 quảng cáo, sau khi nghiên cứu sản phẩm, dựa vào bản yêu cầu sáng tạo của khách hàng ( creative brief), ta thuờng bắt đầu từ việc xây dựng nội dung ( kịch bản nêu à TVC, hình ảnh, chữ nghĩa nếu là Print ad...).

Qua những thông tin của nghiên cứu thị trường, từ khách hàng, từ những đặc tính sản phẩm, ta có thể xây dựng được rất nhiều tình huống, hình ảnh cho các kịch bản này, phát triển thành những story board trình khách hàng. Đó là những điều ta vẫn thường làm. Nhưng với cách đó, một ngày ta có thể dựng được bao nhiêu story board, và trong những kịch bản đó, cái nào sẽ là cái được chọn? Và điều gì bảo đảm sau khi xem xong kịch bản bằng hình ( dễ hiểu, dễ nhớ ), việc thực hiện và hợp đồng sẽ không rơi vào tay 1 công ty quảng cáo khác ( với chi phí thấp hơn nhiều vì phần nội dung đã có sẵn)? Vậy cái mà chúng ta xây dựng từ đầu, từ việc lên kịch bản, xây dựng các tình huống, nhân vật cho quảng cáo, là gì? có goị là 1 concept cho quảng cáo hay không? 1 kịch bản cho TVC, 1 print ad, hay 1 ấn phẩm quảng cáo có giá trị đều là 1 hình thức thể hiện ( execution), quảng bá cho sản phẩm, thương hiệu với 1 mục đích rõ ràng ( nó vượt trội ra sao? khác biệt chỗ nào? đáng giá chỗ nào? tại sao xem xong người ta phải mua? v.v..). Vì vậy, nó luôn bao hàm 1 concept. Có những đoạn phim phức tạp, tốn kém hay sử dụng những hình ảnh ấn tượng, bất thường, đuợc dàn dựng rất công phu chỉ để noí lên concept được goí gọn trong 1 từ, hay 1 ý nghĩa đơn giản và gần gũi. Nhưng 1 concept thì có thể được thể hiện bằng hàng trăm cách khác nhau. Noí cách khác, khi ta có được 1 concept, ta có thể phát triển ra hàng trăm execution khác nhau là cái thành phẩm hoàn chỉnh mà ta tung ra trước người tiêu dùng.

Vậy cái ta cần khi thực hiện, phải luôn bắt đầu từ concept. 1 buổi ta có thể vẽ được khoảng 7 story board, dựng được chừng hơn 10 kịch bản phác thảo, rồi để hoàn chỉnh, mất bao nhiêu? với quãng thời gian đó, ta tìm được bao nhiêu concept? ít lắm có thể 3, từ 3 cái cơ bản đó, ta sẽ có được bao nhiêu cách thể hiện? hàng chục, hàng trăm cách mang tính nhất quán trong ý tưởng và tính cách, hình tượng để hình thành 1 compaign cho 1 chiến luợc quảng bá thuơng hiệu lâu dài - thật hiệu quả và khá dễ dàng. Vậy đừng lầm lẫn giữa xây dựng concept và execution ( design ).

Trước khi ta bán design cho khách hàng, cái ta cần bán cho họ là concept. Nếu chỉ có concept là cái chỉ có người tìm ra nó là hiểu rõ nhất, khách hàng không thể đem đi đến cho 1 công ty khác thực hiện. Vì vậy, concept là cái để các công ty quảng cáo chuyên nghiệp vắt kiệt sức sáng tạo của những người creative, là cái khách hàng luôn đòi hỏi, quảng cáo sáng tạo luôn đòi hoỉ. Chính vì vậy người ta vẫn noí bất cứ ai cũng có thể làm quảng cáo hiệu quả, không cần nền tảng của mỹ thuật hay kiến thức marketing, vì đơn giản bất cứ ai cũng có thể tìm ra concept.

1 concept hiệu quả thường phải bao gồm các yếu tố:

S = Specific ( rõ ràng )

M = Measurable ( vừa phải )

A = Attactive ( hấp dẫn )

R = Relevant ( gần guĩ)

T = Timing ( đúng lúc )

Tuy yêu cầu khắt khe và luôn đòi hoỉ sự mới lạ, độc đáo, nhưng concept rất cô đọng và đơn giản, có thể chỉ là 1 từ, 1 dòng chữ ngắn. Nó không phải slogan vì slogan là tính cách thương hiệu, tiêu chí thương hiệu, duy trì qua năm tháng. Concept như những chiếc áo của 1 con người thương hiệu duy nhất. Con người đó ra sao thì sẽ chọn những chiếc áo đúng với mình, hợp với dáng mình, còn chuyện nó dài chừng nào, màu mè ra sao, mỏng hay dày lại là chuyện của design .

1 người creative giỏi tùy thuộc vào sự thấu hiểu và hoà nhập với rất nhiều con người thương hiệu, với những cá tính đặc biệt nhất định luôn đi tìm cách thể hiện mình. Và để thể hiện hiệu quả, ấn tượng, thẩm mỹ thế nào mới là công việc của designer.

(Theo ZideanART )

Share:

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

Bài 1: Bán ta, mua người

Đã có một thời, mua thương hiệu là quyền của các DN lớn nước ngoài. Ẩn sau các thương vụ mua bán này còn là chiến lược "thôn tính" thương hiệu và thị trường. Không có kinh nghiệm, dù có trong tay cả triệu đô nhưng nhiều DN đến giờ vẫn còn hối tiếc sau khi bán đi thương hiệu bao năm gây dựng.

>> Bài 2: Bán vàng, mua thau

Mật ngọt

Khi Luật Doanh nghiệp chính thức ra đời vào năm 2000, tại Việt Nam, đã có nhiều thương hiệu mua bán thành công. Một số thương vụ điển hình như: Công ty CP Bánh kẹo Kinh Đô mua lại thương hiệu kem Wall"s cùng toàn bộ nhà máy dây chuyền sản xuất từ Tập đoàn Unilever.

Năm 2005, Tập đoàn Unilever mua lại nhãn hiệu kem đánh răng P/S của Công ty Phương Đông giá 5 triệu USD; Công ty sản xuất xe máy Hoa Lâm mua lại quyền sử dụng thương hiệu động cơ xe máy Daelim của Hàn Quốc; Liên doanh Nhà máy bia Đông - Nam Á mua thương hiệu bia Halida; Công ty Anco mua lại thương hiệu sữa tươi của Nestlé...

Hầu hết các mua bán này đều diễn ra khá suôn sẻ, thậm chí có những thương vụ mua bán được đánh giá có lời như Kinh Đô mua lại thương hiệu kem Wall's chỉ với giá 15 tỷ đồng nhưng lại sở hữu một thương hiệu đang chiếm 52% thị phần.

Kem Wall's có 12.000 điểm bán lẻ, đội ngũ bán hàng lưu động hơn 300 người, 10 đại lý phân phối và khoảng 30 đại lý cấp 2 và ưu thế lớn nhất là doanh thu của Wall's tăng đều đặn 25 - 30%/năm, trang thiết bị và nhà xưởng lên tới 12 triệu USD, có khả năng sản xuất rất nhiều sản phẩm, không chỉ kem.

Ngoài ra, khi kem Wall's bán cho Kinh Đô, thương hiệu này không chỉ chuyển giao máy móc, nhà xưởng mà quan trọng hơn cả là đồng ý chuyển giao toàn bộ bí quyết sản xuất, công thức sản phẩm, công nghệ quản lý và cả các nhân viên lành nghề có kinh nghiệm.

Theo ước tính của các chuyên gia thương hiệu, chỉ trong vòng 18 tháng (thời hạn sử dụng thương hiệu kem Wall's), với sự trợ giúp, nhượng lại toàn bộ bí kíp, đội ngũ... của một thương hiệu đã thành danh trên thị trường, Kinh Đô hoàn toàn có thể xây dựng một vị thế vững chắc trong ngành kem.

Đại diện Công ty Kinh Đô cũng thừa nhận: "Chỉ riêng góc độ đầu tư thương hiệu, Kinh Đô đã tiết kiệm được khá nhiều chi phí, cái giá Kinh Đô phải trả cho Unilever rẻ hơn nhiều so với việc Kinh Đô đi đầu tư mới một nhà máy kem, chưa kể còn được sử dụng lại lực lượng công nhân giỏi nghề và được đào tạo bài bản của Unilever mà không mất một đồng nào phí đào tạo nhân lực".

Tương tự, năm 2002, Hoa Lâm cũng đã mua lại quyền sử dụng thương hiệu động cơ xe máy Daelim của Hàn Quốc và Hoa Lâm cũng nhanh chóng thành công trên thị trường xe máy Việt Nam nhờ được Daelim đầu tư dây chuyền thiết bị trị giá trên 2 triệu USD, chuyển giao công nghệ sản xuất một phần chi tiết của động cơ, với công suất 200.000 sản phẩm/năm và độc quyền phân phối sản phẩm Daelim tại Việt Nam.

Hóa vị đắng

Tiếp thị kem đánh răng Dạ Lan

Tuy có nhiều thuận lợi trong việc gia nhập thị trường nhưng cũng có không ít DN phải chịu mật đắng khi "trót lỡ" bán thương hiệu. Câu chuyện của thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan là một ví dụ.

Ông Trịnh Thành Nhơn, Tổng giám đốc Công ty Mỹ phẩm Quốc tế ICC (chủ thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan), cho biết: "Giữa lúc kem đánh răng Dạ Lan đang ăn nên làm ra và giữ một thị phần khá lớn, thì kinh tế mở cửa.

Do không được chuẩn bị và thiếu kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh nên khi các tập đoàn nước ngoài vào làm ăn, đặt vấn đề liên doanh, thậm chí hù dọa: "Nếu các ông không liên doanh thì sẽ bị phá sản vì thực lực chúng tôi mạnh hơn", tôi rất hoang mang.

Vì vậy, sau nhiều lần đắn đo, suy tính, tôi quyết định bán cho Công ty Colgate (Mỹ) thương hiệu Dạ Lan với giá 3 triệu USD. Thế nhưng, chỉ sau một năm, họ không dùng thương hiệu Dạ Lan nữa mà đổi thành Colgate".

Dạ Lan lại biến mất trên thị trường trong khi thời đó nó đang chiếm một thị phần đáng mơ ước cho bất cứ một nhãn hiệu kem đánh răng nào: 30% thị phần kem đánh răng toàn quốc, 70% thị trường nông thôn đều có mặt Dạ Lan, đó là chưa kể sản phẩm đã được xuất khẩu sang phía nam Trung Quốc, Campuchia.

Tiếp nối năm 2010, hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) tiếp tục diễn ra sôi động trong các tháng đầu năm 2011. Theo thống kê của Công ty PWC và bộ phận nghiên cứu của Diễn đàn M&A Việt Nam, trong năm 2010, tại Việt Nam có tới 345 thương vụ M&A được công bố với tổng giá trị giao dịch lên tới 1,7 tỷ USD, tăng 65% về giá trị so với năm 2009. Đây là mức giao dịch M&A có giá trị lớn nhất từ trước đến nay trên thị trường Việt Nam tính theo năm. Trong M&A, yếu tố thương hiệu đóng vai trò trung tâm.

Cái bắt tay với Tập đoàn Colgate Palmolive đã khiến Dạ Lan trở nên đuối dần và rồi vắng bóng hoàn toàn.

Theo nhận định của các chuyên gia thương hiệu, việc Colgate mua Dạ Lan và sau đó không dùng thương hiệu này là một chiến lược "thôn tính, triệt tiêu" thương hiệu đối thủ, nhằm rộng đường đưa thương hiệu của mình chiếm lĩnh thị trường.

Sau Dạ Lan, kem đánh răng P/S của Công ty Hóa mỹ phẩm Phong Lan từng nổi tiếng một thời và có một thị phần khá lớn cũng từng ngậm đắng nuốt cay khi buộc phải "bán" thương hiệu cho Tập đoàn Unilever với giá 5 triệu USD.

Thoạt đầu, Unilever đề nghị với đối tác Phong Lan thành lập liên doanh P/S ELISA. Theo đó, Phong Lan không còn sản xuất P/S nữa mà chỉ còn đảm nhiệm chức năng gia công vỏ hộp kem đánh răng (bằng nhôm) cho liên doanh.

Một thời gian sau, khi chuyển đổi công nghệ vỏ nhôm bằng nhựa, Phong Lan không đủ sức đầu tư công nghệ mới và kết quả là P/S ELISA đã "dứt tình" Phong Lan và thương hiệu P/S đã chính thức thuộc về Unilever.

Từ sai lầm sau vụ bán thương hiệu, ông Nhơn đã vỡ ra bài toán cay đắng: "Để có được 1% thị phần trong lĩnh vực kem đánh răng các công ty nước ngoài này phải tốn hàng triệu USD cho nhiều hoạt động như quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi.

Vậy mà chỉ bỏ ra chưa tới 10 triệu USD để mua lại hai thương hiệu Dạ Lan và P/S, các công ty này đã nắm trong tay hầu như toàn bộ thị trường kem đánh răng của Việt Nam. Chưa kể, lúc ấy họ còn sở hữu được một tài sản lớn khác nữa là những con người sẽ tiếp tục phục vụ cho họ".

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

Thương vụ sáp nhập chưa từng có trong lịch sử ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước vừa cho phép LienViet Bank nâng vốn điều lệ lên 6.010 tỷ đồng, kết quả của thương vụ sáp nhập giữa NH này với Công ty Tiết kiệm Bưu điện.

Thương vụ sáp nhập của NH Liên Việt được coi là chưa từng có trong lịch sử NH Việt Nam

Cùng ngày với quyết định của Ngân hàng Nhà nước, ngày 29/7 nhà băng này cũng chính thức ra mắt tại Hà Nội với tên gọi mới: Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.

Pháp nhân mới này là kết quả của việc sáp nhập Công ty Tiết kiệm Bưu điện vào NH Liên Việt (cũ). Theo đó, được sự cho phép của Chính phủ, TCT Bưu chính Việt Nam đã góp gần 1.000 tỷ đồng vào Liên Việt (trong đó có tiền và giá trị của Công ty Tiết kiệm Bưu điện trị giá 360 tỷ đồng), tương đương 15% vốn điều lệ.

Đây là thương vụ góp vốn đầu tiên trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng khi một TCT nhà nước góp vốn vào một ngân hàng cổ phần để thành lập mô hình Ngân hàng Bưu điện đầu tiên tại Việt Nam. Trước đó, Công ty Tiết kiệm Bưu điện đang gánh khoản lỗ khoảng 145 tỷ đồng do huy động với lãi suất cao nhưng đi gửi lấy lãi thấp.

Với lợi thế là hệ thống hơn 10.000 điểm giao dịch trên toàn quốc, trong đó có cả vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, NH Bưu điện Liên Việt hy vọng sẽ trở thành một trong số các ngân hàng có mạng lưới rộng nhất cả nước.

Đánh giá về thương vụ này tại lễ ra mắt Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng việc TCT Bưu chính Việt Nam góp vốn vào Liên Việt được coi là "sự hợp tác đặc biệt nhất của Việt Nam trong năm 2011".

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

Hợp tác kinh doanh (P.1)

Để trả lời thắc mắc xung quanh vấn đề hợp tác kinh doanh, DNSG xin được giới thiệu ông Brad Sugars là người đã sáng lập ActionCOACH, một công ty huấn luyện kinh doanh. Với tư cách là một nhà doanh nghiệp, tác giả và huấn luyện kinh doanh nổi tiếng thế giới, ông đã giúp hơn 1 triệu khách hàng trên thế giới tìm thấy những thành công trong kinh doanh và cá nhân.

Sugars đã sở hữu và quản lý hơn 20 công ty bao gồm cả công ty chính của ông, ActionCOACH, công ty này có gần 1.000 văn phòng đại diện ở 22 nước trên thế giới.

Sau đây là trả lời của ông Brad Sugars về những câu hỏi thường gặp của các bạn:

Một CPA giỏi có thể giúp bạn định giá, cũng như 1 người môi giới kinh doanh có thể khuyên bạn có nên đi theo hướng nào

- Tôi có nên chuyển từ kinh doanh sinh lợi nhuận sang kinh doanh phi lợi nhuận không? Liệu có được hỗ trợ gì không? Công ty tôi là 1 công ty nhỏ đang muốn được mở rộng, tôi muốn có vốn để phát triển nó. Liệu tôi có thể vay tiền dễ dàng hơn nếu tôi chuyển sang kinh doanh phi lợi nhuận?

- Brad Sugars trả lời

Bạn cần tham khảo những hỗ trợ bạn sẽ nhận được tuỳ theo địa phương và từng chế độ chính quyền cụ thể, sau đó bạn có thể trao đổi với 1 nhân viên kế toán về thuế hay 1 luật sư về thuế để xem bạn có những lợi thế gì từ việc này.

Thông thường bạn có thể có những lợi thế nhất định, nhưng trong lĩnh vực này thì không hẳn. Một lần nữa, một chuyên gia có thể giúp bạn tìm được sự hỗ trợ, nhưng hãy nhận thức rõ chúng ta đang ở trong một thị trường, nơi không áp dụng nhiều quy tắc "cũ", và đặc biệt là khi nó trở thành thị trường tín dụng.

- Làm sao tôi có thể xác định được công ty của tôi đáng giá bao nhiêu? Chúng tôi là nhà phân phối các dụng cụ bảo dưỡng công nghiệp để bán cho các nhà máy sản xuất, trường học, bệnh viện, các tiệm sửa chữa và những nhà buôn bán xe hơi. Chúng tôi có nguồn khách hàng cố định để tiêu thụ hàng tháng và tìm kiếm thêm những đối tác mới đủ để bù được hao mòn. Doanh thu hàng năm của chúng tôi vào khoảng 165.000 đô la Mỹ, trong đó lợi nhuận gộp vào khoảng 100.000 đô la Mỹ.

- Brad Sugars trả lời

Thông thường bạn có thể xác định bằng cách nhân EBITDA (Thu nhập trước thuế, khấu hao và tích luỹ) bằng 1 bội số dành cho ngành của bạn.

Điển hình, đối với hầu hết các công việc kinh doanh của ngành này, bội số là 2 lần EBITDA, tuỳ vào việc người sở hữu mới bỏ ra bao nhiêu thời gian trong công việc này.

Nếu đó là dạng hoạt động thầu thì bội số có thể là 5 lần đến 10 lần EBITDA, phụ thuộc vào việc người chủ mới có thể tác động đến việc vận hành hiện tại như thế nào.

Bên cạnh đó, một CPA giỏi có thể giúp bạn định giá, cũng như 1 người môi giới kinh doanh có thể khuyên bạn có nên đi theo hướng đó hay không.

- Làm sao tôi tìm được một nhà sản xuất danh tiếng để giúp sản xuất những sản phẩm đặc biệt? Tôi đang muốn ra mắt một dòng sản phẩm đồ chơi cao cấp dành cho trẻ em nhưng không biết làm sao để tìm ra một nhà sản xuất danh tiếng. Liệu có doanh nghiệp nào giúp tiến hành dự án này hay không?

- Brad Sugars trả lời

Có rất nhiều doanh nghiệp giúp tiến hành dự án này, nhưng họ cần thấy được căn cứ của số lượng để sản xuất sản phẩm của bạn.

Một trong những khả năng là sản phẩm mẫu của bạn phải tham gia một cuộc triển lãm hoặc hội chợ thương mại của hiệp hội nhà máy, sau đó xem bạn có thể trực tiếp đạt được một thoả thuận kinh doanh hay không. Bạn sẽ có thể vào trang web của hiệp hội để theo dõi danh sách và thời gian của các hội chợ thương mại này.

- Làm sao để có được một mã UPC? Sản phẩm của tôi bắt buộc phải có mã UPC hay không? Nếu có, làm sao mới có thể tận dụng tối đa chức năng của những mã UPC này?

- Brad Sugars trả lời

Bạn không nhất thiết phải có một mã UPC, tuy nhiên, nếu bạn làm việc với một đại lý hoặc là người phân phối, họ có thể yêu cầu bạn phải có mã này.

Hãy kiểm tra với người phân phối hoặc người bán lại để đảm bảo rằng bạn đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật của họ khi sử dụng mã UPC. Trong khi chờ đợi, bạn có thể vào trang web www.gs1.org để tìm hiểu thêm về các mã vạch và cách sử dụng chúng trong công việc kinh doanh của bạn.

( Tiếp P.2 )

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

Vai trò của đồ họa và màu sắc trong thiết kế quảng cáo

Vai trò của đồ họa và màu sắc rất quan trọng trong thiết kế quảng cáoCó thể nói nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần cùng với sự mở cửa để hội nhập của Việt Nam ra ngoài thể giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Đồ hoạ phát triển một cách mạnh mẽ. Các công ty nước ngoài ra đời với muôn ngàn sản phẩm mãu mã phong phú thực sự đã tạo nên một cuộc cạnh tranh khốc liệt để chiếm lĩnh thị trường. Cùng đó là các sản phẩm ngoại nhập với mãu mã phong phú cũng đang hiển hiện ngày càng nhiều trên thị trườngViệt Nam. Một tất yếu sẽ xảy ra là hàng hoá nào với hình thức mẫu mã đẹp, chất lượng ốt sẽ chiếm được yêu thích từ phía người tiêu dùng.

Muốn xây dựng được những biểu tượng hàng hoá có uy ín rên thị trương thì việc quảng cáo là một giải pháp tối ưu trong chiến lược của các nhà quản lý kinh doanh trên thị trường. Nhiệm vụ đặt ra cho các hoạ sỹ thiết kế đồ hoạ là vô cùng to lớn. Làm thế nào để thông tin từ nhà sản xuất đến với người tiêu dùng một cách nhanh nhất, chính xác nhất và ấn tượng nhất. Một loạt câu hỏi được đặt ra, một loạt phương án được thực thi nhưng có lẽ đơn giản nhất và cũng là phức tạp nhất đó là mầu sắc.

Bởi màu sắc có sức thu hút rất lớn, con mắt chúng ta thường nhạy cảm với màu sắc hơn là với hình khối. Các hiện tượng màu sắc thường có tác động mạnh đến tâm lý và cảm xúc của con người. Màu sắc là phương tiện hữu hiệu nhất giúp quảng cáo tiếp cận một cách nhanh nhất tới mục tiêu quảng cáo đó là con người.

Màu sắc là một yếu tố quan trọng trong công việc cũng như là thành công trong phần thiêt kế quảng cáo của người hoạ sỹ. Vì vậy hiệu quả và vai trò của màu sắc trong thiết kế Đồ hoạ quảng cáo là vô cùng to lớn. Những nguyên lý cơ bản về màu sắc Màu tồn tại bởi ba yếu tố: ánh sáng, đối tượng quan sát và chủ thể quan sát. Các nhà vật lý đã chứng minh rằng ánh sáng trắng được hợp thành từ các bước sóng của các màu đỏ, lục và xanh.

Mắt người cảm nhận được màu khi các bước sóng này được đối tượng quan sát hấp thụ và phản xạ. Ba màu đỏ, lục và xanh là những màu nguyên thuỷ của ánh sáng. Khi ba màu này chồng lên nhau chúng tạo ra các màu thứ cấp: Cyan, Magenta và Yellow. Các màu nguyên thuỷ và màu thứ cấp là những thành phần màu bổ xung cho nhau. Những màu tương hợp là những màu hầu như không giống màu nào cả. Từ các màu nguyên thuỷ và các màu phát triển từ chúng là màu hữu sắc. Màu đen, trắng, xám là màu vô sắc.

Theo cảm giác về mặt tâm lý, màu đỏ, vàng, cam được liên tưởng tới mặt trời cho nên những màu đó và các sắc cùng tông được coi là màu nóng. Màu xanh, lục, tím liên tưởng tới bầu trời, mặt nước nên những màu đó và các sắc cùng tông được coi là lạnh. Những màu ở giữa nóng và lạnh là màu trung tính. Chính từ những thói quen tâm lý trên mà con người đưa ra những quan niệm về màu sắc hay nói cách khác đó chính là ngôn ngữ màu sắc. Màu sắc tự thân có khả năng gây cảm giác xa gần.

Thực tế cho thấy những màu nóng như đỏ, cam, vang và các sắc điệu của chúng thường cho cảm giác đến gần mắt nhìn, những màu lạnh cho cảm giác lùi xa chạy về phía sau. Màu sáng đặt trên nền tối, màu rực rỡ đặt trên nền trầm đều làm tăng sự tương phản về khoảng cách xa gần. Màu sáng, màu nóng đặt trên nền tối, nền lạnh thường cho cảm giác lớn hơn diện tích thực của nó. Do đó gây cảm giác chiếm chỗ trong không gian nhiều hơn so với các màu sắc khác. Sự tương phản, ảnh hưởng của các màu được thể hiện rõ khi hai màu đặt cạnh nhau hoặc bao quanh nhau.

Vai trò của đồ họa và màu sắc trong thiết kế quảng cáoMỗi màu đều có sự biến đổi bởi màu này tác động lên màu kia. Tính chất của màu sắc và hình khối có một mối quan hệ tương hỗ nhất định. Màu sắc có khả năng hoàn thiện khối. Nó tạo cho hình khối sự đa dạng về biểu chất, làm phong phú bề mặt của khối. Khi cần thiết nó có thể sử dụng nhiều quan hệ màu trên một bề mặt làm gia tăng hoặc giảm nhẹ sự chú ý của thị giác đối với tong bộ phận của hình khối. Khi hình khối bị phân thành nhiều nhóm, thành phần thì có thể dùng màu hợp nhất chúng lại thành hình khối có sự thống nhất và khái quát. Cùng trên một diện tích, hoặc một thể tích màu sáng có vẻ lớn hơn các màu tối. Màu vàng, lam nhạt gây cảm giác rộng hơn các màu khác.

Tính chất nóng, lạnh của màu làm tăng tính động hoặc tĩnh. Làm nổi bật sự phát triển hoặc sự yên tĩnh của hình khối. Các hình khối động, hình khối phát triển khi mang màu đỏ, cam vàng, hoặc màu phát quang thì gây cảm giác va đập thị giác mạnh. Ngược lại những màu lạnh hoặc trầm lại có khả năng nhấn mạnh những hình khối có tính ổn định, lan toả, vững chãi. Tính chất này của màu sắc rất hữu ích trong việc thiết kế quảng cáo, gây sự tập trung chú ý của khách hàng.

Sắc màu là phương tiện hữu hiệu nhất để diễn tả đặc trưng của thế giới quan. Những màu vàng, các màu rực sáng gợi tiếng vang lớn. Gam tông màu nâu tạo sự tĩnh lặng gợi lại một ý tưởng xa xôi, tồn tại về lâu dài, màu nâu trông lịch sự trang nhã, những màu mát nhẹ gần với sự êm dịu ngân dài. Màu vàng chanh gợi cảm giác về vị chua, màu cam mang đến về sự ngọt ngào ngon miệng. Chính vì vậy màu cam và các sắc độ cùng tông hay được sử dụng rộng rãi trong nhà hàng, những ứng dụng cho đồ thực phẩm ăn uống. Màu đỏ, cam và các màu có độ mạnh chói được coi là các màu tích cực ,kích thích hưng phấn. Những màu lạnh, màu đục tiêu biểu sự tĩnh lặng, nhã nhặn gắn liền với cảm giác về sự nhàn hạ, thanh lịch. Những tông màu tím nhạt, hồng phấn gợi cảm giác mơ mộng, lãng mạn hay được sử dụng trong đồ mỹ phẩm gợi cảm giác nhự nhàng, sự quyến rũ…

Phát triển cùng tư duy triết học cổ Trung Quốc, màu sắc được biết đến với những "Ngũ sắc - đỏ, vàng, trắng, đen" ứng với "Ngũ hành - Hoả, Thổ, Mộc, Kim, Thuỷ" là năm thành phần nguyên bản tạo nên thế giới. Màu sắc đã được con người đề cập tới từ rất sớm từ khi hình thành ý thức xã hội, là yếu tố cần khám phá phục vụ nhu cầu trong cuộc sống.

Người Trung Quốc nói riêng và người phương Đông nói chung đều có quan niệm:

  • Màu đỏ là màu tượng trưng cho sự may mắn. Đỏ là màu sung sướng, nồng nhiệt, hạnh phúc, chỉ có sức mạnh, có danh vọng. Màu đỏ được dùng trong các ngày đại hỉ - đám cưới, khánh thành nhà mới… hay trong dịp tết . Sắc đỏ truyền thống đó hẳn trong mỗi người dân đát Việt ta đều không quên được câu đối ngày Tết "Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ ". Chính vì vậy màu đỏ là màu rất được ưa chuộng ở phương Đông.
  • Màu vàng tượng trưng cho quyền uy, giàu sang , phú quý. Màu vàng được sử dụng nhiều ở chốn cung đình xưa. Vua chúa thường lấy màu vàng làm màu tượng trưng của mình được sử dụng trong trang phục, sắc phong , trang trí nhà cửa…
  • Màu đen tạo cảm giác sâu thẳm về bề mặt lẫn chiều sâu, tượng trưng cho sự huyền bí, u ám, đen tối gắn liền với lực lượng siêu nhiên bí hiểm mà con người chưa khám phá ra được.
  • Màu xanh còn liên tưởng tới rừng cây, thuộc gam màu lạnh, là màu tượng trương cho mùa xuân, tốt tươi, thanh bình, hi vọng.
  • Quan niệm về màu sắc ở từng vùng, từng miền là khác nhau.

Phương Tây cho rằng màu trắng là tinh khiết, trong trắng, cô dâu trong ngày cưới thương mặc màu trắng. Còn phương Đông lại ngược lại, màu trắng thể hiện sự tang tóc, nên trong ma chay người ta hay dùng màu trắng. Những quan niệm đó không phải là bất biến, mà có sự thay đổi khi các nền văn hoá giao lưu ảnh hưởng lẫn nhau. Ngày nay màu trắng được sử dụng rộng rãi ở nước ta cũng như một số nước phương Đông khác trong cuộc sống. Những liên tưởng này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm mà con người cảm nhận được trong cuộc sống.

Cuộc sống chứa đựng trong nó biết bao màu sắc . Với những biểu hiện có tính quy luật của màu sắc, con người đã thể hiện được những ý tưởng chủ quan của mình. Cùng những hiểu biết về màu sắc trong cuộc sống như quan niệm, thói quen tâm lý, tín ngưỡng … sẽ giúp người họa sỹ thiết kế đạt được thành công trong thiết kế đạt được thành công trong thiết kế sản phẩm của mình phục vụ cuộc sống.

(Tuấn Anh -

Theo Đồ Họa Việt Nam )

Share:

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

Mua bán, sáp nhập hấp dẫn nhà đầu tư

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, kinh tế vĩ mô VN vẫn có những khó khăn nhưng nhiều chuyên gia, quỹ đầu tư nước ngoài cho rằng VN vẫn là địa điểm hấp dẫn, đặc biệt trong lĩnh vực mua bán, sáp nhập...

Các nhà đầu tư trao đổi bên lề hội nghị - Ảnh: L.N.

Hội nghị đầu tư VN (Vietnam Investment Summit) do Công ty Terrapinn (Singapore) tổ chức diễn ra trong hai ngày 19 và 20/10 tại TP.HCM đã bàn về những tiềm năng và cơ hội cho các nhà đầu tư trong các lĩnh vực chứng khoán, bất động sản, du lịch...

Điểm đến hấp dẫn

Tại hội nghị, ông Tomoyuki Kimura, giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại VN, khẳng định VN vẫn là một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài khi còn rất nhiều doanh nghiệp nhà nước đang lên kế hoạch cổ phần hóa.

Thông qua quá trình cổ phần hóa này sẽ mở rộng hơn cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài cũng như các nhà đầu tư tư nhân tham gia, đặc biệt trong phương thức đầu tư công tư (PPP) của lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng tại VN.

Ông Kimura thông báo đến cuối năm 2020 việc kết nối cơ sở hạ tầng đồng bộ giữa các quốc gia trong Tiểu vùng sông Mekong (GSM) sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư.

Theo đó sẽ có chín hành lang đường bộ kết nối từ Đông sang Tây, Bắc - Nam giữa các quốc gia GSM, hạ tầng viễn thông cũng sẽ được thiết lập... tạo điều kiện kinh doanh, đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Theo ông Kimura, hệ thống đường bộ từ TP.HCM sang Phnom Penh đã cải thiện nhiều, giảm ít nhất 30% thời gian đi lại so với trước kia.

Các quỹ đầu tư tham gia hội nghị đều nhận định giá trị đầu tư ở VN hiện nay còn thấp so với các quốc gia trong khu vực. Ông Srisant Chitvaranund (Quỹ Aureos Capital, Thái Lan) phân tích so với các quốc gia trong khu vực ASEAN, VN còn cả một "phi đạo" dài để phát triển.

"Đây sẽ là thời điểm tốt để các nhà đầu tư, quỹ tham gia bỏ vốn vào thị trường VN khi mà các doanh nghiệp vốn nhà nước sẽ phải cổ phần hóa" - ông Srisant Chitvaranund chia sẻ.

"Trâu chậm uống nước đục"

Lĩnh vực mua bán, sáp nhập sẽ là một trong những ưu tiên và quan tâm của các quỹ đầu tư thời gian tới. Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Kevin Snowball, giám đốc Công ty quản lý tài sản PXP (VN), cho biết nhiều nhà đầu tư nước ngoài còn đang quan sát VN vì ngoài những yếu tố vĩ mô: lạm phát tăng cao, lãi suất cao... còn có nguyên nhân quy định hạn chế nhà đầu tư nước ngoài sở hữu vốn trong các công ty cổ phần, thị trường còn nhỏ, tính thanh khoản thấp.

"Nhiều nhà đầu tư cũng chia sẻ nếu chờ các yếu tố vĩ mô thật ổn định, chỉ số VN-Index tăng trở lại mới đầu tư thì có thể lúc đó đã là "trâu chậm uống nước đục" vì hiện nay đã có những tín hiệu tốt" - ông Snowball chia sẻ.

Ông Bolat Duisenov (đại diện quỹ đầu tư đến từ Kazakhstan) cho rằng thị trường VN vẫn còn nhiều tiềm năng cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, sản xuất hàng tiêu dùng: "Người VN còn giữ ngoại tệ và vàng trong nhà, khi cảm thấy có những tín hiệu kinh tế tốt họ sẽ chi tiêu, mua sắm. Đó sẽ là cơ hội cho những nhà đầu tư như chúng tôi".

Andy Ho, giám đốc đầu tư kinh doanh của Vinacapital, cho biết VN là một trong những thị trường đang phát triển nên trong vòng 5-15 năm tới vẫn sẽ tăng trưởng tốt.

Bà Phạm Vũ Thanh Giang, Quỹ Mekong Capital, cho biết nhiều nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm đến hầu hết các danh mục đầu tư của quỹ, trong khi đó nhà đầu tư Hàn Quốc quan tâm đến sản xuất công nghiệp, nguyên liệu, nhà đầu tư Ấn Độ quan tâm đến giáo dục, hàng tiêu dùng.

Theo ông Srisant Chitvaranund, tình hình lũ lụt ở Thái Lan vừa qua đã buộc các nhà đầu tư Nhật Bản phải đẩy nhanh hơn kế hoạch chuyển các nhà máy của họ ở Thái Lan qua VN.

Ông cho biết có thể chuyện này sẽ xảy ra trong vòng 3-4 năm nữa, nhưng thiệt hại do lũ lụt gây ra vừa qua đã buộc các nhà đầu tư này phải quyết định nhanh hơn, thậm chí là ngay lập tức di dời và đã có những động thái thuê mướn các công ty phục vụ hậu cầu (logistics) lên kế hoạch cho chuyện này.

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012

Đằng sau một câu slogan thành công

dang-sau-mot-slogan-thanh-congslogan là thứ mà chúng ta phải nghe, đọc và tiếp nhận hàng trăm lần mỗi ngày. Không tin? Đó là một thực tế chứng minh rằng bạn, với tư cách là một người tiêu dùng, đang bị bội thực slogan. Và hầu như tất cả các slogan đó trở nên vô hình, trong suốt trước mắt bạn, hoặc vô thanh qua tai bạn.

Vấn đề là làm thế nào để có một slogan thành công? Sau đây là một case study mà tôi nghĩ là có thể có ích cho một số bạn đọc.

Hãy thử đếm trong đầu.

Trên đường đi làm, có bao nhiêu bảng hiệu lướt qua mắt bạn? Có bao nhiêu bảng quảng cáo? Hay trước mỗi cầu thang máy, bạn vô tình xem bao nhiêu thông điệp quảng cáo? mỗi giờ trước tivi, bạn nghe và đọc được bao nhiêu slogan?

Và điểm lại, bạn nhớ được bao nhiêu? Bạn thực sự thích bao nhiêu?

Tôi đặt câu hỏi này với vài người. Con số nhớ được tức thời thường là 3-5, còn con số mà họ thích chỉ là 1 hay 2.

Slogan được nhiều người thích nhất, cho dù nó không thực sự là một slogan, chính là "có thể bạn không cao, nhưng người khác vẫn phải ngước nhìn". Tôi chưa tin, nên thử Google nó, và kết quả là hơn 40 trang kết quả, cho thấy nó được trích dẫn nhiều như thế nào, trở nên phổ biến như thế nào.

Và tôi nghĩ sự phổ biến của nó xứng đáng được viết thành một case study. Để biết tại sao nó không trong suốt như những câu slogan khác.

Tôi vẫn còn nhớ, từ ngày nhận được đề nghị pitch của Bia Sài gòn cho đến khi tôi có câu slogan đó trong đầu là gần 3 tuần.

Ba tuần đó đối với tôi là một khỏang thời gian dài. Rất dài. Luôn phải đối mặt với bản thân mình. Luôn có nhiều phương trình không hoàn chỉnh trong đầu, chọn lựa, phân tích, thử và sai. Và luôn sống trong sự sợ hãi. Sợ sự bất lực của bản thân mình.

Cuối cùng, tôi đã vượt qua nó. Tưởng như nhờ một sự tình cờ, mà liên tưởng về chuyện "lùn" của chai bia gắn kết khéo léo với một insight được tôi suy nghĩ trước đó. Tôi chỉ nói là "tưởng như". Vì người ta thường nghĩ đến chữ "sáng tạo" một cách tình cờ, mà ít ai hiểu được rằng đằng sau sự tình cờ ấy là một quá trình phân tích và sàng lọc kỹ càng trên phương diện chiến lược.

Mà chiến lược ấy của bia Sài gòn lùn, không có gì khác hơn là "bia của người Việt nam". Chiến lược đó không phải do tôi sáng tạo. Nó là chiến lược truyền thông có sẵn của Bia Sài gòn. Tôi chỉ suy nghĩ, phân tích, đánh giá, lọc lựa nó trong quan hệ với đối thủ cạnh tranh, với môi trường tiêu dùng, với môi trường quảng cáo, để cuối cùng tự thuyết phục mình đó là chiến lược tốt nhất.

Và từ chiến lược đó, tôi hình dung ra các insights có thể của người tiêu dùng. Câu hỏi tôi tự đặt ra là "họ sẽ gặp vấn đề gì khi vào quán gọi bia này so sánh với bia ngọai?" "Họ nhận thức thế nào về bản thân họ, và hình ảnh của chai bia này?" "Một hình ảnh như thế nào giúp họ vượt qua nhận thức tiêu cực đó?" "Nhưng có tiêu cực hay không?" "Bản chất của sự trung thành của người uống bia là gì?"

Tôi sống với các câu hỏi đó trong gần suốt 3 tuần. Ăn, ngủ với chúng. Lo lắng.

Điều tôi luôn lo lắng, là những câu hỏi của mình đặt ra có chủ quan không? Có đúng là người ta suy nghĩ như thế không? Tôi luôn phải kiểm chứng những nghi ngờ của mình bằng mọi cách có thể. Trò chuyện về bia với bất kỳ ai có thể. Thu hẹp bớt các câu hỏi. Rồi ngày mai lại lật tung lên tất cả mọi thứ, bắt đầu lại từ đầu.

slogan-bia-saigonQuá trình đó lặp đi, lặp lại nhiều lần, để giải quyết tất cả những ghi ngại. Để cuối cùng, tôi xác tín được với bản thân mình ở ba điểm. Thứ nhất, chiến lược "Bia nội - Bia ngoại′ là chiến lược khôn ngoan, vì nó là lưỡi kiếm vạch đôi sơn hà. Thứ hai, người tiêu dùng uống bia hòan tòan là vì hình ảnh bia, chứ không phải là "hương vị" như kết quả FGDs thu được. Thứ ba, những người uống bia Saigon lùn cần được khơi dậy lòng tự hào cá nhân một cách hợp lý.

Đến đây, tôi mới thực sự bắt đầu "viết" slogan.

Cứ mỗi một slogan nháp ra được trong đầu, tôi phản bác nó bằng cách so sánh nó với những điều mà tôi đã xác tín. Và số lượng những kẻ chết non nhiều vô kể.

Hồi đó, tôi đã rất trễ so với kế họach thời gian. Nhiều lúc tôi nghĩ, chỉ có phép màu mới có thể giúp tôi hòan thành công việc.

Và phép màu đến thật. Vào một buổi trưa, sau khi tôi ăn vội bữa cơm văn phòng, lơ đãng ngó lên chiếc tivi trước mặt đang phát bộ phim "Thần Điêu Đại Hiệp". Bộ phim hiển nhiên chẳng liên quan gì đến những câu hỏi của tôi. Nhưng tác giả của nó thì có. Lúc đang miên man theo những dòng suy nghĩ của mình về Kim Dung, đến ý nghĩ "ông là một tác gia giàu có, và ông có tướng ngũ đỏan". Và thế là lời giải đến trong đầu tôi ngay tức khắc; một liên kết có lý giữa Việt Nam - Lùn - Tự hào về bản thân.

Mọi chuyện còn lại chỉ là lịch sử.

Một chút nói thêm. Ngày đó, tôi là Creative Director của công ty quảng cáo StormEye. Tôi cho rằng StormEye hòan tòan có lý để tự hào rằng StormEye là công ty làm ra nó. Nhưng tôi thực sự buồn cười khi được biết rằng, có nhiều người chưa từng ở StormEye ngày nào, vẫn claim là họ dính dáng đến câu slogan đó. Một người bạn mới quen thậm chí còn cho tôi biết rằng, ông ta gặp ít nhất là 10 người tự xưng là tác giả của nó.

(Tuấn Anh -

Theo Saga)

Share:

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

Giải mã bộ logo sản phẩm mới của Intel

Intel vừa thiết kế lại bộ logo sản phẩm nhằm giúp người mua dễ phân loại. Bài viết này sẽ nói cụ thể ý nghĩa của từng logo.

Nếu bạn đi mua sắm máy tính (máy tính để bàn, laptop, nettop hay netbook) dùng chip Intel trong vài tuần tới, bạn sẽ nhận thấy một số thay đổi. Intel vừa cập nhật bộ logo sản phẩm mới với hy vọng giúp người mua dễ dàng nhận biệt khác biệt giữa các sản phẩm. Cùng với bộ logo mới, Intel đưa ra hệ thống đánh giá 5 sao đi kèm theo các logo sản phẩm.


Bộ logo sản phẩm mới của Intel bắt đầu áp dụng từ 1/4/2009.

Đại diện Intel giải thích khẩu hiệu "Intel Inside" vẫn là trung tâm trong chiến lược logo thương hiệu của hãng. Kích thước của bộ logo mới cũng tương tự với bộ logo cũ nhưng được thay đổi thiết kế, logo mới nằm ngang (logo cũ nằm dọc) và vuông vắn (logo cũ hình trái xoan - oval). Tên của bộ vi xử lý (Core, Centrino, Pentium…) cũng chiếm vị trí lớn hơn trong logo mới.

Phân biệt màu sắc

Bộ logo mới được phân biệt qua màu sắc. Các sản phẩm cao cấp trong mỗi nhóm sản phẩm như Core i7 Extreme, có nền màu đen. Các sản phẩm phổ thông có nền màu xanh. Tất cả các sản phẩm thế hệ cũ Centrino, Pentium và Celeron có nền màu trắng. Như vậy, nhìn vào màu nền logo bạn có thể phân loại sản phẩm, muốn cao cấp thì chọn màu đen, phổ thông thì chọn màu nền xanh và chọn màu nền trắng nếu muốn tiết kiệm tiền.

Tuy nhiên, cũng có một chút vấn đề với cách phân loại sản phẩm dựa trên màu nền. Bộ vi xử lý Atom dùng cho netbook và nettop (máy tính để bàn cấp thấp) cũng có màu nền đen. Như vậy, có thể hiểu Atom là "hàng cao cấp" khi so sánh với Celeron và Centrino.

Phân biệt theo số sao

Cùng với bộ logo mới, Intel cũng đưa ra hệ thống đánh giá 5 sao. Sản phẩm được gắn càng nhiều sao càng nhiều tính năng và sức mạnh. Trong đó, 5 sao được gắn cho những sản phẩm có đủ các tính năng (như bộ vi xử lý Core i7 Extreme and Core 2 Extreme). Ước tính các máy tính thuộc loại 5 sao hiện có giá tối thiểu trên 1.000 USD, có thể xử lý tốt các ứng dụng đồ họa hay biên tập video.

Hình ảnh logo cũ của bộ vi xử lý Core i7
Hình ảnh logo cũ của bộ vi xử lý Core i7.

4 sao và 3 sao là những sản phẩm phổ thông, như Centrino 2, Core 2 Duo và Core 2 Quad nhưng có sự khác biệt về tốc độ của bộ vi xử lý. Hai sao được định vị dành cho máy tính dùng bộ vi xử lý Pentium, còn một sao dành cho máy tính dùng bộ vi xử lý Celeron. Atom bị loại khỏi hệ thống phân loại 5 sao, bởi theo Intel nó thuộc "tầng lớp" khác dành riêng cho netbook và nettop.

Hệ thống đánh giá 5 sao không được in trên bộ logo sản phẩm của Intel, chúng sẽ xuất hiện trên tấm thẻ giới thiệu tính năng sản phẩm của đơn vị bán hàng. Hệ thống đánh giá theo số sao chỉ ám chỉ thứ hạng của bộ vi xử lý, không phải là toàn bộ máy tính. Ở khía cạnh khả năng xử lý, Intel cho rằng càng nhiều sao thì tính năng và khả năng càng mạnh hơn.

Bạn có nên quyết định mua máy tính chỉ dựa trên logo và bộ vi xử lý? Thực tế, bộ vi xử lý chỉ là một phần quan trọng trong máy tính. Các yếu tố như dung lượng và tốc độ ổ cứng, dung lượng bộ nhớ RAM, card đồ họa, kích cỡ màn hình cũng là những yếu tố rất quan trọng khi chọn mua máy tính mới.

(Theo Ictnews/ PC Mag )

Share:

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

Xu hướng thiết kế logo 2009

xu-thuong-thiet-ke-logo-2009Luôn khác biệt và thật nổi bật" chính là thông điệp mà chúng ta nhận thấy từ các Thiết kế Logo hiện nay. Theo quan điểm về hệ thống định dạng, các logo của thời web 2.0 được xem như lỗi thời khi nó dần bị thay thế bởi những kỹ thuật khác. Vì sự xuất hiện quá phổ biến, nếu nhà thiết kế muốn biến chúng thành hệ thống định dạng cho một thương hiệu, thì cần phải sáng tạo nhiều hơn nữa để tìm ra sự khác biệt cho riêng nó.

So với trước đây, các designer ngày nay có những nhận thức và nhạy cảm hơn đối với các trào lưu sáng tác mang tính lịch sử. Họ luôn khám phá và tạo ra những logo phản ánh nguồn cội của mình. Chủ nghĩa tối giản từng là một điểm mạnh trong thiết kế. Nhưng phải thừa nhận rằng, chủ nghĩa này dần bị mất đi và bị thay thế bởi các sự pha trộn một cách đầy ngoạn mục.

Không có gì có thể đảm bảo cho sự trường tồn của một phong cách đặc sắc. Sự phát triển trong thiết kế logo cho thấy các xu hướng chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định. Những xu hướng mới có thể bị phủ nhận bởi những người đi theo một chủ nghĩa đối lập.

Năm 2009 được khởi đầu bởi những điều mới lạ, cùng những trải nghiệm và thử thách. Vì thế,  hiệu ứng thị giác và cảm xúc mạnh chính là chủ đề của năm nay.

Psychedelic Pop Backgrounds : Nền hoa

Psychedelic-pop-backgrounds-vnbrandCho dù các tiết học thiết kế vẫn thường khuyên bạn nên giảm bớt sự phức tạp trong khái niệm lẫn bản chất vấn đề nhưng hầu như việc sử dụng nhiều màu sắc và hình thể vẫn được ưa chuộng. Các cuộc cách mạng công nghệ không thể tránh khỏi đi ngược lại nền văn hóa lãng mạn. Tuy nhiên, có thể kết hợp hai điều này bằng cách tận dụng các họa tiết ảnh ảo làm nền cho các hoạt tiết.

Psychedelic Pop Background gợi cho chúng ta nhớ lại kỷ nguyên flower power era (thời kỳ sử dụng hoa làm họa tiết chính), nhưng phong cách nền psychedelic pop đã vượt ra khỏi sự hiện đại và phi chính thống. Phong cách này rất khiêm tốn và dân chủ mà không quá phô trương màu mè.

Phần lớn xu hướng của năm nay không thích hợp cho công nghệ in ấn cũ. Những thành tựu của công nghệ giúp ta không buộc phải in đen trắng nữa. Một số khách hàng cũng nhận ra rằng, khi quyết định chuyển mọi thứ sang đen trắng hoặc bản fax có thể họ phải bỏ qua những ý nghĩa và đặc trưng logo của mình. Thế thì họ nhận được gì? Phải chăng đó là ấn tượng về sức mạnh màu sắc chân thực của hình ảnh khi sử dụng 90% các phương tiện truyền thông khác.

Origami : Phong cách xếp giấy Nhật Bản

xu-huong-thiet-ke-logo-2009-OrigamiNhững khao khát quay lại chủ nghĩa căn bản phản ảnh rõ trong phong cách xếp giấy Nhật Bản Origami, nhà thiết kế sử dụng chủ nghĩa này để trình bày ý tưởng của họ.

Số lượng nhà thiết kế ngày một tăng và ai cũng muốn tạo phong cách riêng không trộn lẫn.

Dầu sao đi nữa, phong cách Origami cũng có những đặc sắc riêng của nó. Và, xu hướng dự báo có thể không tồn tại lâu vì một lý do đơn giản là các tác phẩm theo phong cách này khá giống nhau về vẻ bề ngoài. Lợi thế của nó chính là quá trình thực hiện. Nhà thiết kế am hiểu nghệ thuật Origami có lợi thế là biết chính xác quy trình xếp giấy và biết áp dụng vào thiết kế của mình. Tuy không phóng khoáng, hồn nhiên; nhưng logo mang phong cách Origami có sự nổi bật và ấn tượng riêng khi so sánh với các phong cách khác. Ngoài ra, logo theo phong cách này là sự lựa chọn tối ưu nếu bạn muốn cách điệu chữ (tên công ty chẳng hạn).

Nghệ thuật Origami là nghệ thuật xếp giấy Nhật Bản, từ những mẫu giấy nhỏ nhưng nhờ bàn tay khéo léo, nghệ nhân có thể tạo nên những sản phẩm hết sức tinh tế. Đây vừa là thử thách cho những họa sĩ thiết kế logo; vừa là lý do họ dành nhiều thời gian và sự cố gắng để tạo ra những sản phẩm với cấu trúc đơn giản nhưng hoàn toàn tinh xảo. Các tác phẩm mang phong cách này luôn mang lại cảm giác mạnh mẽ cho người xem.

Tactile Logos (Mô phỏng như thật)

xu-huong-thiet-ke-logo-2009-Tactile-LogosBạn có cảm giác như thế nào khi bắt gặp những thiết kế được lồng ghép từ những chất liệu khác nhau hoặc từ những hình ảnh khác nhau? Phải chăng đó là một cảm giác "thật tuyệt"? Có thể hiểu "Tactile" là những gì liên quan đến xúc giác, những điều mà ta có thể sờ mó được. Tuy nhiên phải hết sức chú ý rằng tactile không đồng nghĩa với sống sượng.

Họa sĩ thiết kế logo muốn dùng phương pháp tactile để làm thay đổi hình ảnh thông thường trong thế giới thực. Phong cách này có thể thực hiện bằng các phần mềm tin học và các phương pháp truyền thống như vẽ, cắt, dán,… Áp dụng kỹ xảo, các họa sĩ lành nghề có thể tạo ra các logo tactile gây ấn tượng với người xem hơn là chỉ dừng lại ở cấp độ "chạm đến". Những họa tiết và hình ảnh phải chuyển tải được cảm xúc.

Thiết kế theo phong cách tactile là một thử thách lớn cho cả những họa sĩ đồ họa chuyển nghiệp nhất. Tạo ra những mẫu chữ từ các chất liệu thực tế là một trải nghiệm độc đáo. Sự sáng tạo là vô biên. Người họa sĩ thiết kế như đang dạo chơi khám phá những vùng đất mới, mỗi sự sáng tạo là một bước đột phá không ngừng. Nghệ thuật sử dụng chữ trong phong cách thiết kế này tạo ra một xúc cảm và không khí hết sức đặc biệt. Khi người họa sĩ thiết kế vận dụng một cách kheó léo và tạo ra những tác phẩm độc đáo mà cả những người không được đào tạo về nghệ thuật cũng có thể am hiểu chính là cách khẳng định tài năng của họ.  Logo theo phương pháp tactile thường phảng phất phong cách của người thiết kế nó; thiết kế theo cách này buộc người họa sĩ phải chuyển tải những điều trăn trở của họ ra trang giấy hoặc các chất liệu khác.

