Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Nhận Dạng Mối Quan Hệ Nhượng Quyền

Nhượng quyền thương mại là một hình thức kinh doanh tương đối mới mẻ ở Việt Nam. Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại cũng mới được đưa vào nội dung của Luật Thương mại sửa đổi.

Trong thời gian sắp tới, các quy định này sẽ là cơ sở pháp lý chính thức tạo lập nên một sân chơi chung cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi tham gia vào hoạt động nhượng quyền thương mại.

Nhượng quyền thương mại khởi nguồn từ Mỹ và các nước phát triển cách đây 150 năm. Với những ưu điểm nổi trội, hình thức kinh doanh này đã phát triển một cách hết sức nhanh chóng. Tính đến nay, trên thế giới đã có tới hơn ngàn hệ thống nhượng quyền với hành triệu cơ sở kinh doanh đang hoạt động. Chỉ riêng ở Mỹ, hoạt động nhượng quyền đã chiếm tới 40% tổng mức bán lẻ, thu hút được hơn hàng triệu lao động và bình quân cứ 12 phút lại có 1 franchising mới ra đời. Tuy vậy, dù nói thế nào thì nhượng quyền thương mại vẫn còn là một hình thức kinh doanh hết sức mới mẻ ở Việt Nam.

Hơn thế nữa, duy trì một mối quan hệ tích cực và phát triển giữa doanh nghiệp được nhượng quyền và nhà nhượng quyền là yếu tố quyết định đến sự thành công của việc nhượng quyền thương hiệu.

Giai đoạn đầu tiên của quá trình này là chìa khóa then chốt cho cả hai bên trong việc xây dựng mối quan hệ nhượng quyền. Điều này liên quan đến việc xin được giấy phép từ nhà nhượng quyền thương hiệu, điều cho phép doanh nghiệp được nhượng quyền, kinh doanh dưới nhãn hiệu hoặc tên tuổi thương mại của họ. Những doanh nghiệp được nhượng quyền cũng được huấn luyện lúc ban đầu và được hỗ trợ trong suốt giai đoạn khởi đầu công việc kinh doanh.

Sức hút chủ yếu của một hệ thống nhượng quyền đối với nhà đầu tư đó là một mô hình kinh doanh đã được kiểm chứng, thông qua nhiều năm hoạt động trên thị trường.

Bất cứ ai sắp tham gia vào một hệ thống nhượng quyền nên hiểu rằng hệ thống hoạt động của nhà nhượng quyền đã được chứng minh trước đó và đã đạt được thành công là rất quan trọng, khả năng thành công sẽ được tối đa hóa khi hệ thống đó được tuân thủ.

Những doanh nghiệp được nhượng quyền sẽ có xu hướng kinh doanh trái ngược với những nhà kinh. Những doanh nghiệp được nhượng quyền chuyển năng lượng của họ vào kế hoạch chứ không phải tái phát minh ra một cái mới."

Từ viễn cảnh của những nhà nhượng quyền thương hiệu, sự thiết lập, xây dựng các biện pháp kiểm soát, điều khiển hệ thống là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng của dịch vụ hoặc sản phẩm mà họ đưa ra trên toàn mạng lưới của mình. Điều này cho phép họ bảo vệ thương hiệu và theo đó, làm lợi cho những doanh nghiệp được nhượng quyền trong mạng lưới đó.

Bản chất của mối quan hệ nhượng quyền chính là những yếu tố nhận dạng "thế nào là nhượng quyền thương mại"

Công việc đào tạo nhượng quyền thương hiệu đi xa hơn ý nghĩa của việc "làm kinh doanh như thế nào" bao quát sự cải tiến của quá trình đào tạo phát triển để có thể được nhìn nhận như việc "làm thế nào để kinh doanh tốt hơn."

Nhượng quyền thương hiệu thì sự hỗ trợ là yếu tố chính trong quyết định của ông khi đầu tư vào một doanh nghiệp nhượng quyền.

Sau khi xem xét nhiều sự lựa chọn, một điều rõ ràng là trở thành một doanh nghiệp được nhượng quyền thương hiệu là một quyết định đúng đắn. Bởi vì tất cả những hệ thống hỗ trợ đã theo tôn ti trật tự, người sở hữu những doanh nghiệp này nên thực hiện hết sức mình.

Sự nhận thức rõ bản chất mối quan hệ giữa nhà nhượng quyền thương hiệu và doanh nghiệp được nhượng quyền là điều rất quan trọng đối với cả hai bên để họ tập trung vào xây dựng mối quan hệ này, và tập trung vào công việc của mình hơn là đi tìm hiểu nhượng quyền là gì.

Một điều quan trọng cũng nên nhớ đó là đối với một vài cá nhân, nhượng quyền thương hiệu có thể không phải là một cách thích hợp cho việc kinh doanh.

Bằng cách khám phá chiều sâu bản chất thực sự của mối quan hệ nhượng quyền thương hiệu, những người nghĩ đúng về nhượng quyền thương hiệu sẽ có thể nhận ra lợi ích trọn vẹn mà hệ thống đó mang lại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét