Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Bán hàng đa cấp, một phương thức bán hàng tiên tiến hay một trò lừa bịp???

Chúng ta đã được nghe nói nhiều đến hình thức "hợp tác tiêu thụ" hay "bán hàng đa cấp", "bán hàng theo mạng lưới"…(ở nhiều nước còn gọi là "bán hàng kim tự tháp"). Trong thời gian gần đây, tại Việt nam hình thức này đã phát triển với tốc độ khá nhanh. Ở đó, công ty tiêu thụ sẽ thiết lập một mạng lưới thành viên tham gia và các thành viên hoạt động dựa trên phần thù lao (hoa hồng) mà công ty trả cho họ nếu giới thiệu thêm được thành viên mới, hoặc bán được hàng.

Chẳng hạn, nếu bạn là thành viên (tầng 1) của công ty, và bạn bán được sản phẩm thì bạn sẽ được hưởng thù lao trực tiếp, còn nếu không bạn có thể giới thiệu thêm người thứ 2 tham gia vào mạng lưới (được gọi là tầng 2) thì bạn sẽ được hưởng thù lao gian tiếp, và cứ thế, cứ thế, nếu bạn giới thiệu được càng nhiều người tham gia thì bạn sẽ có mức thù lao tích luỹ càng lớn. Tuy nhiên, trên thực tế, có một số công ty đang biến tướng hình thức này để thu lợi bất chính.

Để được là thành viên tham gia (ở một số công ty còn gọi là "Hợp tác viên tiêu thụ") của công ty, bạn phải được một người tham gia trước đó giới thiệu và phải mua một sản phẩm của công ty bằng tiền với giá thường gấp 2-3 lần giá thực tế. Lúc này, công ty sẽ chứng nhận cho bạn là đã có một lượng vốn tích luỹ cá nhân (thường nhỏ hơn khoản tiền bạn đã bỏ ra), và nó được dùng để tính toán khoản thù lao sau này. Sau đó nếu bạn giới thiệu được người tham gia mới bạn sẽ được hưởng thù lao 20-40% trên vốn tích luỹ cá nhân.

Tiếp đến nếu người được bạn giới thiệu lại giới thiệu một người mới thì bạn sẽ được hưởng thù lao gián tiếp từ 1-20% vốn tích luỹ cá nhân. Rồi còn nhiều khoản thù lao nữa, nhưng tổng cộng thưong không vượt quá 50-60%. Nói chung, bạn không cần phải bán hàng, bạn chỉ cần giới thiệu người tham gia và bạn sẽ được hưởng một khoản tiền khá "béo bở". Vậy câu hỏi đặt ra là công ty lấy đâu ra khoản tiền lớn như vậy để chi trả thù lao cho người tham gia. Tôi đã phỏng vấn một số thành viên tham gia của công ty X, và họ trả lời rằng công ty đã lấy từ lợi nhuận bán hàng của công ty, và từ nhiều nguồn thu khác,…để chi trả. Nhưng vấn đề đặt ra là công ty đã bán hàng cho ai? Bán với giá như thế nào để có thể nuôi một bộ máy lớn như vậy? Và tại sao bạn chỉ cần mất một khoản tiền cho việc mua sản phẩm để được tham mạng lưới mà lợi ích thu về lớn như thế?

Chỉ cần làm một phép tính nhỏ thì đây quả là một trò lừa bịp. Tôi xin được đưa ra ví dụ sau đây để các bạn tham khảo:

Theo quy định của công ty X, để trở thành thành viên của mạng lưới tiêu thụ bạn phải mua một sản phẩm của công ty này với giá 3.000.000 đồng (nhưng thực tế thì sản phẩm này có giá tối đa chỉ là 1.500.000 đồng). Lúc này công ty sẽ ghi nhận vốn tích luỹ cá nhân ban đầu của bạn là 2.000.000 đồng (đây không phải là số tiền bạn được hưởng mà chỉ là con số để tính thù lao sau này).

Chúng ta sẽ tính toán lợi ích của từng người:

Đối với bạn: Giả sử giá thực tế của sản phẩm là 1.500.000 đồng, thì bạn đã mất 1.500.000 triệu đồng để được quyền tham gia mạng.

Tiếp đến giả sử bạn giới thiệu thêm 2 thành viên mới. Theo quy định bạn sẽ được nhận khoản thù lao là 20%*vốn tích luỹ cá nhân từ mỗi người, tức bạn sẽ có 20% * 2.000.000 đồng * 2 (người) = 800.000 đồng. (1)

Đến thời điểm này nếu xét về thiệt hại thì bạn chỉ bị mất 1.500.000 – 800.000 = 700.000 đồng. Tuy nhiên nếu bạn giới thiệu thêm nhiều thành viên mới nữa hoặc thành viên mới đó giới thiệu được thêm thành viên mới khác, thì bạn lại được hưởng thêm thù lao và chẳng mấy chốc bạn sẽ hoàn vốn.

Đối với công ty X: Bạn nên nhớ rằng để là thành viên của công ty X, 2 thành viên mới mà bạn giới thiệu cũng phải mua sản phẩm với giá 3.000.000 đồng. Sau khi trừ đi giá thực tế của sản phẩm thì công ty đã thu một khoản tiền từ 2 thành viên này là: 1.500.000 * 2 (người) = 3.000.000 đồng.

Bên cạnh đó do công ty X phải chi trả thù lao cho bạn là 800.000 đồng (theo 1) nên tổng số tiền thực tế mà họ thu về tính đến thời điểm này là: 1.500.000 (từ việc bán sản phẩm cho bạn) + 3.000.0000 (từ việc bán sản phẩm cho 2 người bạn của bạn) - 800.000 (trả thù lao cho bạn) = 3.700.000 (đồng). Đây quả là một con số không nhỏ so với thu nhập của bạn. Trong khi bạn phải vắt kiệt sức để "lôi kéo" "dụ dỗ" các thành viên mới tham gia, còn công ty X chỉ "ngồi chơi xơi nước" và thu tiền về. Nên nhớ rằng đây mới chỉ là tầng đầu tiên, còn nếu thêm 2, 3.. tầng nữa thì công ty này chỉ việc "ngồi rung đùi" và "hốt bạc".

Tóm lại ai là người được lợi và bị hại trong trò chơi này:

Người được lợi, chẳng ai khác chính là công ty X.

Còn người bị hại chính là bạn và các bạn của bạn (các thành viên được bạn giới thiệu). Khoản thù lao mà bạn có được thực ra chính là khoản tiền của các thành viên mà bạn giới thiệu đã bỏ ra để mua sản phẩm của công ty X. Điều này cũng giống như việc các bạn quyên góp tiền để cho một ai đó vậy, nhưng nếu các bạn quyên góp vì việc "nghĩa" thì xã hội sẽ ghi nhận còn trong trường hợp này phần lớn đồng tiền lại "nhảy" vào "túi" công ty X. Thực sự, công ty X chẳng trả gì cho bạn cả. Công ty X đã lợi dụng sự kém hiểu biết của các bạn để lừa gạt các bạn. Đặc biệt là các bạn sinh viên, nhiều bạn nhà rất nghèo nhưng vì thấy hình thức này khá dễ dàng kiếm tiền nên đã nghe theo lời dụ dỗ của các công ty. Nhiều người đã bỏ ra một khoản tiền khá lớn để trở thành thành viên mạng lưới. Rồi một ngày nào đó công ty này giải thể, và các bạn sẽ là nạn nhân của trò lừa bịp này. Và cũng vì một khoản lợi trước mắt mà chính các bạn đã tự làm hại lẫn nhau.

Bán hàng đa cấp là một phương thức bán hàng tiên tiến nhưng nó cũng là cách mà nhiều công ty lợi dụng để thu lợi bất chính. Chính vì vậy hành vi bán hàng hàng đa cấp bất chính đã bị Luật Cạnh tranh ngăn cấm. Khoản 1, điều 48 Luật cạnh tranh quy định: cấm các doanh nghiệp bán hàng đa cấp "yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp." Luật Cạnh tranh sẽ có hiệu lực từ ngày 01/07/2005, nhưng cho đến ngày đó chắc chắn sẽ có một số doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính thúc đẩy việc lôi kéo thêm nhiều người tham gia để thu lợi bất chính và khi Luật có hiệu lực họ sẽ cao chạy xa bay, hay thay đổi phương thức hoạt động, lúc đó người tham gia sẽ là nạn nhân của trò lừa bịp này. Chắc chắn pháp luật sẽ trừng trị họ nhưng trước mắt hy vọng tất cả chúng ta hãy biết đề cao cảnh giác.

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Những loại hình, sản phẩm, dịch vụ nào của doanh nghiệp phù hợp với nhượng quyền ở Việt Nam

Mô hình nhượng quyền trên thế giới đã được áp dụng rất phổ biến trên nhiều loại hình kinh doanh và nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên tại Việt Nam , hoạt động nhượng quyền vẫn còn chưa phát triển mạnh. Để đánh giá cơ hội hoạt động nhượng quyền trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chúng tôi đã rút gọn và đưa ra nhận xét với 40 loại hình phù hợp nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam . Doanh nghiệp của bạn phù hợp với loại hình nhượng quyền nào?

Mô hình nhượng quyền trên thế giới đã được áp dụng rất phổ biến trên nhiều loại hình kinh doanh và nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên tại Việt Nam , hoạt động nhượng quyền vẫn còn chưa phát triển mạnh.

Để đánh giá cơ hội hoạt động nhượng quyền trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chúng tôi đã rút gọn và đưa ra nhận xét với 40 loại hình phù hợp nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam . Doanh nghiệp của bạn phù hợp với loại hình nhượng quyền nào?

Danh sách hạng mục sản phẩm - dịch vụ phù hợp với việc nhượng quyền tại Việt Nam

STT

Loại hình sản phẩm dịch vụ

Khuyến nghị của LANTABRAND

1

Cửa hàng kẹo , bắp rang, bánh snack

Candy, pop corns and snacks

Hiện vẫn chưa có thương hiệu nổi tiếng nhưng các cửa hàng tham gia lĩnh vực này cần xem xét nhượng quyền là cơ hội lớn kinh doanh cho mình.

2

Cửa hàng bán / thuê băng đĩa

Video / audio sales and rental

Các cửa hàng cho thuê băng đĩa cần xem mô hình nhượng quyền như là một con đường ngắn nhất để mở rộng loại hình này.

3

Cửa hàng bán hoa

Florist Shops

Rất nhiều dịch vụ đặt , giao tặng và trang trí hoa hiện nay có thể mở rộng mô hình bằng nhượng quyền.

4

Cửa hàng bán lẻ chuyên dụng

Retail stores: specialty

Thônq qua kinh doanh chuyên về 1 mặt hàng sẽ là lợi thế lớn giúp thương hiệu trở nên mạnh hơn và dễ nhượng quyền hơn.

5

Cửa hàng bán lẻ đa dụng

Retail stores: variety

Đáp ứng nhiều nhu cầu của khách hàng và chú trọng vào sự tiện lợi , vào giá cả. Việc nhượng quyền mở rộng tính qui mô và tính kinh tế cho hệ thống cửa hàng này.

6

Cửa hàng bánh ngọt

Food : pastry, baked

Kinh Đô đã rất thành công và hiện nhân rộng mô hình nhượng quyền cho các cửa hàng tiếp theo, tuy nhiên thị trường này vẫn còn rất lớn

7

Cửa hàng kem, sữa chua

Food: ice-cream, yoghurt

Các cửa hàng kem tại Việt Nam hiện nay đều đang nỗ lực chuẩn hoá hình ảnh để chuẩn bị lên kế hoạch nhượng quyền cho mình.

8

Cửa hàng mắt kính

Stained glass

Một số cửa hàng lớn hiện nay chi phối thị trường mắt kính và đang chuẩn bị cho việc nhượng quyền trong tương lai gần.

9

Cửa hàng nội thất

Home furnishing

Do việc đầu tư vào cửa hàng nội thất đòi hỏi chi phí cao, nhượng quyền để huy động vốn là 1 phương thức hữu hiệu khi muốn mở rộng qui mô của mình.

10

Cửa hàng sinh tố - vitamin

Vitamin and mineral stores

ALO trà đã rất thành công trong việc phát triển nhân rộng mô hình cửa hàng nước giải khát nhanh.

11

Cửa hàng tạp hoá

Convernience Stores

Mô hình các cửa hàng nhỏ nhưng dịch vụ tốt ( như 7ELEVEN trên thế giới) sẽ có mặt và nhân rộng nhờ nhượng quyền.

12

Cho thuê quần áo cưới - dự tiệc

Formal / wedding wear rental

Đây là dịch vụ đáng xem xét vai trò của nhượng quyền vì nó đáp ứng nhu cầu thiết thực và có thể nhân rộng nhanh chóng.

13

Cho thuê trang thiết bị

Rental equipment

Việc thuê mướn trang thiết bị sẽ phục vụ nhu cầu sử dụng trong ngắn hạn, và việc mở rộng các cửa hàng cho thuê sẽ làm tăng tính qui mô và hiệu quả cho họ.

14

Cho thuê xe - Dịch vụ về xe

Auto rentals - Automotive services

Dịch vụ này phát triển mạnh ở các khu đô thị và do đó việc nhượng quyền rất khả thi.

15

Chụp hình

Photography

Các cửa hàng photosticker ( chụp lấy ngay) mọc lên rất nhanh, cũng với các dịch vụ tương tự, hứa hẹn mô hình nhượng quyền như cơ hội phát triển mạnh.

156

Dịch vụ chăm sóc trẻ em

Children's services

Mức sống ngày càng cao khiến dịch vụ này phát triển mạnh, nhượng quyền là cơ hội giúp bạn nhân rộng mô hình kinh doanh này.

17

Dịch vụ chuyên chở

Transposrtation services

Phát triển mạnh. Hiện nay mỗi tài xế taxi được xem như một người nhận quyền phải đáp ứng được những yêu cầu của bên nhượng quyền.

18

Dịch vụ giới thiệu việc làm

Employment servces

Các trung tâm việc làm hiện nay cần xây dựng uy tín và hình ảnh tốt trước khi bắt đầu nhượng quyền kinh doanh.

19

Dịch vụ giúp việc nhà

Maid services

Các khu đô thị mới và các khu nhà cao cấp mọc lên sẽ là mảnh đất màu mỡ cho dịch vụ này phát triển và nhân rộng bằng nhượng quyền.

20

Dịch vụ kho bãi

Storage services

Sự bùng nổ đô thị sẽ giúp dịch vụ này phát triển mạnh, việc nhượng quyền chỉ cần có hệ thống thương hiệu và có chiến lược phát triển hợp lý để nhân rộng mô hình.

21

Dịch vụ mua sắm

Shopping services

Đưa sự tiện lợi lên hàng đầu, có thể thông qua thương mại điện tử để phát triển và nhân rộng mô hình này. Nhượng quyền sẽ dựa trên một hệ thống dịch vụ mạnh hỗ trợ khách hàng.

22

Dịch vụ sức khoẻ

Health services

Các dịch vụ thể hình, dịch vụ massage, spa hiện nay đang phát triển rất mạnh và cần kiểm soát thương hiệu trước khi nhượng quyền.

23

Dịch vụ viễn thông

Telecommunications services

Viễn thông đang được mở rộng cùng với sự hỗ trợ của chính phủ, và nhượng quyền để phát triển mô hình viễn thông sẽ là bước kế tiếp của thị trường này.

24

Đại lý du lịch

Travel agencies

Chưa phát triển một hệ thống dữ liệu đủ mạnh để thiết lập và kiểm soát việc nhượng quyền.

25

Thức ăn nhanh

Food: specialties

Việc tập trung vào 1 hoặc vài món ăn nổi bật sẽ giúp mô hình nhượng quyền càng thuận lợi hơn. KFC, phở 24 là 1 ví dụ thành công.

26

Giải trí: thể thao, dịch vụ

Recreation: sports, services

Ngành đang phát triển mạnh đáp ứng nhu cầu của thị trường và cơ hội nhân rộng mô hình bằng nhượng quyền là rất lớn

27

Giặt ủi

Laundry and dry cleaning

Dịch vụ này hiện nay vẫn chưa chú trọng xây dựng thương hiệu và đẩy mạnh qui mô, vì vậy cơ hội để phát triển nhượng quyền rất lớn nếu chuẩn bị kĩ lưỡng từ đầu.

28

In ấn / photocopy

Printing / photocopying

Dịch vụ in ấn hiện nay mọc lên rất nhiều nhưng chưa chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu và kế hoạch nhượng quyền để nhân rộng mô hình của mình.

29

Khách sạn và phòng trọ

Hotels and motels

Mô hình nhượng quyền được áp dụng rất phổ biến trên thế giới đối với loại hình này, vì các khách sạn không chỉ có thương hiệu mà còn là mô hình quản lý chuyên nghiệp.

30

Mỹ phẩm

Cosmetics

Các cửa hàng mỹ phẩm và chăm sóc sắc đẹp sẽ dựa vào uy tín và "bí quyết công nghệ" , một trong những yếu tố cần thiết để thành công của nhượng quyền.

31

Nữ trang

Jewellery

Do việc đầu tư vào cửa hàng nữ trang đòi hỏi chi phí cao, nhượng quyền để huy động vốn là 1 phương thức hữu hiệu khi muốn mở rộng qui mô của mình.

32

Nhà hàng

Food: restaurants

Nhà hàng thức ăn nhanh được xem là khai sinh cho mô hình nhượng quyền, vì đây là 1 trong những lợi thế lớn của ngành này.

33

Nhà sách

Book Stores

Nhượng quyền là mô hình kinh doanh hiệu quả đối với các nhà sách, giúp cửa hàng sách đạt được lợi thế về qui mô.

34

Quán cà phê, nước giải khát

Coffee and drink shop

Là mô hình nhựợng quyền phát triển đầu tiên và nhân rộng nhất tại Việt Nam , với các thương hiệu lớn như Trung Nguyên, Highland ,.. hứa hẹn nhiều cơ hội kinh doanh nhất.

35

Quần áo và giày dép

Clothing and shoes

Đây là ngành phát triển mạnh, việc nhượng quyền có kiểm soát sẽ mở rộng và nâng cao hình ảnh của thương hiệu.

36

Sản phẩm và dịch vụ giáo dục

Education Products and Services

Các trường ngoại ngữ, các trung tâm đào tạo mọc lên như nấm nhưng chưa được chuẩn hoá , cần đi vào bài bản và có kiểm soát hơn.

37

Tiệm thuốc tây

Drug Stores

Hiện nay phần lớn tiệm thuốc tây chưa có thương hiệu và hệ thống chuẩn hoá --> nhượng quyền là cơ hội kinh doanh lớn

38

Tiệm uốn tóc

Hair salons

Rất nhiều tiệm uốn tóc hiện nay sử dụng chung 1 thương hiệu mạnh nhưng chưa thật sự quản lý được thương hiệu nên vẫn còn chần chừ trong việc nhượng quyền.

39

Thiết bị gia dụng

Home appliancaes

Các cửa hàng thiết bị gia dụng hiện nay chỉ tập trung vào giá chứ chưa chú ý xây dựng thương hiệu cho mình, vì thế nhượng quyền đòi hỏi có thời gian.

40

Vi tính/ Điện tử

Computer / electronics

Các dịch vụ mua bán, sửa chữa và bảo hành vi tính / điện tử có thể sử dụng mô hình nhượng quyền rất tốt.

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Bán nhượng quyền UPS Store

Tháng 4/2001, Mail Boxes Etc., Inc. - một tập đoàn nhượng quyền hàng đầu thế giới trong ngành vận chuyển hàng hải, trung tâm dịch vụ kinh doanh và bưu chính - trở thành công ty con của UPS, một tập đoàn hàng đầu thế giới về giao nhận và phát triển nhanh.

Trong năm 2003, UPS tiến hành nhượng quyền cho cả 2 thương hiệu. Với hơn 5500 khách hàng ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, mạng lưới này đã trở thành một hệ thống hùng mạnh trên thị trường.

Nếu bạn muốn sở hữu một của hàng nhượng quyền (ngoài ngành thực phẩm). UPS Store có thể là một cơ hội cho bạn. Thị trường của UPS Store là đóng gói, vận chuyển, in ấn, cho thuê hòm thư, fax, dịch vụ bưu điện, thiết bị đóng gói và truyền tin. Chi phí nhân công và phí ban đầu thấp. 97% chi nhánh mở cửa trong vòng 3 năm qua vẫn còn hoạt động hiệu quả. Nhượng quyền của UPS Store có thể phù hợp các vị trí, kể cả những vị trí đặc biệt với diện tích nhỏ và lượng lưu thông lớn, như khuôn viên trường đại học, khách sạn, doanh trại quân đội và các trung tâm hội nghị.  Với những vị trí ở ngoại thành và nông thôn, chúng tôi có những chương trình hỗ trợ phát triển để bạn có thể mở và điều hành hoạt động.

Mail Boxes Etc., Inc là một hệ thống nhượng quyền hàng đầu thế giới thành công trong lĩnh vực này. Tuy nhiên với UPS Store, bạn dễ dàng thành công ở thị trường Hoa Kì và  UPS Store cũng là công ty mẹ của Mail Boxes Etc., Inc. 2 thương hiệu với 4500 chi nhánh và sự hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh. Người mua nhượng quyền UPS Store không chỉ có được lợi ích từ những hoạt động hỗ trợ và sự ổn định của hệ thống mà nó còn có được lợi ích từ nhận biết thương hiệu của tập đoàn đa quốc gia..

Đầu tư ban đầu

Phí nhượng quyền của UPS Store là 29.950 USD. Được hỗ trợ tài chính. UPS cung cấp nhiều giải pháp tài chính để hỗ trợ, tuy nhiên tất cả đều phải thanh toán bằng tiền mặt. Những giải pháp này giúp bạn giảm số tiền đầu tư ban đầu.

Hạng mục

Phí thành lập mức 1

Phí thành lập mức 2

Lệ phí chi nhánh

14.950$

29.950$

Thiết kế

36.345$

97.900$

Phí lựa chọn

10.000$

10.000$

Thiết bị máy móc, Vốn cố định

16.498$

25.396$

Phí mở rộng

7.950$

13.200$

Bảo hiểm

1,000$

2,000$

Đào tạo

9.000$

8.105$

Các chi phí khác

31.500$

41.500$

Tổng phí đầu tư

127.243$

228.051$

Chi phí hoạt động.

Phí duy trì 5%, phí Markeitng 1%, phí truyền thông nội địa 2,5%, tất cả tính trên doanh thu và tính theo tháng. Dựa vào vị trí và khu vực, phí quảng cáo trung bình trong khoảng 100-400USD. Ngoài ra, hàng năm người mua quyền kinh doanh còn phải trả 595 USD phí nâng cấp phần mểm quản lý và nâng cấp hệ thống.

Bạn nhận được gì – đào tạo và hỗ trợ.

Phí chuyển nhượng bao gồm quyền sử dụng tên thương hiệu, logo, ký hiệu thương mại, phương pháp kinh doanh và công nghệ độc quyền.

Công tác huấn luyện chia làm 3 giai đoạn, bao gồm 2 tuần học ở đại học UPS Store, San Diego, California.

Trong chuẩn bị cho bạn mở chi nhánh, Công ty còn cung cấp cho bạn tài liệu hướng dẫn phương pháp lựa chọn vị trí, thiết kế và giám sát xây dựng.

Là Người mua nhượng quyền thương hiệu, bạn còn nhận được hỗ trợ từ hệ thống các khoá huấn luyện nâng cao, các hoạt động marketing và chương trình hỗ trợ kinh doanh.

Thông tin liên lạc

Công ty

UPS Store, The

Người phụ trách

Mr. David Wells, Sales Department

Địa chỉ

6060 Cornerstone Ct. W.
San Diego, CA 92121-3762
800#: (877) 623-7253

Điện thoại

--

Fax

((858) 546-7493

Email

fransale@mbe.com

Website

www.theupsstore.com/franchise/fraopp.html

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Yen tăng giá, không tạo làn sóng M&A của Nhật Bản vào Việt Nam

Việc đồng yen liên tiếp tăng giá so với đô la Mỹ đã tạo làn sóng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Nhật Bản, nhưng không giúp tăng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam.

Việc đồng yen liên tiếp tăng giá so với đô la Mỹ đã tạo làn sóng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Nhật Bản, nhưng không giúp tăng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam.

Ông Hirota Nakanishi, chuyên gia tư vấn đầu tư tại văn phòng TPHCM của Tổ chức thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản (JETRO), cho biết: "Đồng yen tăng giá rất nhiều và hiện rất nhiều tiền nằm ở Nhật Bản. Vì thế tôi nghĩ đây là thời điểm tốt để đầu tư ra thị trường nước ngoài".

"Tuy nhiên, khi chúng tôi bắt đầu xem xét đầu tư (mua bán và sáp nhập – M&A) vào các công ty Việt Nam, thì gặp phải một số vấn đề".

"Vấn đề lớn nhất là tình trạng tài chính không rõ ràng và không công khai. Các công ty Nhật Bản cần biết tình hình tài chính chi tiết và rõ ràng trước khi bắt đầu tiến hành mua bán và sáp nhập, nhưng thông tin rất ít".

"Thêm vào đó, ngay cả khi có đôi chút thông tin rồi, thì độ tin cậy cũng không cao. Đó là l‎ý do vì sao ngay cả khi đồng yen tăng giá, số vụ mua bán sáp nhập từ Nhật Bản vào Việt Nam đến nay cũng không tăng".

"Đầu tư hoàn toàn khác với việc nhập hàng hóa khi giá yen tăng. Nếu (các công ty Việt Nam - pv) có tất cả các điều kiện, như minh bạch thông tin tài chính, cơ sở hạ tầng, người lãnh đạo công ty giỏi, thì các công ty Nhật Bản mới có thể đầu tư (M&A - pv)".

Trước đó, theo tờ Kyodo News, ngày càng nhiều công ty Nhật Bản đang tận dụng xu hướng toàn cầu hóa và việc đồng yen tăng giá để mua các công ty ở châu Á.

Cụ thể, trong tháng 8-2010, công ty chế tạo thiết bị công nghiệp Kito Corp. cho biết sẽ mua một công ty sản xuất cần trục Ấn Độ nhằm cung cấp sản phẩm cho lượng ngày càng tăng các công ty sản xuất của Nhật Bản đang mở các cơ sở tại Ấn Độ.

Vào đầu tháng 10-2010, công ty sản xuất thiết bị y tế Nipro Corp. cũng thông báo mua lại công ty sản xuất ống kim thuốc của Trung Quốc nhằm tăng sự hiện diện tại thị trường này.

Tờ Wall Street Journal đầu tuần này cũng cho biết, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan và Bộ trưởng Tài chính Yoshihiko Noda đang kêu gọi doanh nghiệp Nhật Bản tận dụng cơ hội đồng yen tăng giá để mua các công ty và tài sản ở nước ngoài.

Theo Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 10 tháng đầu năm nay, Nhật Bản đã đầu tư 70 dự án tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký trên 1,4 tỷ đô la Mỹ. Nhật Bản thường đứng thứ ba, sau Hàn Quốc và Đài Loan, về vốn đăng ký đầu tư vào Việt Nam.

Theo ông ông Hirota Nakanishi, khi đầu tư vào Việt Nam, các công ty Nhật Bản thường quan tâm đến một số lĩnh vực, gồm hàng tiêu dùng, thực phẩm, thuốc, tài chính, viễn thông, phân phối, hậu cần và kho vận (logistics), vận tải và các dự án năng lượng.

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

Franchising: Hướng mới cho doanh nghiệp Việt

Chuyển nhượng quyền kinh doanh (franchising) được hiểu là quyền độc quyền do chủ sở hữu một nhãn hiệu hoặc tên thương mại cấp để kinh doanh hàng hoá và dịch vụ trong một khu vực nhất định.

Chuyển nhượng quyền kinh doanh (franchising) được hiểu là quyền độc quyền do chủ sở hữu một nhãn hiệu hoặc tên thương mại cấp để kinh doanh hàng hoá và dịch vụ trong một khu vực nhất định.

Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây nhượng quyền kinh doanh đã được đề cập tới khá nhiều như một trong những phương thức kinh doanh mới. Trên thực tế phương thức kinh doanh này đã được một số DN áp dụng và bước đầu đã thu được những thành quả nhất định.

Tại các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, việc kinh doanh hàng hoá và dịch vụ thông qua hình thức franchising được áp dụng và phát triển khá mạnh mẽ từ những năm 1950. Cho đến nay, hình thức này đã trở nên phổ biến.

Thành công từ nhượng quyền kinh doanh

Xuất phát từ nhiều yếu tố nhưng điều cơ bản nhất đem lại thành công là do franchising có sự kết hợp giữa kinh nghiệm, trình độ kinh doanh chuyên sâu và sức mạnh của một thương hiệu đã được đầu tư xây dựng lâu dài của bên cấp franchising, cộng với sự năng động của bên nhận franchising và việc tận dụng những điều kiện thuận lợi về kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực của nơi triển khai hệ thống franchising.

Phở 24 là một trong những ví dụ khá điển hình về hình thức nhượng quyền kinh doanh ở Việt Nam. Với ý tưởng xây dựng một thương hiệu mạnh tầm vóc quốc tế thông qua hệ thống chuỗi cửa hàng theo mô hình nhượng quyền, doanh nhân Lý Quý Trung cùng Tập đoàn Nam An đã mở cửa hàng kinh doanh phở đầu tiên tại TP HCM vào tháng 6/2003. Đến nay, Phở 24 đã có gần 50 cửa hàng tại TP HCM, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Vũng Tàu và tại một số nước trên thế giới như Indonesia, Singapore... Hình thức nhượng quyền của Phở 24 là nhượng quyền công thức kinh doanh, theo đó, bên được nhượng quyền được sử dụng thương hiệu Phở 24 và được bên nhượng quyền hướng dẫn, đào tạo chi tiết cách thức tổ chức, điều hành và quản lý cửa hàng phở theo đúng quy trình chuẩn.

Để chuẩn bị các điều kiện cần thiết, tạo nền tảng cho việc nhượng quyền kinh doanh dài hạn, trong 2 năm đầu, Tập đoàn Nam An tập trung tạo dựng tính đồng bộ trong tất cả các khâu của hoạt động kinh doanh, áp dụng chặt chẽ quy trình chuẩn từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, chế biến nguyên liệu đến phong cách phục vụ và các yêu cầu về không gian cửa hàng nhằm đảm bảo đem đến cho khách hàng sự hài lòng khi thưởng thức phở.

Ông Lý Quý Trung cho biết, Phở 24 đã thực hiện chặt chẽ các thủ tục pháp lý bằng cách tiến hành các thủ tục đăng ký nhãn hiệu trong và ngoài nước, đầu tư chi phí luật sư tư vấn, soạn thảo hợp đồng nhượng quyền... Bên cạnh đó, Phở 24 cũng đã chuẩn bị các khâu tổ chức, đào tạo, huấn luyện để có thể hỗ trợ kịp thời cho bên được nhượng quyền kinh doanh nhằm đảm bảo hiệu quả của hoạt động này.

Bên được nhượng quyền phải trả cho chủ sở hữu thương hiệu Phở 24 một khoản phí ban đầu và khoản phí hàng tháng. Chí phí hàng tháng là chi phí sử dụng nhãn hiệu và những dịch vụ hỗ trợ khác từ phía chủ thương hiệu Phở 24 trong khoảng thời gian 5 năm. Đối với các cửa hàng được nhượng quyền, chủ sở hữu thương hiệu Phở 24 vẫn dành quyền giám sát và kiểm soát phương thức điều hành cửa hàng để uy tín của nhãn hiệu và tên thương mại Phở 24 vẫn được duy trì và giá trị của các các cửa hàng, mà thực chất là của toàn bộ hệ thống theo đó các cửa hàng Phở 24 hoạt động kinh doanh không bị suy giảm.

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Lý Quí Trung bán phở mua bánh!

Theo ông Lý Quí Trung, BreadTalk sẽ góp phần làm cho thị trường bánh ngọt nở to hơn và thói quen dùng bánh chất lượng của người tiêu dùng cũng tăng lên.

Theo ông Lý Quí Trung, BreadTalk sẽ góp phần làm cho thị trường bánh ngọt nở to hơn và thói quen dùng bánh chất lượng của người tiêu dùng cũng tăng lên.

Với sự xuất hiện khá rầm rộ của nhiều thương hiệu bánh mì ngọt như Tous Les Jours, Panier Bakery, La Doree, KiDo, Pat à Chou..., thương hiệu được mua nhượng quyền từ Singapore BreadTalk, vừa khai trương cửa hàng thứ 2 tại TP.HCM, có dễ dàng tìm chỗ đứng tại thị trường Việt Nam? Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Bình Minh Toàn Cầu là ông Lý Quí Trung, chủ chuỗi nhà hàng Phở 24, nói rằng, tính đồng nhất của mô hình nhượng quyền là thế mạnh của BreadTalk.

Bán nhượng quyền thương hiệu phở rồi mua nhượng quyền bánh mì ngọt từ Singapore. Đây là hướng kinh doanh mới của Phở 24?

Cần tách bạch rõ ràng giữa 2 việc kinh doanh này. BreadTalk là đầu tư của cá nhân tôi với những người bạn trong Công ty Bình Minh Toàn Cầu do tôi làm Chủ tịch. Vì thế, BreadTalk vào Việt Nam không liên quan đến tình hình kinh doanh của Phở 24 mà liên quan đến thị trường. Thị trường ẩm thực Việt đang cần những sản phẩm này, tôi đã tìm hiểu rất kỹ và chọn sản phẩm nào tôi thấy thích nhất và thật sự có cảm xúc.

Những điều khoản ràng buộc về mua bán nhượng quyền trong hợp đồng với Phở 24 và BreadTalk có khác nhau không? Cái hay của mô hình này là gì?

Những hợp đồng mua bán nhượng quyền thương mại thường có nguyên tắc chung đồng nhất về cách tổ chức cửa tiệm, đồng phục, nguyên liệu, máy móc, điều hành. Nhưng tại mỗi quốc gia, người mua nhượng quyền có thể cách điệu đôi nét trong chuẩn mực đó để phù hợp với văn hóa, hoàn cảnh địa phương. Cái hay trong nhượng quyền là người mua được hưởng ngay thành quả thương hiệu của người bán.

Giá trị hợp đồng mua nhượng quyền BreadTalk cao hơn nhiều so với giá trị hợp đồng bán nhượng quyền Phở 24 ra nước ngoài?

Tất nhiên là cao hơn nhiều. Tiền nào của đó. Nhưng tôi không thể tiết lộ giá trị hợp đồng này bởi đó là một nguyên tắc cam kết trong hợp đồng. BreadTalk có 300 cửa hàng trên thế giới với lịch sử 10 năm. Phở 24 có chưa tới 100 cửa hàng với 7 năm phát triển. Mua thương hiệu này, chúng tôi hưởng thành quả 10 năm của đối tác. BreadTalk thuộc tập đoàn kinh doanh chứng khoán và bán lẻ lớn ở Singapore, sở hữu nhiều thương hiệu F&B (ẩm thực) thành công. Họ có giải thưởng như thương hiệu được yêu thích nhất Singapore, thương hiệu tiêu biểu nhất Singapore.

Thành công ở Singapore chưa chắc sẽ thành công ở Việt Nam nhưng BreadTalk đã rất thành công tại Indonesia và Trung Quốc, 2 quốc gia có những bước phát triển và mức thu nhập bình quân đầu người tương đương Việt Nam. Điều này càng khiến chúng tôi tự tin khi quyết định chọn thương hiệu này.

Ông từng bán nhượng quyền Phở 24 ra nước ngoài và viết sách, dạy bộ môn này ở Úc. Vậy ông có học hỏi thêm được điều gì từ sự hợp tác này?

Tôi học được nhiều. Học cảm giác của người đi mua khác người đi bán ra sao. Người đi mua như người đi học nên cảm giác khác người đi dạy. Có kinh nghiệm của người đi bán nhưng tôi đã mang đôi giày của người đi mua và hiểu rằng, có những chi tiết cần tôn trọng trong nhượng quyền như hãy để đối tác cung cấp các nguyên vật liệu mang tính bí quyết của họ và vui vẻ chấp nhận ràng buộc đó để bền lâu. Bởi nhượng quyền là chuyển giao một công nghệ chứ không chuyển giao bí mật kinh doanh. Tuy nhiên, lợi thế lớn của tôi là có thể đóng được 2 vai để thương thảo mức giá tốt nhất.

Tous Les Jours cũng kinh doanh theo mô hình nhượng quyền, đã có gần 10 tiệm bánh nằm ở những vị trí tốt và được người tiêu dùng biết đến. Ông có nghĩ sẽ có sự cạnh tranh lớn giữa các nhà kinh doanh nhượng quyền?

BreadTalk tuy mang thương hiệu ngoại nhưng do người Việt Nam làm chủ hoàn toàn tại Việt Nam. Điều này rất quan trọng. Còn Tous Les Jours bán bánh mì Pháp mang phong cách Hàn Quốc và chủ là người Hàn Quốc. Việc có thêm BreadTalk sẽ khiến miếng bánh thị phần lớn hơn, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn. Do đó, sự phát triển của BreadTalk sẽ có lợi cho Tous Les Jours và ngược lại. Cũng như Hàn Quốc phải mời đội tuyển Taekwondo của các quốc gia khác đến thi đấu để môn võ này ở nước mình mạnh lên. Trong kinh doanh nói chung, nếu chỉ có một thương hiệu hoạt động, lâu dần người tiêu dùng sẽ quá quen thuộc và không còn mặn mà nữa, miếng bánh thị phần khó lớn được. Khi người tiêu dùng có nhiều thương hiệu để quan tâm thì thị phần tăng và cạnh tranh chắc chắn xảy ra nhưng là cạnh tranh lành mạnh.

Đầu tư một tiệm BreadTalk cần bao nhiêu và bao lâu sẽ hoàn vốn?

Chúng tôi đầu tư khoảng 6 tỉ đồng cho tiệm bánh tại số 2 Cao Thắng. Thời hoàng kim trong kinh doanh ẩm thực cách đây khoảng 3-5 năm, có thể chưa tới 1 năm đã hoàn vốn. Nay lấy lại vốn phải mất ít nhất 2 năm. Tiền đầu tư tập trung nhiều vào việc nhập dàn máy móc, thiết bị làm bánh từ Thụy Điển và một số nước khác, theo chuẩn của BreadTalk. Nướng cái bánh hay pha tách cà phê, không phải nguyên liệu làm nên hương vị thơm ngon, quan trọng là chiếc máy.

Kế hoạch mở rộng của BreadTalk tại Việt Nam như thế nào?

Ngoài tiệm bánh ở Trung tâm Thương mại Vincom (Q.1) và đường Cao Thắng (Q.3), đến cuối tháng này, chúng tôi sẽ mở tiệm bánh thứ 3 tại Siêu thị MaxiMark Cộng Hòa (Q.Tân Bình). Năm 2011 sẽ mở tiếp 5 cái tại TP.HCM. Đối với BreadTalk, không nhất thiết phải chọn vị trí ở những góc giao lộ, mặt bằng lớn.

Phở 24 cũng có lúc được mở liên tục và sau đó một số phải đóng cửa vì kinh doanh không hiệu quả. Ông có nghĩ đây là bài học cho BreadTalk?

Thời gian qua có một vài tiệm Phở 24 phải dời đến mặt bằng khác do chủ nhà tăng tiền thuê, lấy lại mặt bằng hoặc do tiệm nằm trên con đường bị lô cốt chắn ngang trong thời gian dài, đường đang 2 chiều lại quy hoạch chuyển sang 1 chiều. Những yếu tố khách quan này nhưng nếu điều tra, nghiên cứu kỹ vẫn có thể tránh được.

Tôi nghĩ Phở 24 mở nhanh được thì BreadTalk cũng như vậy nhưng tôi sẽ tránh tối đa những sự cố về mặt bằng. Chẳng hạn, tôi vẫn tuân thủ chiến lược chọn vị trí trung tâm, đông người qua lại. Song tôi sẽ là người trực tiếp xem kỹ và quyết định mặt bằng. Chẳng hạn, để chọn mặt bằng trên đường Cao Thắng, tôi phải biết đường này nằm trong quy hoạch không cho mở trường học nữa, có nghĩa là không cấm bán lẻ.

BreadTalk có ý định mua nhượng quyền Phở 24 tại Singapore không? Việc mở tiệm Phở 24 tại London có thành công không?

Chúng tôi chưa bàn tới việc Phở 24 nhượng quyền cho BreadTalk tại Singapore nhưng trong tương lai, biết đâu đấy. Phở 24 từng có mặt ở Singapore nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 khiến chủ tiệm đóng cửa. Tiệm phở ở London (Anh) cuối cùng đã bị ngưng lại vì đối tác không huy động được vốn trong thời điểm khủng hoảng vừa qua.

Tuy nhiên, việc nhượng quyền của Phở 24 ở nước ngoài phải nói là rất xán lạn. Hiện nay, chúng tôi có 19 cửa hàng tại Indonesia, Philippines, Hàn Quốc, Campuchia, Úc và Hồng Kông. Sắp tới sẽ thêm 1 tiệm ở Macao. Dự kiến trong 3 năm nữa, số tiệm Phở 24 ở nước ngoài sẽ cao hơn trong nước. Ở châu Âu, tôi vẫn có ý định mở tại London hoặc Paris. Paris thuận lợi hơn vì đa số Việt kiều Pháp sống ở đó lâu năm với thành phần chủ yếu là giới trí thức ngày trước. Họ có vị trí xã hội nhất định tại đó và tạo ấn tượng tốt với người dân bản địa.

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Xác định mục tiêu thành công đối với thương hiệu nhượng quyền

Trước khi khảo sát bất kỳ thương hiệu nào, bạn nên đặt ra các chỉ tiêu trong ba hoặc năm năm. Về bản chất, các chỉ tiêu phải bao gồm cả yếu tố tài chính và chất lượng cuộc sống.

Trước khi khảo sát bất kỳ thương hiệu nào, bạn nên đặt ra các chỉ tiêu trong ba hoặc năm năm. Về bản chất, các chỉ tiêu phải bao gồm cả yếu tố tài chính và chất lượng cuộc sống.

Chỉ tiêu tài chính tập xem xét các vấn đề như mức lưu chuyển tiền mặt, khoản vốn tự có, lợi nhuận, đầu tư xây dựng và mức thu nhập.

Chỉ tiêu về chất lượng cuộc sống đề cập các vấn đề như lối sống mà bạn cho là quan trọng, ví dụ như bạn thích ăn tối tại nhà mỗi tuần ba lần, thích nghỉ ngơi, xem các trận đấu bóng đá hoặc tạo sự khác biệt trong cộng đồng…

Bạn đừng xem nhẹ các chỉ tiêu về chất lượng cuộc sống hoặc tập làm quen cá tính không dễ dãi. Chúng ta nên biết tại sao chỉ tiêu về chất lượng cuộc sống lại quan trọng hơn chỉ tiêu về tài chính? Bởi vì những người đầu tư vào kinh doanh nhượng quyền vốn trước đây đã có cuộc sống khá đầu đủ. Ngoài việc kiểm tra nguồn thu thì họ chẳng có lý do gì buộc phải đi làm từ sáng sớm. Chỉ tiền không thôi thì không đủ để thúc giục họ cũng như làm họ quan tâm mãi được. Trong lúc chỉ kiếm được khoản thu khiêm tốn thì bạn sẽ không dám coi nhẹ việc kinh doanh nhưng một khi đã thành đạt, bạn sẽ đòi hỏi chất lượng cuộc sống cao hơn.

Hầu hết các chủ thương hiệu đều có các tiêu chí giúp bạn cùng họ xác định liệu việc kinh doanh của bạn có thành công hay không. Chủ thương hiệu sẽ hướng dẫn bạn cách xác định doanh số, chi phí lao động, chi phí bán hàng và những đánh giá bằng số liệu khác. Phía chủ thương hiệu sẽ thiết lập mô hình kinh doanh và hệ thống hỗ trợ giúp bạn đạt được các chỉ tiêu và kiểm soát thành quả kinh doanh.

Tuy nhiên , chúng tôi biết chẳng có chủ thương hiệu nào đánh giá được là bạn cùng con cái đã tiêu xài hết bao nhiêu tiền hay là đã xem bao nhiêu trận bóng đá... Bạn nên nhớ là họ chỉ đánh giá sự thành công của bạn bằng cách tính của họ chứ không phải của bạn. Hầu hết các chủ thương hiệu đều không biết được khi nào thì những người mua thành đạt đang có cuộc sống như họ từng mong ước sau khi đầu tư vào kinh doanh nhượng quyền vì vấn đề mà chủ thương hiệu quan tâm nhất là tiền. Mà như chúng tôi đã đề cập, tiền không thể làm bạn quan tâm mãi được.

Hơn nữa, nhằm bảo toàn các khoản vốn vay từ ngân hàng hay người thân, bạn cần phải lập kế hoạch kinh doanh và dự toán mức lưu chuyển tiền mặt để gửi những nơi bạn muốn huy động nguồn vốn. Trong bản kế hoạch, bạn cần nêu chi tiết phương pháp và chiến lược sẽ thực hiện để đạt doanh thu, dự tính các chi phí, mức lưu chuyển tiền mặt và thời hạn trả nợ. Và nên nhớ, muốn đạt được thành công bạn phải làm ra tiền.

Hãy tưởng tượng là trong khi đang kinh doanh, bạn thiếu tiền mặt và phải thanh toán các khoản nợ chậm mất hai tháng. Phía cho vay yêu cầu bạn phải giải trình rõ ràng; bạn cho họ biết là trong khi không có tiền trả nợ thì bạn cũng đã không có cơ hội đi xem các trận đấu bóng đá với con suốt cả tháng nay. Chắc chắn đại diện cho vay sẽ cười nhạo bạn là "Thật may, ông không phải là cha tôi, thế tiền của tôi đâu rồi ?"

Cũng như ngân hàng, chủ thương hiệu cũng muốn được thanh toán đúng hạn và chú trọng việc đạt các chỉ tiêu tài chính như lúc bạn kinh doanh thành đạt. Chúng tôi không tranh cãi rằng điều này đúng hay sai ngoài việc chỉ ra cho bạn thấy là nếu như bạn có nhiều lý do để ưu tiên việc kinh doanh nhượng quyền thì đâu là những lý do giúp chủ thương hiệu đạt mục tiêu do họ đề ra ? Vậy nên, nếu bạn muốn có doanh thu cao thì chủ thương hiệu và ngành ngân hàng cũng muốn đạt các chỉ tiêu của họ để rồi tất cả đều cùng có lợi.

Bạn hãy tự lập ra một bản đánh giá về tài chính và chất lượng cuộc sống làm nên thành công cho mình. Sau đó hãy sử dụng bản đánh giá để làm phép so sánh giữa các thương hiệu khác nhau. Thương hiệu có khả năng đạt được các chỉ tiêu về tài chính và chất lượng cuộc sống nhất sẽ là thương hiệu bạn đầu tư.

Bạn rất dễ bị mất phương hướng về các chỉ tiêu đề ra vì những người mua thường ý thức về các vấn đề và thách thức trong kinh doanh hơn là xem liệu thương hiệu có giúp họ có khả năng đạt các chỉ tiêu ở mức cao hay không.

Ví dụ như khi bạn tiến hành khảo sát một doanh nghiệp chuyên về vệ sinh nhà cửa và qua trao đổi với những người mua bạn thấy là doanh thu của thương hiệu này rất cao. Sợ mình quá hăng hái với công việc này, bạn tự hỏi "Vì không vào được đại học nên mình phải làm nghề lau chùi bồn cầu và vệ sinh thảm trong nhà này ư?". Phản ứng tức thời sau câu tự vấn là bạn đã bỏ lỡ cơ hội mà không xem xét liệu thương hiệu đó có doanh thu cao hay không. Với mức doanh thu đã biết, lẽ ra bạn nên xem xét liệu mình có khả năng đạt các chỉ tiêu ở mức cao hay không. Vì lẽ đó, những người mua quan tâm đến các chỉ tiêu thường nghiên cứu kỹ hơn và đặt ra những câu hỏi như:

Chủ thương hiệu còn dấu chưa phổ biến những chiến lược gì ?

Ảnh hưởng của doanh thu đối với việc kinh doanh là gì ?

Phải mất thời gian bao lâu nếu muốn thay thế nhân viên ?

Sẽ áp dụng chương trình đào tạo nào đối với đội ngũ nhân viên thay thế ?

Phải mất thời gian bao lâu thì nhân viên mới sẽ làm việc hiệu quả ?

Tất cả các thương hiệu đều có những thách thức riêng cần phải vượt qua. Chủ thương hiệu có thể sở hữu các hệ thống đã được kiểm chứng và chứng minh được năng lực vượt qua thử thách nhưng cũng có thể là không. Vậy nên, bạn hãy bỏ qua những thương hiệu không chứng minh được khả năng và khảo sát những thương hiệu chứng tỏ được khả năng qua việc đặt những câu hỏi tương tự như trên.