Arabesque (chữ Arập)

xu-huong-thiet-ke-logo-2009-Arabesque-vnbrandNếu nhận được yêu cầu thiết kế một hệ thống nhận dạng theo nghệ thuật chữ Ả-rập, thoạt tiên bạn sẽ nghĩ đây là một điều khá đơn giản. Tuy nhiên, khi bắt tay vào việc, bạn mới thấy hết được những khó khăn mà mình phải đối mặt. Người họa sĩ phải làm sao để thiết kế của họ luôn phảng phất vẻ đẹp huyền ảo đặc trưng của vùng Trung Đông. Đó là phong cách Arabesque hay còn gọi là những nét vẽ của hoàng cung – những đường nét thanh thoát có thể được vận dụng trong các hình ảnh nhận diện một cách hoàn hảo.

Xu hướng thiết kế này đi đôi với sự trở lại của các mẫu hoa văn bóng bẩy mà các họa sĩ hoặc cả những người chưa bao giờ là họa sĩ từng được chiêm ngưỡng trong khoảng vài năm trở laị đây; những họa tiết với độ phức tạp cao được lồng trong các hình ảnh đồ họa. Kiểu thiết kế này xuất hiện đầu tiên từ Trung Đông và nhanh chóng được các nhà thiết kế người Mỹ và Châu Âu nắm bắt. Phong cách thiết kế Arabesque là sự lựa chọn tối ưu cho những nhà thiết kế ưa thích sự độc đáo, sự pha trộn hài hòa của các ký tự bay bướm cổ xưa và các font chữ hiện đại đã mang đến sự quyến rũ tuyệt vời cho phong cách này.

Những họa sĩ thiết kế logo theo phong cách Arabesque thường có cảm xúc mạnh đối với các đường nét của dạng ký tự tượng hình này: những nét xổ, hất dày mỏng khác nhau làm cho mẫu thiết kế thêm phần sinh động. Bàn tay người họa sĩ phải linh hoạt để có thể tạo hình một cách tự nhiên hơn. Không khó để lý giải khi người ta cho rằng chữ Ả - Rập được xem như một dạng thức nghệ thuật. Thiết kế theo phong cách này không những không quá ủy mị mà còn hài hòa và chắc chắn.

Classic Modernism (Chủ nghĩa tân cổ điển)

xu-huong-thiet-ke-logo-2009-Classic-ModernismNăm 2008, chủ nghĩa tân cổ điển đã trở lại, đây là cách an tòan để thiết kế một logo. Năm 2009 sẽ đưa chúng ta trở lại các thể thức chính thống nhất khi mọi thứ đều được tính tóan, những vùng trắng được tận dụng một cách khéo léo và tất cả mọi thứ đều được vận dụng phương thức cổ xưa, thể như máy tính chưa bao giờ được phát minh. Người ta vận dụng các hình khối căn bản, sự tương phản mạnh và cách sử dụng khỏang trắng một cách thông minh trong chủ nghĩa tân cổ điển.

Trọng tâm của các logo hiện đại là thiết yếu, trong khi nhận thức và sự tuân thủ luật lệ của nhận thức đó là tiền đề của mọi nguyên tắc hướng dẫn. Màu sắc và hình dáng được hạn chế đến mức tối thiểu nhưng đều rất mạnh mẽ. Những vùng mờ đục và các hiệu ứng photoshop cũng không được áp dụng. Đây là cách nhà thiết kế tạo ra sự khác biệt trong khi trào lưu phô trương vẫn đang xuất hiện khắp nơi.

Tuy nhiên, có một điều đáng ngạc nhiên là các nhà thiết kế trẻ lại đón nhận phong cách đơn giản này một cách hết sức nồng nhiệt.

Nếu bạn không chắc chắn về sự phản ứng của thị trường đối với hệ thống nhận dạng logo của bạn thì chủ nghĩa hiện đại là một giải pháp an toàn và điều này đã được chứng minh trong quá khứ.

Pictograms

xu-huong-thiet-ke-logo-2009-PictogramsThiết kế logo không chỉ là một đối tượng hoặc một hình ảnh, hoặc một hỗn hợp của các màu sắc và hình ảnh, mà còn là một quá trình giải quyết vấn đề.

Chúng tôi đang nhìn thấy một xu hướng mạnh theo hướng tích hợp có ý nghĩa logo, logo là rất cần thiết bao gồm các giá trị của các thương hiệu.

Theo quan điểm về hệ thống định dạng, các logo của thời web 2.0 được xem như lỗi thời khi nó dần bị thay thế bởi những kỹ thuật khác. Những nền tảng mà trên đó các biểu tượng đã được gắn kết, thay vì nhấn mạnh vào việc đưa biểu tượng riêng của mình.

Đôi khi mục đích của pictograms là để truyền tải các giá trị cơ bản của cộng đồng.

Pictograms trở lại sau nhiều năm, nhưng nó đã trở nên phổ biến khi dịch vụ các ngành công nghiệp như hàng không, quy hoạch đô thị và công viên đã có để cung cấp cho công dân với các thông tin quan trọng và hữu ích trong một ngôn ngữ mà bạn đã được phổ thông. Nếu Logo thiết kế theo trường phái pictograms, thương hiệu đó truyền đạt cam kết sự hiệu quả.

Visual cues là then chốt trong pictograms. Các biểu tượng của dự án phải chính nó như là một tài nguyên thiên nhiên và thông điệp rõ ràng của Logo

80′s Geometry Lesson (Bài học về các đối tượng hình học những năm 80)

xu-huong-thiet-ke-logo-2009-80-Geometry-lessonNếu như vẫn chưa tìm được một phong cách thích hợp nào, người ta có thể thử sử dụng các đối tượng hình học nhiều màu sắc cho logo của mình. Khả năng áp dụng logo kiểu này trên bản fax không phải là vấn đề quan trọng. Điều này đã gây tranh cãi nhiều năm liền nhưng phong cách này vẫn luôn tồn tại.

Vào những năm 80, lần đầu tiên xu hướng này xuất hiện đã nhận được sự phản ứng khá mờ nhạt từ phía thị trường. Nhưng mục tiêu chính vẫn là làm thế nào để tạo ra một thiết kế đặc sắc bằng mọi giá. Khi thị trường bão hòa như ngày nay, người họa sĩ thiết kế có quyền tự do sáng tạo sao cho có thể thu hút được sự chú ý từ người tiêu thụ.

Nhiều năm qua, phong cách logo dạng hình học thường hay được các công ty năng động sử dụng, thay vì giới thiệu một cách nhẹ nhàng, họ thường có những buổi ra mắt mang tính công nghiệp. Điều này đã làm ảnh hưởng đến hình tượng của họ trong nhiều năm dài và hơn thế nữa, người ta nhận thức về họ như những trò chơi con nít và thiếu tính nghiêm túc. Tuy nhiên, những nhà thiết kế và những nhà phát triển thương hiệu nhạy bén đã nhanh chóng nhận ra giá trị của phong cách này và bắt đầu phát triển nó.

Những thiết kế logo sử dụng hình học theo phong cách những năm 1980 đã đi ngược lại với chủ nghĩa tối giản, thiết kế ngầm và sự đơn giản nhưng đa nghĩa. Nhưng xu hướng năm nay không hẳn chỉ là sự tiếp nối của năm 2008 – những logo 3D công nghệ cao mà ta thường thấy những năm trước, thay vào đó xu hướng này có sự phảng phất của những khối Rubik nổi tiếng.

Tuy nhiên, xu hướng này khó phát triển và áp dụng rộng rãi. Nó có thể là một cú hích ở đây hoặc đâu đó nhằm nhắc nhở mọi người rằng các phong cách bình thường và trái với quy luật thị giác vẫn có thể đem lại hiệu quả cao trong việc chuyển tải các thông điệp. Tuy về khái niệm nó có kém phần hẹp nhưng chúng là những thiết kế tốt, đạt được sự cân bằng thị giác và khó bị sao chép.

Typographic Logos (Logo sử dụng nghệ thuật chữ)

xu-huong-thiet-ke-logo-2009-Typographic-LogosDưới con mắt của người họa sĩ thiết kế, logo sử dụng nghệ thuật chữ chưa bao giờ bị xem nhẹ bởi nó không chỉ chuyển tải sự đơn giản mà còn thu hút được sự chú ý rất tốt – một dạng sang trọng không ầm ĩ.

Thiết kế một logo sử dụng nghệ thuật chữ nghĩa là kết hợp hệ thống định dạng và mục tiêu của công ty thông qua cách điệu chữ.

Ngày nay, người họa sĩ thiết kế đã có sẵn hàng ngàn mẫu phông chữ, nhưng một nhà thiết kế chuyên nghiệp thường ít có khuynh hướng sử dụng những mẫu chữ có sẵn mà đó phải là một mẫu mang dấn ấn riêng của mình.

Tuy nhiên, việc tận dụng và chỉnh sửa phông chữ có sẵn cũng là cách mà các nhà thiết kế thường hay làm. Thể thức, văn hóa có thể được thể hiện thông qua logo sử dụng chữ nghệ thuật. Những chữ được chọn phải phù hợp trong nhiều tình huống, đặc biệt là khi khách hàng đòi hỏi nhiều yêu cầu cho logo của mình.

Street Art (Nghệ thuật đường phố)

xu-huong-thiet-ke-logo-2009-Steet-ArtChắc bạn đã nghe những từ "nghệ thuật đường phố". Street Art Logo có rất nhiều trong cuộc sống thường ngày quanh ta.

In đậm và tươi sáng được phản ánh trong nghệ thuật thiết kế logo, chỉ cần cho tâm trí của bạn đi du lịch trên khắp các địa điểm địa lý: từ thư viện của East Side Berlin, vào sự đa dạng của Melbourne và cho đến Murals của Sao Paulo, Brazil, bạn sẽ phát hiện ra rằng Logo với nghệ thuật đường phố là gợi lại một địa điểm và thời gian mà đã tạo ra một ấn tượng khác biệt cho người xem

Puzzle Patterns (Họa tiết phức tạp)

xu-huong-thiet-ke-logo-2009-Puzzle-PatternsKhi người ta tuyên bố: "Thế giới đảo lộn hết rồi", đó là lúc thiết kế logo không còn đi theo quy luật cũ nữa. Sự phát triển của thương hiệu sản phẩm và hàng ngàn chi tiết làm cho ảnh hưởng thị giác mỗi ngày mỗi giảm đi. Làm cách nào để đối phó  với trường hợp này?

Chỉ có một sự lựa chọn duy nhất cho nhà phát triển thương hiệu là tìm ra các giải pháp mới, như những người đi khai phá những mảnh đất chưa từng có ai đặt chân đến, như những nhiệm vụ mà cách nay 2 năm là bất khả thi thì bây giờ là bắt buộc.

Những họa tiết phức tạp kiểu này gợi cho chúng ta những trường thiên tiểu thuyết thay vì giảm đi những tinh túy của thương hiệu. Đa số họa tiết thiên về chủ đề thiên nhiên, mang thiên nhiên vào khoa học máy tính nhưng vẫn giữ được tính hiện đại của công nghệ.

Thay vì đi sâu vào chi tiết thương hiệu, nhà thiết kế sử dụng hình đồ họa phức tạp để xoay ngược lại các định luật thiết kế. Bí quyết của thiết kế ngày nay là: "không có luật trong thiết kế", chữ, họa tiết và hình ảnh được thử nghiệm không theo luật lệ nào nhưng vẫn rất tài tình. Cây cỏ, thú vật, ký tự, biển hiệu hay cả những hình đồ họa ngẫu nhiên đều có thể được dùng trong phong cách này. Người ta thường ít quan tâm về ý nghĩa khi lựa chọn họa tiết mà mục đính chủ yếu chỉ là trang trí.

Hiện tại, phong cách Puzzle ít được lựa chọn bởi các hệ thống nhận dạng cho doanh nghiệp. Nhưng không có gì đáng ngạc nhiên nếu những năm tới đây, khi các nhà doanh nghiệp muốn thay đổi bộ mặt của mình, khi họ tìm kiếm những điều khác biệt và họ bắt đầu lựa chọn xu hướng này.

Logo Design & Branding Trends 2009

(Hoàng Quân -

Theo logoorange .com)

Share:

Thứ Tư, 11 tháng 7, 2012

Logo Nike - Điều gì tạo nên thành công?

nike-brand

Hãy đứng trên phương diện của khách hàng thay vì dùng con mắt của một chuyên gia thiết kế chuyên nghiệp. Lý do đơn giản là vì khách hàng chính là người bạn "lấy lòng" .  Tôi sẽ chia sẻ với bạn điều gì khiến logo gây ấn tượng với tôi với tư cách là một người khách hàng bình thường (và tôi cũng không phải là dân thiết kế chuyên nghiệp).

Hãy bắt đầu với một ví dụ logo cực kì thành công mà chúng ta đã quá quen thuộc. Đó là logo Nike Swoosh (biểu tượng dấu ngoắc phẩy). Logo Nike Swoosh được thiết kế vào năm 1972 và không hề phải thay đối một ly từ ngày đó. Nếu để ý bạn sẽ thấy logo của Nike không có vẻ gì của thập kỉ 70 và cũng không phải điều chỉnh để đuồi kịp xu hướng theo thời gian. (Ví dụ như nếu Nike thực sự buộc chặt hình tượng thương hiệu mình với xu hướng tôn vinh xanh và hung đỏ năm 71, Nike chắc hẳn đã phải nâng cấp bản thân tính tới nay). Điều đó thể hiện rằng logo của Nike truyền đạt sự ổn định.

Nhưng một logo  thành công còn dựa trên một vài tiêu chí chiến lược khác:

Nó trông giống một logo .  Logo có thể ở trên giầy, áo phông, hay ở góc trên cùng của bản báo cáo tài chính hay business card. Dù bạn có đặt nó ở đâu, Nike logo cũng thành công truyền đạt rằng nó là biểu tượng đại diện cho Nike. Logo đơn giản là cách ngắn nhất (shortcut) để nói cho người khác biết bạn là ai.

Kích cỡ không ảnh hưởng gì . Nike logo có thể bị thu nhỏ xíu trên vòng tay hay phóng to đại để chăng trên tường của sân vận động và vẫn trông rất gọn gàng. Nói cách khác, logo dù ở kích cỡ nào cũng cần trông giống nhau.

Màu sắc không quan trọng . Nike logo có thể in màu hay đen trắng mà trông làm mất đi ảnh hưởng của nó. Mặc dù Nike Swoosh logo không cố định trong màu sắc nhưng hãy giả sử Nike giống như nhiều thương hiệu khác chọn màu đặc trưng của riêng mình. Trong trường hợp đó thì rất quan trọng rằng logo vẫn phải trông ấn tượng khi mà đen và trắng là sự lựa chọn duy nhất.

Chỉ có một liên tưởng, kết nối duy nhất . Ý nghĩa của từ Nike chỉ là Nike. Nhưng nếu Nike chọn một từ nào đó không khó hiểu và trừu tượng thì có lẽ Nike đã phải phó mặc cho tên thương hiệu mình cho sự thay đổi trong quan niệm, sự liên tưởng của khách hàng. Nhiều từ ngữ hình ảnh thay đổi nghĩa theo thời gian (Hãy thử hỏi National Geographic và một cậu bé 19 tuổi "courgar" là cái gi, và bạn sẽ nhận được 2 câu trả lời rất khác nhau)

Không phải không có ý nghĩa . Nike thực ra là tên của thần Chiến Thắng trong thần thoại Hy Lạp và biểu tượng Swoosh đã truyền đạt một cách rất uyển chuyển sự chyển động và bay bổng. Chiến thắng, uyển chuyển và bay bổng là một phần quan trọng trong thể thao. Điều này nghe có vẻ trái ngược với sự "thiếu ý nghĩa" của từ Nike vừa để cập ở trên nhưng thực tế là không phải. Logo bản thân nó chả có ý nghĩa gì mấy trong đời sống trước khi sự ra đời của Nike. Chính Nike đã mang đến ý nghĩa cho  nó theo cách Nike chọn.

Có thể tóm lại là một logo có những yếu tố kể trên sẽ truyền đạt được: sự ổn định (Stability), sự linh hoạt (Flexibility), tầm nhìn (Foresight) và chân chính (Integrity). Hầu hết khách hàng không cố tìm những tố chất này ở một logo nhưng chúng ta muốn tìm thấy chúng ở một công ty.

Khi tôi nhìn vào một công ty tự đại diện cho chính mình một cách lỗi thời và thiếu chuyên nghiệp (qua website hay tấm danh thiếp), sẽ tốn rất nhiều công để thuyết phục tôi rằng những gì tôi thấy là phần duy nhất lỗi thời và thiếu chuyên nghiệp của công ty đó. Vì thế hãy tạo ra một hình ảnh đại diện theo đúng cách và sau đó tất cả việc bạn phải làm là tập trung vào việc phục vụ khách hàng một cách tốt nhất và tăng doanh thu bán hàng.

(Tuấn Anh -

Theo Saga)

Share:

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

Lịch sử phát triễn Logo của các thương hiệu xe hơi (Kỳ 1)

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao chiếc Audi ở phía trước bạn lại có biểu tượng hình bốn vòng tròn móc vào nhau? Hay bạn có biết rằng biểu tượng của chiếc Cadillac được tạo ra bởi chùm lông trang trí trên mũ của một nhà quý tộc mà sau này được chứng minh là một người không đúng như sự miêu tả ? hay chiếc xe Volkswagen là ý tưởng của Hitle ?

Chúng ta hãy nhìn vào những câu chuyện rất hấp dẫn đằng sau các biểu tượng của một số những thương hiệu xe hàng đầu thế giới.

Alfa Romeo

car-logo-alfa-romeo

visconti-emblemThật ngạc nhiên, Alfa Romeo , nhà chế tạo ô tô và là niềm hãnh diện của nước Ý, đó là câu chuyện bắt bắt đầu từ Pháp. Năm 1910, một quý tộc Milan tên là Cavaliere Ugo Stella đã cộng tác vói một công ty ô tô của Pháp là Darracq để mua bán dây chuyền ở Ý . Khi đối tác thất bại, Stella đã chuyển công ty đi và đặt tên là Anonima Lombarda Fabbrica Automobili (A.L.F.A)

Biểu tượng đặc biệt của Alfa Romeo được tạo ra vào năm 1910 bởi một nhà thiết kế tên là Romano Cattaneo . Một hôm, trong lúc đang đợi chuyến tàu điện ở ga Piazza Castello ở Milan thì anh ta thấy chữ thập đỏ trên cờ Milan và phù hiệu của dòng họ quý tộc Visconti , có nét đặc trưng là một con rắn cỏ cùng với một người đàn ông ở trong miệng của nó, biểu tượng hoá " Những kẻ thù của Visconti mà con rắn  luôn luôn sẵn sàng huỷ diệt " ( Nguồn ).

Năm 1916 khi một thương gia Neapolitan tên là Nicola Romeo đã mua công ty và đã thay đổi những nhà máy để sản xuất đạn dược, máy móc phục vụ thế chiến thứ nhất. Sau chiến tranh, công ty trở lại sản xuất ô tô và lấy tên cuối cùng của chủ nhân của nó để trở thành Alfa Romeo.

ASTON MARTIN

car-logo-aston-martin

Vào năm 1913, Lionel Martin và Robert Bamford đã thành lập một công ty mà sau này trở thành Aston Martin . Lúc đó, Martin & Bamford là công ty chuyên sản xuất xe đua Singers , nhưng cặp aston-martin-james-bondđôi này muốn tạo nên một kiểu mẫu tinh tế hơn cho riêng họ. Họ đã đặt tên cho chiếc xe đầu tiên của họ là Aston Martin sau khi Lionel Martin và Aston Clinton trèo lên đường đua nơi mà chiếc Singgers của họ trước đó đã giành chiến thắng.

Chúng ta không thể nói về Aston Martin mà không đề cập đến Jame Bond . Vào năm 1959, Ian Fleming đã đặt siêu điệp viên của mình vào Jame Bond vào một chiêc Aston Martin DB Mark III ... Khi nó đuợc làm thành phim năm 1964, Bond đã lái một chiếc mới nhất , chiếc Aston martin DB5 màu bạc bóng loáng (có thêm súng máy, ghế thoát hiểm, và số đĩa xoay tròn)

Thật thú vị là chính Ian Fleming lại không lái chiếc Aston Martin. Ông ta lại thích lái chiếc Studebaker Avanti sản xuất năm 1963 hơn !

AUDI

car-logo-audi

Kỹ sư người Đức August Horch , trước đây từng làm việc cho hãng Karl Benz , đã thành lập công ty ô tô riêng A. Horch & Cie vào năm 1899. Thập niên sau đó, ông bị buộc phải ra khỏi công ty của mình và ông đã thiết lập một công ty mới ở thành phố khác và tiếp tục sử dụng chi nhánh Horch. Những đối tác cũ của ông đã kiện ông ta, và August Horch đã bị buộc phải tìm kiếm một cái tên mới.

car-logo-auto-unionKhi Horch đang nói chuyện với đối tác của mình là Franz Fikentscher tại văn phòng của Franz's , con trai của Franz đã đưa ra cái tên Audi :

Trong suốt cuộc gặp này, con trai của Franz ngồi yên lặng ở một góc phòng để học tiếng Latinh. Vài lần, cậu ta trông như thể muốn nói điều gì nhưng không nói và tiếp tục học, cho tới khi cậu ta thốt ra , " Bố - audiatur et altera pars …. liệu nó có  phải là ý kiến hay nếu ta gọi là audi thay vì horch ? ". " Horch " tiếng Đức có nghĩa là " Hark " hoặc là " Listen " mà tiếng Latinh nghĩa là " Audi ". Ý kiến này đã được mọi người tại cuộc họp ghi nhận ngay lập tức. (Nguồn: Wikipedia , A History of Progress (1996) - Chronicle of the Audi AG )

Và như vậy Audiwerke GmbH được sinh ra vào năm 1910. Năm 1932, 4 nhà sản xuất ô tô là Audi, Horch , DKW và Wanderer đã hợp nhất thành Auto Union . Biểu tượng của Auto Union là bốn vòng tròn móc vào nhau mà sau này trở thành biểu tượng của xe Audi, được sử dụng dành riêng cho các loại xe đua. Bốn nhà máy tiếp tục sản xuất ô tô dưới những cái tên và biểu tượng riêng của họ .

Đến năm 1985 (bỏ qua rất nhiều thời kì lịch sử), khi Auto Union đã trở thành Audi mà chúng ta biết đến ngày nay .

BMW

car-logo-bmw

Năm 1913, Karl Friedrich Rapp và Gustav Otto thành lập hai nhà máy chế tạo máy bay riêng biệt mà sau này hợp nhất thành BMW hay có tên đầy đủ là Bayerische Motoren Werke AG (Bavarian Motor Works). Rapp và Otto thực chất có chút ít việc phải làm với nhà máy sản xuất ô tô của BMW. Josef Popp , Max Friz và Camillo Castiglioni mới là những người đóng vai trò chủ yếu trong việc sản xuất những chiêc xe BMW hiện đại.

car-logo-bmw-plane

Biểu tượng BMW có hình tròn là tượng trưng của một cánh quạt máy bay quay tròn của Bavarian Luftwaffe . Lúc đó, các máy bay được sơn bằng màu của các vùng và các màu của cờ Bavarian đều là màu trắng và xanh da trời. Người ta nói rằng phi công đã nhìn thấy cánh quạt máy bay như là nhiều mảng đan xen giữa màu trắng và màu xanh, từ đó trở thành biểu tượng. Huy hiệu tròn trên máy bay cũng là Logo gốc của Karl Rapp.

Trong suốt chiến tranh thế giới thứ nhất, BMW là một nhà cung cấp chính thức các động cơ máy bay cho chính phủ Đức. Sau đại chiến, nước Đức bị Hiệp định Versailles cấm sản xuất máy bay và BMW bị buộc phải đổi công việc của mình: đầu tiên sản xuất phanh xe lửa trước khi sản xuất cơ giới hoá xe đạp, xe máy và ô tô.

BUICK

car-logo-buick-early

Công ty ô tô Buick được thành lập vào năm 1903 do David Dunbar Buick , một người Mỹ gốc Scotland phát minh ra. Ông đã phát minh ra van động cơ trên. Nếu bạn không nhận ra tên này, bạn không phải lo vì không chỉ có mình bạn mà nhiều người khác cũng không biết đến, nhưng bạn hãy nhớ điều này: Buick , một học sinh cấp 3, trung học phổ thông đã bỏ học nửa chừng, đã thành lập một công ty mà sau này đã trở thành một công ty ô tô lớn nhất thế giới, General Motor .

Năm 15 tuổi, Buick đã bỏ học để làm việc cho nhà máy sản xuất hệ thống ống nước cố định. Khi công việc đó thất bại, Buick đã lên nắm quyền nhưng trong vài năm, Buick đã cãi nhau với đối tác của mình vì ông ta thích dành thời gian của mình để sửa chữa các động cơ ô tô. Buick đã bán cổ phần của mình cho công ty rồi rời khỏi nó.

Với số tiền có được, Buick thành lập công ty ô tô Buick và trong vài năm hoạt động thì cạn kiệt. Ông bị đối tác của mình là William "Billy" Durant đá ra khỏi công ty vào năm 1906 và sau đó, ông đã bán cổ phần của mình với giá chỉ 100.000 usd. Số cổ phần đó ngày nay trị giá hơn 100 triệu đô. Vào những năm sau đó, Buick làm những công việc mà được trả lương rất thấp và thậm chí còn không thể trả nổi tiền điện thoại. Ông đã chết mà không có một đồng xu dính túi khi ông đang làm giám sát cho trường Detroit School of Trades . Điều đáng mỉa mai hơn nữa là chính Durant cũng bị buộc phải ra khỏi công ty. General Motors , công ty mà Durant thành lập từ chối trả tiền trợ cấp cho ông và ông cũng chết không một đồng xu dính túi.

car-logo-buick-shield

Quay trở lại câu chuyện về biểu tượng: Những biểu tượng đầu tiên của Buick là biến thể của chữ: " Buick ". Vào những năm 1930 Ralph Pew , nhà nghiên cứu General Motor Styling đã tìm thấy sự mô tả của người Scotland " Buick " [sic] chùm lông trang trí trên mũ và quyết định  sử dụng nó như một sự trang trí cho tấm lưới sắt bảo vệ bộ tản nhiệt ở xe. Năm 1960, biểu tượng biểu tượng gồm ba phần như những tấm chắn bảo vệ để tượng trưng cho 3 mẫu của Buick rồi xây dựng thành: LeSabre, Invicta và Electra .

Năm 1975, Buick đã thay đổi biểu tượng của họ thành 1 con diều hâu được đặt tên là " Happy " cùng với sự khai trương đường Skyhawk của họ. Tuy nhiên, vào cuối năm 1980, Buick quay trở lại với biểu tượng ba tấm chắn bảo vệ.

CADILLAC

car-logo-cadillac

Khi Henry Ford rời khỏi công ty ô tô thứ hai của anh ta, Công ty Henry Ford ( xem bên dưới ), những người ủng hộ tài chính đã cố gắng thanh lý tài sản của công ty. Một kĩ sư có tên là Henry M. Leland đã thuyết phục họ tiếp tục thay thế bằng công ty khác. Họ đã lắng nghe, và vì vậy Cadillac ra đời.

Logo đầu tiên của Cadillac đã dựa trên dấu ấn riêng của một gia đình quý tộc nhỏ mà sau đó công ty đã được đặt tên là: Antoine de La Mothe , Seigneur de Cadillac (Đứng đầu dòng họ Cadillac). Vào năm 1701, de La Mothe thành lập Fort Pontchartrain mà sau đó đã trở thành Detroit. Sau đó, Cadillac được đổi tên thành de La Mothe vào năm 1902, tiếp sau lễ kỷ niệm 200 năm tìm ra thành phố.

Vấn đề là, de La Mothe chưa bao giờ là giới quý tộc! Được sinh ra ở Antoine Laumet, de La Mothe đã bị ép rời khỏi nước Pháp đến Mỹ 1 cách đầy bí mật (1 vài người nói là do anh ta đã vi phạm pháp luật hoặc đã không thể trả nợ).

car-logo-cadillac-family-crest

Vào năm 1998, Cadillac đã có 1 triết lý thiết kế mới được gọi là " nghệ thuật và khoa học " và đã có logo được thiết kế lại cho nó. Đi từ ý tưởng 6 con chim được gọi là chim két, vòng hoa đội đầu, và cả khối đã làm ra dấu ấn riêng cho gia đình de La Mothe khi công ty cố gắng giũ bỏ hình ảnh tẻ nhạt. Logo mới đã ra mắt chính thức đầu tiên sau vài năm, trông nó hoàn toàn giống với cái được tạo ra từ Piet Mondrian!

FIAT

car-logo-fiat

Fiat, khi đó là Fabbrica Italiana Automobili Torino (Xưởng ô tô Ý của Turin), được sáng lập vào năm 1899 bởi 1 nhóm các nhà đầu tư, bao gồm Fort Pontchartrain người trở thành Giám Đốc điều hành sau đó. Agnelli đã mua cổ phần của anh ta với giá là 400 đô la (tương đương khoảng 10.000 đô la vào năm 2007). Bây giờ nó đáng giá cả tỷ và dường như kể từ đó Agnelli trở thành nhà quản lý Fiat. Bất chấp hoặc có lẽ là do sự giàu có, gia tộc Agnelli vẫn là 1 nhóm người phức tạp và bướng bỉnh.

Giả sử rằng, logo " scrabble tiles " nổi tiếng của Fiat vào những năm 1960 đã được thiết kế bởi Trưởng nhóm thiết kế của công ty người đã chèo lái Fiat trong suốt thời kỳ thiếu năng lượng và đã nhìn thấy hình dáng ký hiệu đèn neon của xưởng tương phản với bầu trời đêm (Theo nguồn: The language of Auto Emblems ).

FORD

car-logo-ford

Tất cả chúng ta biết rằng Ford được sáng lập bởi Henry Ford. Nhưng hầu hết mọi người đã không biết đó đã là công ty thứ 3 của anh ta. Ford đã thử nghiệm với những chiếc xe hơi trong khi đang làm việc cho Thomas Edison, và bỏ đi để thành lập công ty xe hơi đầu tiên của anh ta, Công ty xe hơi Detroit , công ty bị phá sản chỉ trong 2 năm. Sau đó, anh ta đã xây dựng 1 trường đua xe hơi và thành lập Công ty Henry Ford , Ford cũng bỏ cái đó chỉ sau 1 năm (sau đó công ty trở thành Cadillac - xem bên trên).

Vào năm 1902, Ford tiếp tục tạo dựng nên công ty ô tô thứ 3 của anh ta, Công ty Ford & Malcomson , và gần như bị mất nó khi việc kinh doanh đi xuống. Anh ta đã không thể trả những hóa đơn cho Jonh và Horace Dodge , những người đã góp vốn. Thành viên của Ford đã nhóm lại thành 1 nhóm các nhà đầu tư và thậm chí đã thuyết phục anh em nhà Dodge chấp nhận cho góp cổ phần vào công ty, công ty đã được đặt tên lại là Công ty Motor Ford . Sau đó, anh em nhà Dodge tiếp tục thành lập công ty xe hơi riêng của họ (bạn có thể đoán là gì không?).

Vào năm 1909, Childe Harold Wills , thiết kế và là kỹ sư trưởng đầu tiên của Ford (người cũng hỗ trợ thiết kế ra mô hình T ), đã mượn phông chữ nguyên bản trên danh thiếp kinh doanh của chính anh ta vào việc tạo ra logo cho Ford . Sau đó, hình oval màu xanh nổi tiếng được thêm vào khoảng năm 1927 mô hình chữ A - nó đã tồn tại cho đến ngày nay.

Kỳ 2: Mazda, Mercedes-Benz, Mitsubishi, Peugeot, Renault, Saab,Volkswagen

(Thùy Châu, Minh Trang -

Tổng hợp và dịch từ Neatorama)

Share: