Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

Nhượng quyền kinh doanh

Hỏi:  Phí làm đại lý có thể thương lượng không? Bạn có thể tìm thấy một đại lý kinh doanh tương tự như một đại lý bất động sản để hỗ trợ trong việc tìm kiếm một cơ hội thành công?

Thông thường, phí làm đại lý kinh doanh thì không thể thương lượng, nhưng bạn vẫn có nhiều lựa chọn có thể giúp bạn, đặc biệt là trong nền kinh tế khó khăn như hiện nay.

Jeff Elgin trả lời:

Jeff Elgin có gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cấp quyền làm đại lý, cũng như là một đại lý và là uỷ viên ban quan trị thâm niên của một công ty đại lý. Hiện nay ông là giám đốc điều hành của FranChoice Inc., một công ty chuyên tư vấn miễn phí cho những khách hàng những điều phù hợp nhất với yêu cầu của họ để tìm được một đại lý như mong muốn.

Thông thường, phí làm đại lý kinh doanh thì không thể thương lượng, nhưng bạn vẫn có nhiều lựa chọn có thể giúp bạn, đặc biệt là trong nền kinh tế khó khăn như hiện nay.

Rất nhiều các công ty làm đại lý đang đề nghị cung cấp trực tiếp hoặc lựa chọn hỗ trợ tài chính từ bên thứ ba có thể cho phép bạn linh hoạt hơn trong các điều khoản thanh toán chi phí làm đại lý cảu bạn. Chúng có thể là những lựa chọn rất có giá trị cho bạn kể từ khi các loại chi phí "mềm" như phí đại lý trở thành một vấn đề khó khăn trong tài chính và phải được trả bằng dự trữ tiền mặt của bạn.

Lý do mà hầu hết các chi phí không thể thương lượng đó là công ty làm đại lý bị yêu cầu ghi rõ trong Văn kiện thông liên bang (FDD) bất kì sự thay đổi nào từ mức chi phí chuẩn họ định cho các đại lý. Do đó, sẽ có rất nhiều công việc phải làm để họ theo dõi những thoả thuận đã đưa ra và chắc chắn những thông tin được tiết lộ là tuyệt đối chính xác. Thêm vào đó, khi họ đưa ra những điều khoản đặc biệt, những đại lý khác sẽ yêu cầu những đãi ngộ lớn hơn, do đó, điều này sẽ thực sự thay đổi những mức chi phí chuẩn.

Bạn có một cơ hội tốt hơn để ảnh hưởng đến "thoả thuận" với các công ty cho phép hoạt động dưới danh nghĩa của họ bằng cách thương lượng những dịch vụ cộng thêm và hỗ trợ cho đại lý của bạn hoặc để nhận được chiết khấu từ những nhà cung cấp khác mà công ty có thể ảnh hưởng đến.

Hỏi . Bạn nghĩ gì về việc mua một đại lý kinh doanh khi vừa tốt nghiệp cao đẳng? Tôi là một sinh viên trường cao đẳng và cha mẹ tôi sẵn lòng lo cho tôi một công việc để kinh doanh (ví dụ như đại lý bánh pizza) nhưng họ muốn tôi phải đi làm vài năm trước đã. Tôi muốn bỏ qua giai đoạn đi làm thuê và trực tiếp trở thành một ông chủ. Thành tích của tôi khá tốt và tôi tham gia tất cả các lớp học có liên quan đến kinh doanh.

Jeff Elgin trả lời:

Mua một đại lý kinh doanh khi vừa tốt nghiệp cao đẳng để bạn có thể bỏ qua giai đoạn đi làm thuê và trực tiếp "làm ông chủ" thì nghe có vẻ rất tuyệt vời trên lý thuyết, nhưng trên thực tế sẽ gặp phải một số thách thức. Đầu tiên là điều bạn đang giả định, các ông chủ không cần phải làm việc.

Một trong những niềm vui khi làm ông chủ chính là bạn có quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm về những việc sẽ xảy ra. Bạn thực sự là một giám đốc điều hành, nhưng bạn cũng là người gác cổng, người rửa bát đĩa hoặc bất kỳ công việc nào cần làm vào bất kỳ thời điểm nào. Muốn thành công đồng nghĩa với việc sẵn sàng làm bất kỳ công việc kinh doanh nào và luôn là tấm gương dẫn đầu.

Có lẽ cha mẹ bạn muốn bạn làm việc vài năm trước khi chi tiền để bạn có được đại lý đó với mục đích là tạo cho bạn cơ hội để có được một số kinh nghiệm làm việc thực tế để tự kiếm sống. Kinh nghiệm đó có thể sẽ giúp bạn quản lý nhân viên tốt hơn khi bạn trở thành ông chủ và cũng có thể dạy bạn nhiều bài học giúp bạn tránh khỏi những sai lầm nghiêm trọng khi bạn trở thành chủ.

Hỏi: Làm thế nào để tôi tìm được một đại lý có hứng thú thuê cao ốc của chúng tôi ? Chúng tôi thích những người thuê nhà là những người trong ngành công nghiệp thực phẩm. Cao ốc nằm trong một khu vực lý tưởng với nhiều bãi đậu xe, liền kề với một quán rượu địa phương đã có từ lâu. Có rất nhiều chỗ ngồi với mặt trước cửa hàng riêng biệt và một nhà bếp hoàn thiện. Ngoài việc quảng cáo trên báo, làm sao để các công ty kinh doanh thực phẩm biết đến chúng tôi?

Jeff Elgin trả lời:

Đây là câu hỏi tốn 64 đô la để kiếm được nhiều người thuê nhà. Câu trả lời là những nỗ lực của bạn sẽ phải đưa ra nhiều phương pháp tiếp cận dựa trên chi phí và hiệu lực.

Cách tiếp cận ít tốn kém nhất là trực tiếp liên hệ với phòng kinh doanh bất động sản để tìm kiếm những công ty đại lý mà bạn nghĩ họ có thể sẽ có hứng thú. Điều này dựa trên thực tế mà bạn đã quan sát được: các địa điểm khác mà họ chọn cũng giống như của bạn và hiện nay chúng không phải là tiêu biểu trong khu vực của bạn. Phòng kinh doanh bất động sản sẽ nhanh chóng báo cho bạn biết nếu họ có hứng thú với địa điểm của bạn. Phương pháp tiếp cận này đòi hỏi phải nỗ lực nhưng sẽ rất có hiệu quả với một chi phí rất thấp.

Cách tiếp cận tiếp theo là liên lạc với những người môi giới bất động sản thương mại chủ yếu trong khu vực của bạn để chắc chắn rằng họ biết về giá trị địa điểm cao ốc và những điều mà bạn quan tâm. Hầu hết các công ty đại lý lớn có mối quan hệ với một hoặc nhiều người môi giới thương mại lớn trong mỗi thị trường chính để môi giới cho họ những khu vực tiềm năng nhất cho công việc kinh doanh của họ. Bạn cần phải đảm bảo rằng địa điểm của bạn nằm trong tầm ngắm của những người môi giới này.

Phương pháp tiếp cận cuối cùng mà tôi muốn gợi ý đó chính là quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng để trực tiếp đưa càng nhiều thông tin đến các khán giả mà bạn đang nhắm tới càng tốt. Trong trường hợp của bạn, vì bạn đã có hứng với các đại lý kinh doanh thực phẩm, có thể quảng cáo bằng một ấn phẩm như "Bản tin nhà hàng", đặc biệt nếu có ý tưởng quảng cáo trong khu vực hoặc thị trường cụ thể thì càng tốt.

Hỏi:  Liệu tôi có nên bán đi khu làm đại lý còn non trẻ, thuê ai đó để quản lý nó hay đóng cửa tiệm lại? Tôi đang tìm kiếm một doanh nghiệp thực sự để quản lý hoạt động hàng ngày của khu đại lý Abrakadoodle của tôi. Tôi có 3 đứa con và rất bận rộn với chúng.

Jeff Elgin trả lời

Có chứ. Nghe có vẻ chắc chắn rằng bạn nên làm một trong ba điều nêu trên bởi lẽ rằng bạn không có thời gian để hiến dâng cùng lúc cho cả 3 đứa con của bạn và công việc kinh doanh.

Còn về việc lựa chọn nào là tốt nhất thì tuỳ thuộc vào tình hình của bạn. Theo trình tự từ dưới lên trên, tôi sẽ chỉ đóng cửa tiệm khi tôi tin rằng đại lý đó đã thua cuộc và tôi không có cơ hội để đảo ngược tình thế và khi không ai chịu trả tiền để mua lấy nó.

Giả sử rằng tiềm năng của việc kinh doanh này là ổn định, nhưng đơn giản là bạn không có thời gian để xây dựng nó một mình, hãy thuê ai đó quản lý nó và làm cho công việc kinh doanh thành công là một lựa chọn phù hợp. Bạn nên biết rằng chiến lược này có thể làm cho bạn thua lỗ nhanh chóng trong một thời gian ngắn vì bạn còn phải trả lương cho người đó. Nhưng nếu người mà bạn thuê có thể giúp công việc kinh doanh kiếm ra tiền, bạn có thể giữ nó hoặc bán nó dễ dàng hơn với giá trị cao hơn ở thời điểm đó.

Lựa chọn khác mà bạn đề cập đến là bán đi công việc kinh doanh này. Đó sẽ là lựa chọn an toàn nhất khi đứng trên lập trường nguy hiểm, nhưng thông thường sẽ rất khó để bán một công việc kinh doanh "còn non trẻ". Hầu hết các doanh nghiệp đều muốn mua cái gì đó thành công và phát triển nó thêm sau khi họ sở hữu nó.

Tôi gợi ý bạn nên thảo luận thật chi tiết những lựa chọn này với công ty cho phép mở đại lý của bạn, sau đó hỏi xem họ có thể giúp bạn những gì trong tình hình hiện nay. Hy vọng sẽ giúp được bạn và chúc bạn may mắn.

Hỏi: Bạn phải kinh doanh bao lâu mới được nhượng quyền thương mại?

Jeff Elgin trả lời:

Không có các yêu cầu pháp lý nào quy định thời gian bạn phải kinh doanh trước khi nhượng quyền thương mại, trong thực tế các công ty nhượng quyền thương mại không hề có kinh nghiệm trước khi bắt đầu hoạt động.

Lý do trước khi có hoạt động kinh doanh là xây dựng được sự tín nhiệm của người mua người quyền thương mại tiềm năng. Cho dù bạn kinh doanh ba tháng hay mười năm thì những khách hàng tiềm năng đều muốn biết bạn tại sao họ lại đầu tư vào bạn, và có an toàn không khi họ làm như vậy?

Hỏi: .Bạn có thể cho tôi biết sự khác nhau giữa các loại phí nhượng quyền thương hiệu? Phí nhượng quyền thương hiệu là 20000USD sau đó yêu cầu vốn liệt kê lên đến 235000USD. Bạn có thể làm rõ sự khác nhau giữa hai loại đó và giải thích chi phí thiết lập ban đầu mà người mua phải chi trả?

Jeff Elgin trả lời:

Hầu hết giá của nhượng quyền thương hiệu đều liên quan đến các chi phí nhượng quyền thương hiệu ban đầu. Điều này giúp các chủ thương hiệu bù đắp cho một số hoặc tất cả các chi phí tuyển dụng và đào tạo.

Các chi phí khác được đề cập đến như "các yêu cầu đầu tư" bao gồm tất cả sự đầu tư khác để có công việc kinh doanh và điều hành. Điều này gồm cả khi mọi thứ đang lộn xộn đi vào một quy trình mới, thậm chí còn bao gồm việc tiếp thị đầu tiên của bạn và khoản tiền mặt dự trữ cần thiết cho vài tháng hoạt động đầu tiên. Con số này thường được gọi là "tổng số vốn đầu tư" phục vụ cho việc kinh doanh.

Cho dù tất cả các chi phí là chi phí dành cho các công ty nhượng quyền thương hiệu hoặc là tất cả các chi phí xây dựng công việc kinh doanh mới của bạn, bạn cũng nên yêu cầu các chủ thương hiệu cung cấp cho bạn những tài liệu trong quá trình điều tra. Bạn cần đảm bảo chắc chắn rằng bạn đã cận thận xem xét các thông tin và đặt ra các câu hỏi trước trước khi bạn biết chắn rằng tiền đang được đầu tư vào đâu.

Hỏi: Tôi có quá lớn tuổi cho việc nhượng quyền thương hiệu? Tôi là một phụ nữ 56 tuổi, đã làm việc 34 năm cho một công ty thiết lập. Trong quá trình làm việc tôi rất siêng năng. Ngoại trừ phải nghỉ các kì nghỉ dành cho sản phụ, tôi không nghỉ ngày nào vì bệnh tật, làm việc với vai trò quản lý, và trong môi trường áp lực cao. Tôi đang lo ngại rằng tôi sẽ không thể chịu đựng tiếp để điều hành công việc tiếp 10-15 năm nữa. Bạn có số liệu thống kê bao nhiêu doanh nhân nữ trên 55 tuổi và có thêm lời khuyên gì dành cho tôi?

Bonnie Price là người sáng lập của Silver Vixen Enterprises, là người cả đời tận tâm với công việc nâng cao tầm nhìn của phụ nữ từ 55-70.

Bonnie Price trả lời:

Câu hỏi quan trọng được đặt ra là bạn có yêu thích công việc kinh doanh nhượng quyền thương hiệu không? Nếu câu trả lời của không, thì năng lượng và sự mệt mỏi sẽ không thể tránh khỏi trong 10-15 năm sắp tới.

Sau một khoảng thời gian dài làm việc với Mỹ, đây là thời gian bạn tận hưởng cuộc sống với đầy đủ tiện nghị của mình.

Hãy tìm kiếm một công việc bạn cũng thiết tha hơn phù hợp với năng lượng của bạn hơn. Bạn hoàn toàn không hề già! Chúc may mắn!

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Những chỉ dẫn để lựa chọn một cơ hội kinh doanh tốt (P.1)

Trước tiên phải chắc rằng việc lựa chọn kinh doanh của bạn đã bao gồm mọi quy chế liên quan đến cơ hội kinh doanh đó - có thể khác nhau tùy từng địa phương - và phải được đăng ký kinh doanh nếu địa phương yêu cầu.

Tiếp theo, hãy tìm hiểu xem cơ hội kinh doanh mà bạn đang quan tâm có gửi đơn chào hàng đến người mua không. Nếu đó là một cơ hội được FTC quy định thì nó cần phải bổ sung thêm một số thông tin chi tiết cho bạn.

Khi chọn một cơ hội kinh doanh, hãy nhớ rằng nếu bạn mua cơ hội đó từ một công ty có khá nhiều đại lý đã hoạt động từ 3 năm trở lên thì bạn sẽ phải trả tiền nhiều hơn vì bạn là người mới. Nếu bạn lại nghĩ đến một cơ hội kinh doanh với một thương hiệu mới hơn, bạn cũng nên kiểm tra quá khứ hoạt động của công ty mẹ để đánh giá thành công và tuổi thọ của nó trong ngành.

Nếu bạn hỏi một cố vấn kinh doanh cách để đánh giá một cơ hội "chuẩn" cho bạn, bạn có thể nhận được những hướng dẫn sau đây:

Hãy đánh giá bản thân và khả năng của mình một cách trung thực nhất. Nếu bạn là nhân viên công sở hàng nhiều năm, bạn có vui vẻ gọi điện thoại cho các doanh nhân để bán cho họ một dịch vụ vô hình không? Nếu bạn đã là một nhân viên bán hàng mấy năm trời, bạn có vui lòng đứng sau quầy tính tiền để bán đồ ăn vặt không?

Bạn phải điều hành công việc kinh doanh một cách hăng hái. Bạn có thấy vui khi giới thiệu một sản phẩm mới hoặc một dịch vụ lạ mà mọi người hoàn toàn chưa biết tới không? Bạn có thể gây cảm hứng đối với một thứ chưa được quảng cáo rộng rãi cả nước không?

Bạn phải có kiến thức toàn diện về sản phẩm hoặc dịch vụ của công việc kinh doanh đó. Nếu công ty mẹ ít khi hoặc không huấn luyện về kỹ thuật hay phương pháp quản lý thì hãy thận trọng với cơ hội đó. Ngược lại nếu người chuyển nhượng đã hệ thống tất cả những kiến thức vào một quyển thông tin hoạt động cơ bản thì cơ hội kinh doanh đó đáng được dành nhiều sự quan tâm.

Hãy đánh giá sản phẩm/ dịch vụ theo thị trường. Đã đến đúng thời điểm để tung ra sản phẩm chưa? Trên thị trường có nhu cầu đối với nó chưa, và tiềm năng phát triển của nó như thế nào so với những đối thủ cạnh tranh?

Tìm hiểu xem có bao nhiều người mua (quyền kinh doanh) đã đạt được thành công trong một khoảng thời gian đáng kể. Một cơ hội kinh doanh đúng kiểu thậm chí còn cung cấp cho bạn số điện thoại của những người được mua quyền kinh doanh khác, nên bạn có thể đánh giá được mức độ hài lòng tổng quát của họ đối với cơ hội này như thế nào, và khả năng người cấp giấy phép thực hiện những lời hứa đến đâu.

Sự kiểm tra cho bạn những bản thoả thuận mà công ty mẹ cung cấp.

Hãy chắc chắn rằng bạn nhận được văn bản giải trình chi tiết. Bước tiếp theo là đánh giá thật kĩ người cấp giấy phép cho bạn. Đừng để ai hối thúc bạn cả. Hãy để một công ty thực sự có trách nhiệm đứng đằng sau công việc kinh doanh của bạn.

Hãy kiểm tra lại chương trình huấn luyện về những kinh nghiệm cần thiết để điều hành công việc hợp lý: Bạn có một giáo án huấn luyện phù hợp chưa? Phạm vi huấn luyện là gì? Khả năng của bạn có phù hợp với những yêu cầu không?

Tỷ lệ lợi nhuận so với doanh thu, với thời gian và yêu cầu dịch vụ như thế nào? So với những yêu cầu về khả năng tài chính như thế nào? Liệu bạn có thể kiếm được nhiều lời hơn ở loại hình kinh doanh khác không?

Bạn có phải làm việc nhiều hơn chỉ để gặt hái như cũ không? Liệu bạn có thể đầu tư cùng một số tiền nhưng lại hoạt động với qui mô lớn hơn và thu được nhiều tiền lãi hơn không?

Khảo sát những nhà kinh doanh khác để xem cách họ duy trì. Họ có hài lòng với công việc kinh doanh không? Họ thường gặp những rắc rồi nào, nếu có?

Nghiên cứu lịch sử công ty. Có phải đây là một công ty mới với ít chuyên môn và kinh nghiệm không? Hay đó là công ty lâu đời hơn đã phục vụ khách hàng nhiều năm rồi?

Liệu cơ hội kinh doanh có được đảm bảo bởi khả năng tài chính và tín dụng mạnh không? Người bán giấy phép có thể giao kèo chuyển nhượng cho bạn trụ sở, trang thiết bị, bất động sản cho thuê, hàng hóa, v.v sẵn sàng cho bạn sử dụng không?

Hãy kiểm tra những giấy tờ chứng nhận của ngân hàng mà người cấp giấy phép cung cấp, thảo luận với các giám đốc có thẩm quyền về khả năng tài chính của công ty.

Đánh giá những chính sách và kế hoạch của công ty mẹ với những hiệp hội, nhóm kinh doanh mà công ty tham gia.

( Còn tiếp P.2 )

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

Hỏi đáp về chuyển đổi kinh doanh

Triển khai kế hoạch chuyển đổi kinh doanh để chuẩn bị cho tương lai

Hỏi (H): Tại sao tôi cần có một kế họach chuyển đổi kinh doanh đúng quy tắc?

Đáp (Đ): Một bản kế họach chuyển đổi kinh doanh với các mục tiêu, các ưu tiên và các chiến lược sẽ tạo một sự chuyển đổi thành công. Tương lai của doanh nghiêp sẽ là một sự may rủi nếu không có một bản kế họach rõ ràng.

H: Tôi không chắc chắn rằng tôi đã sẵn sàng chuyển đổi kinh doanh hay chưa? Làm thế nào để nhận biết được thời điểm thích hợp?

Đ: Chuyển đổi kinh doanh là hình thức thiết lập và tiếp cận các mục tiêu. Bạn đã thành công với việc kinh doanh ban đầu của bạn chưa? Bạn có mong muốn kinh doanh những lĩnh vực khách ngòai lĩnh vực hiện tại của bạn không?

H: Tôi hiểu việc kinh doanh hơn ai hết. Vậy tại sao chính tay tôi không điều hành và tiến hành kế hoạch?

Đ: Đây là một quá trình phức tạp và đầy khó khăn đối với một cá nhân. Nếu bạn gặp phải các vấn đề về pháp lý, thuế hay quản trị rủi ro, bạn phải có các chuyên gia để xử lý chúng.

H: Những chuyên viên nào thích hợp cho một bạn chuyển đổi kinh doanh?

Đ: Phụ thuộc từng giai đoạn của sự chuyển đổi, có thể là: Kế toán viên cao cấp (CPA), Chuyên viên lập kế họach tài chính (CFP), Chuyên viên tư vấn kinh doanh, Nhà môi giới kinh doanh và Giám đốc ngân hàng.

H: Tại sao tôi cần một ban chuyển đổi kinh doanh?

Đ: Sử dụng ban chuyển đổi kinh doanh với các chuyên viên sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian khi lên kế họach, tiếp thị, đàm phán và tìm người mua hàng tiềm năng. Lập kế họach và thực thi sự chuyển đổi hoàn toàn mới mẻ đối với bạn trừ khi bạn đã trải qua sự liên kết kinh doanh, hoặc sự mua lại các công ty.

H: Tại sao tôi không nên thuê một giám đốc ngân hàng đầu tư để điều hành việc chuyển đổi này?

Đ: Không có một công ty quốc gia nào thực hiện tất cả các khâu của quá trình chuyển đổi, bạn nên tạo một so sánh nếu bạn phải trả giá cho nó.

H: Tôi có thể tìm những chuyên viên này ở đâu?

Đ: Kể cả khi bạn có một kế toán viên, nhà môi giới hay cố vấn tài chính, họ có thể không được đào tạo chuyên sâu lĩnh vực này. Bạn cần những chuyên gia trong lĩnh vực chuyển đổi kinh doanh. Hãy tìm những lời khuyên từ kế toán, luật sư hoặc nhà môi giới của bạn, hoặc cơ quan thương mại địa phương thuộc ngành kinh doanh của bạn để kiếm những nhân viên bạn cần

H: Những tài liệu nào cần thiết để chuẩn bị cho sự chuyển đổi?

Đ:

• Các chứng từ tài chính

○ Chứng từ tài chính tối thiểu của 5 năm

○ Tài chính kiểm toán trong vòng 3 năm

○ Bản kê doanh thu và các vòng quay tiền mặt trong 2 năm

○ Chứng từ nộp thuế của 3 năm

○ Chứng từ bảo hiểm công ty

○ Các thông tin tài chính các nhân

• Danh sách khách hàng

• Danh sách nhà cung cấp và các mối quan hệ

• Các hệ thống điều hành và các thủ tục trong kinh doanh cho nhân viên và các bộ phận của công ty

• Các tài liệu pháp lý

• Các hợp đồng với nhà cung cấp, khách hàng.

• Quyền sở hữu trí tuệ và tài sản.

H: Nếu tôi vừa hoàn thành một số công đọan của quá trình chuyển đổi thì sao?

Đ: Các chuyên viên có thể tham gia vào bất cứ giai đọan nào của công cuộc chuyển đổi. Những chuyên gia đó có thể thống kê lại công việc bạn vừa hoàn thành, đưa ra các lời khuyên và có các hành động cần thiết để giúp bạn đi đúng đường. Thậm chí nếu bạn đã kết thúc quá trình chuyển giao, một chuyên viên lập kế hoạch tài chính vẫn có thể giúp bạn quản trị thịnh vượng (wealth management)

H: Tôi nên bắt đầu thế nào?

Đ: Có 4 giai đọan cho một kế hoạch chuyển đổi kinh doanh:

1. Giai đọan trước bán hàng

2. Định vị để bán hàng

3. Giai đọan kinh doanh

4. Quản trị thịnh vượng

Theo đuổi 4 giai đọan trên và những bước sau:

• Thu thập dữ liệu

• Ban cố vấn ban đầu

• Chọn các chuyên viên cho ban cố vấn

• Lập kế hoạch chuyển đổi kinh doanh và thực thi kế hoạch đó (khung thời gian thường từ 6 tháng đến 5 năm)

• Quản trị thịnh vượng để bao đảm sự an toàn tài chính trong tương lai.

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012

Vietcombank chính thức bán 15% cổ phần cho Mizuho

Sau bốn năm tìm kiếm và chờ đợi, Vietcombank cuối cùng đã chính thức có cổ đông chiến lược nước ngoài.

Vietcombank cơ bản hoàn thành một bước đi chiến lược. Bước còn lại và tiếp theo mà thị trường chờ đợi là ngân hàng này sẽ tiến hành niêm yết ở nước ngoài như thế nào.

Theo hợp đồng vừa ký với tập đoàn tài chính Mizuho (Nhật Bản) sáng nay, 30/9, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) sẽ bán cho Mizuho 15% vốn tính trên số cổ phiếu đã phát hành, đang lưu hành.

Khoản đầu tư này tương đương 567,3 triệu USD, bằng 11.800 tỷ đồng, lớn nhất từ trước tới nay trong hoạt động mua bán - sáp nhập (M&A) tại Việt Nam.

Cũng theo hợp đồng, Mizuho sẽ đăng ký mua 347,6 triệu cổ phiếu phổ thông với giá 34.000 đồng/cổ phần. Giá cổ phiếu VCB của Vietcombank lúc đóng cửa phiên giao dịch ngày 30/9 ở mức 27.400 đồng/cổ phiếu.

Đáng chú ý, không chỉ là đối tác chiến lược đầu tiên, Mizuho cũng sẽ là đối tác chiến lược nước ngoài duy nhất của Vietcombank.

Là tập đoàn tài chính hàng đầu tại Nhật Bản, Mizuho có tổng tài sản khoảng 2.000 tỷ USD tại thời điểm 30/6/2011.

Quá trình thí điểm cổ phần hóa của một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam cuối cùng cũng đã có điểm đến trọn vẹn. Trước đó, trong quá trình tìm kiếm và đàm phán với các đối tác, bên cạnh tiêu chí phải là một định chế tài chính hàng đầu khu vực, một quan điểm mà Vietcombank đưa ra là tổ chức đó không có xung đột lợi ích với mình tại thị trường trong nước.

Qua hợp đồng bán vốn cho Mizuho, Vietcombank cơ bản hoàn thành một bước đi chiến lược. Bước còn lại và tiếp theo mà thị trường chờ đợi là ngân hàng này sẽ tiến hành niêm yết ở nước ngoài như thế nào - kế hoạch cũng đã được đặt ra và chờ đợi trong suốt bốn năm qua.

Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2012

Quyết tâm đưa 4 “ông lớn” lên sàn trong năm 2012?

Trong một nỗ lực nhằm khởi động lại tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây đã có văn bản đề xuất việc cổ phần hóa và niêm yết bốn doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực viễn thông và sản xuất đồ uống.

Quá trình cổ phần hóa MobiFone đã trải qua nhiều lần lỡ hẹn.

Bốn "ông lớn" được nêu tên trong báo cáo này bao gồm Viettel, MobiFone, Habeco và Sabeco, những doanh nghiệp mà tiến trình cổ phần hóa và niêm yết đã được khởi động từ lâu, nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà cho đến thời điểm này vẫn chưa được hoàn tất.

Ngoài việc cổ phần hóa và niêm yết các doanh nghiệp này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề xuất việc thúc đẩy quá trình sắp xếp, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước nói chung, theo đó sẽ chuyển đổi tất cả các doanh nghiệp nhà nước sang công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Trong một diễn biến liên quan, kể từ ngày 5/9/2011, Nghị định 59 mới được ban hành thay thế cho Nghị định 109 về chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần sẽ chính thức có hiệu lực với một số điểm mới.

Một số điểm mới đáng chú ý là nghị định này cho phép doanh nghiệp được bán cổ phần cho cổ đông chiến lược trước khi tiến hành IPO; vẫn cho phép chuyển đổi trong trường hợp IPO không đạt một tỷ lệ nhất định…

Đây là những điểm mấu chốt đang được các nhà đầu tư chiến lược đặc biệt quan tâm.

Đáng chú ý là trong cuộc gặp mặt các chuyên gia quốc tế vào ngày 6/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết là trong năm 2012, tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước sẽ được thúc đẩy trở lại sau một giai đoạn khá trầm lắng.

Trong cuộc gặp này, chủ đề thúc đẩy cổ phần hóa cũng đã được các chuyên gia đồng loạt kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, xem đó như một trong những công việc cần tiếp tục được duy trì ngay cả trong thời điểm khó khăn.

Đầu năm nay, Thủ tướng đã có quyết định bổ nhiệm có thời hạn ông Phạm Quốc Doanh, hàm Vụ trưởng Vụ Kinh tế ngành, Văn phòng Chính phủ, giữ chức Phó trưởng ban chuyên trách Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, trong một nỗ lực kiện toàn tổ chức của cơ quan này nhằm thúc đẩy cổ phần hóa.

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

Xúc tiến kiện đòi thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột

Lãnh đạo tỉnh Đăk Lăk đã ủy quyền cho Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột đại diện đứng đơn khiếu kiện để hủy bỏ nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột bị đăng ký độc quyền tại Trung Quốc.

Buôn Ma Thuột được xem là thánh địa của cà phê Việt Nam, với sản lượng mỗi năm hơn một nửa số cà phê thu hoạch trên cả nước. Ảnh: Q.T.

Theo đó Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột chịu trách nhiệm liên hệ với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và các bộ ngành liên quan để được hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ ra nước ngoài. Hiệp hội cũng là đơn vị chọn công ty tư vấn luật về sở hữu trí tuệ có uy tín, kinh nghiệm hỗ trợ quá trình khiếu kiện.

Ngoài ra, hiệp hội cũng sẽ là đại diện để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể "Cà phê Buôn Ma Thuột" ra nước ngoài theo đúng quy định của luật pháp quốc tế. Khi đó, các doanh nghiệp trong hiệp hội đáp ứng được quy chế sử dụng thì cùng sử dụng chung nhãn hiệu này.

Buôn Ma Thuột được xem là thánh địa của cà phê Việt Nam, với hơn 100.000 ha diện tích trồng cây nguyên liệu. Sản lượng cà phê bình quân vùng khoảng 300.000 tấn một năm, xuất khẩu ra khoảng 60 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới. Sản lượng cà phê cả nước một năm chừng một triệu tấn.

Ngày 14/11/2010 và 14/6 năm nay, hai nhãn hiệu "BUON MA THUOT & chữ Tàu" và "BUON MA THUOT COFFEE 1896 & logo" gắn liền với nhiều sản phẩm trong đó có cà phê, lần lượt được doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký độc quyền tại tỉnh Quảng Đông.

Trao đổi với VnExpress.net hôm 14/10, đại diện Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột cho biết vừa nhận được chỉ đạo từ UBND tỉnh Đăk Lăk nên vẫn đang thảo luận hướng xúc tiến kiện đòi thương hiệu. Còn đại diện Cục sở hữu trí tuệ một lần nữa khẳng định sẵn sàng hỗ trợ Đăk Lăk trong thủ tục đòi lại quyền sở hữu nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột.

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

Có thể “đòi lại” thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột?

Thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột bị chiếm đoạt tại Trung Quốc, thương hiệu cà phê Đắc Lắc cũng bị một công ty của Pháp đăng ký bảo hộ ở hơn 10 quốc gia khác nhau.

"Việc một doanh nghiệp ở Trung Quốc đăng ký nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột sẽ khiến sản phẩm cà phê chính hiệu Buôn Ma Thuột của Việt Nam sẽ bị kiện hoặc bị ngăn chặn xuất khẩu ngay tại cửa khẩu biên giới các nước do xâm phạm độc quyền nhãn hiệu" - Ảnh: Reuters.

Một số vấn đề xung quanh bài học đắt giá này đã được ông Trần Hữu Nam, Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) làm rõ hơn qua cuộc trao đổi dưới đây.

Ông nhận định thế nào về hậu quả của việc các doanh nghiệp nước ngoài đang "nẫng tay trên" những thương hiệu nổi tiếng như cà phê Buôn Ma Thuột, cà phê Đắc Lắc...?

Chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột đã được đăng kí ở Việt Nam từ năm 2005, nhưng chưa đăng ký quốc tế. Theo luật, đăng ký chỉ dẫn địa lý ở quốc gia nào thì chỉ có hiệu lực ở quốc gia đó. Vì thế, các chỉ dẫn địa lý nổi tiếng rất dễ bị đánh cắp, gây nhầm lẫn về xuất xứ của sản phẩm.

Việc một doanh nghiệp ở Trung Quốc đăng ký nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột sẽ khiến sản phẩm cà phê chính hiệu Buôn Ma Thuột của Việt Nam sẽ bị kiện hoặc bị ngăn chặn xuất khẩu ngay tại cửa khẩu biên giới các nước do xâm phạm độc quyền nhãn hiệu.

Mất thương hiệu là rõ ràng nếu như chúng ta không có chiến lược cụ thể để bảo vệ. Cà phê Buôn Ma Thuột là thương hiệu lớn, tài sản của Việt Nam, không thể đổi bằng thương hiệu khác vì đây là tên địa phương tồn tại đã hàng trăm năm, liên quan đến các yếu tố như chỉ dẫn địa lý, khí hậu.

Bởi vậy, cần phải "đòi" lại nhãn hiệu càng sớm càng tốt, để tránh những rắc rối, thiệt hại gây ra trong thời gian tới.

Theo thống kê, hiện có hơn 800 sản phẩm nông nghiệp và làng nghề truyền thống của nước ta đang rất có uy tín, thương hiệu đã nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới. Các nhà sản xuất ở nước ta cần quan tâm hơn nữa đến việc bảo hộ tài sản trí tuệ của mình ở nước ngoài.

Để những thương hiệu nổi tiếng bị chiếm dụng, trách nhiệm thuộc về cơ quan nào, thưa ông?

Trách nhiệm đăng ký thương hiệu trước tiên phải do các doanh nghiệp tự thực hiện. Các nhà sản xuất của việt Nam cần quan tâm hơn trong việc bảo vệ tài sản trí tuệ của Việt Nam ở nước ngoài, đây là việc không ai làm thay được.

Tuy nhiên với cà phê Buôn Ma Thuột nói riêng, với hầu hết các chỉ dẫn địa lý mặt hàng nông sản nói chung, thường là nhiều doanh nghiệp, hàng ngàn hộ nông dân cùng sử dụng chung.

Vì vậy, Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam với tư cách là đại diện chung cho các doanh nghiệp và người sản xuất cà phê nước ta, nên đứng ra liên kết các doanh nghiệp để đòi lại thương hiệu.

Về phía các cơ quan nhà nước, Luật Sở hữu trí tuệ quy định về quyền quản lý chỉ dẫn địa lý: UBND tỉnh, thành phố nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý trong trường hợp chỉ dẫn địa lý thuộc một địa phương.

Các thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc đều thuộc tỉnh Đắc Lắc, vì vậy theo tôi, UBND tỉnh Đắc Lắc nên đứng ra chủ trì việc kiện đòi lại những thương hiệu này.

Không chỉ Đắc Lắc, mà các địa phương ngay lập tức phải triển khai phổ biến tới các nhà sản xuất có sản phẩm nông nghiệp đặc thù và các nhà kinh doanh thương mại, để nhanh chóng đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu ra nước ngoài.

Về phía cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ của Trung ương, chúng tôi sẵn sàng hướng dẫn, giúp đỡ và trợ giúp về mặt thủ tục để bảo vệ tài sản trí tuệ.

Đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài có khó và tốn kém không, thưa ông?

Nhiều doanh nghiệp nước ta đã đăng kí nhãn hiệu ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay tất cả các chỉ dẫn địa lý đã đăng ký ở Việt Nam chưa có chỉ dẫn nào đăng ký bảo hộ với bất cứ quốc gia nào.

Hiện tại, Cục Sở hữu trí tuệ đang hướng dẫn và trợ giúp thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý cho nước mắm Phú Quốc tại cộng đồng châu Âu. Bởi thế khả năng các địa danh nổi tiếng ở Việt Nam bị nước ngoài chiếm đoạt để đăng ký bảo hộ là rất cao.

Việc đăng ký chỉ dẫn địa lý với quốc tế đòi hỏi thủ tục khắt khe, như chứng minh điều kiện địa lý, chất lượng sản phẩm, nguyên liệu... Ở những quốc gia nào không có cơ quan đăng ký chỉ dẫn địa lý, thì các doanh nghiệp nên đăng ký theo hình thức nhãn hiệu chứng nhận WIPO thuộc hệ thống Madrid mà Việt Nam là thành viên.

Việc đăng ký nhãn hiệu sẽ dễ dàng, tiết kiệm hơn nhiều so với đăng ký chỉ dẫn địa lý, song phạm vi bảo hộ, thời gian bảo hộ sẽ ngắn hơn. Kinh phí để đăng ký bảo hộ độc quyền trên toàn hệ thống hiện mất khoảng 1.000-2.000 USD, thủ tục cũng rất nhanh gọn, bảo hộ trong thời gian 10 năm, sau đó kinh phí gia hạn sẽ rẻ hơn.

Với nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột đã bị đăng ký ở Trung Quốc, việc chúng ta đòi lại thương hiệu này liệu có khả thi không, thưa ông?

Luật của các nước trong lĩnh vực này đều giống nhau: quyền ưu tiên thuộc về người nộp đơn đăng ký trước, sử dụng trước. Dĩ nhiên vẫn có điều khoản khác: nếu người không phải chủ đích thực mà nộp đơn đăng ký và đã được cấp chứng nhận bảo hộ, thì chủ đích thực có thể đòi lại.

Bởi vậy, về mặt lý thuyết, việc khởi kiện và thắng kiện là hoàn toàn có cơ sở. Chúng tôi đã nghiên cứu kỹ những vấn đề liên quan và sẽ giúp đỡ các doanh nghiệp cũng như tỉnh Đắc Lắc trong vấn đề này

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

Sáp nhập - hợp nhất: Liệu pháp cho ổn định?

Trong thời gian qua, các ngân hàng đô thị hầu như có cùng chung hoạt động ngân hàng bán lẻ, không chuyên biệt lĩnh vực nào rõ rệt nên hoạt động của họ cạnh tranh nhau quyết liệt mà không hề có sự bổ sung hỗ trợ cho nhau.

Đặc biệt các ngân hàng nhỏ mới ra đời từ các ngân hàng nông thôn vừa không chuyên, vừa yếu về nhân sự, công nghệ không cao, chất lượng tín dụng chưa tốt nên gần như không có yếu tố nào hấp dẫn hoạt động sáp nhập, hợp nhất và ngay cả thâu tóm từ các ngân hàng lớn.

Câu chuyện sáp nhập hợp nhất ngân hàng thường được nhắc đến trong những khi hệ thống ngân hàng thương mại chúng ta gặp khó khăn nhưng hình như cho đến nay, mặc dù trải qua khá nhiều phong ba bão táp, ngành ngân hàng Việt Nam chưa có trường hợp hợp nhất tự nguyện nào, trừ trường hợp gần đây nhất vào ngày 29/7/2011, Ngân hàng Liên Việt sáp nhập với Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện, trở thành Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt.

Tuy nhiên, về mặt pháp lý đây cũng không phải là một cuộc sáp nhập giữa hai tổ chức tín dụng mà chỉ là giữa một tổ chức tín dụng và một doanh nghiệp nhà nước được phép hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm của dân chúng, chưa phải là một tổ chức tín dụng hoàn chỉnh.

Các luật Việt Nam liên quan định nghĩa sáp nhập, hợp nhất (merge) và mua lại (acquisition) doanh nghiệp như sau:

+ Sáp nhập doanh nghiệp là việc một, hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.

+ Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai, hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp được hợp nhất.

+ Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua lại toàn bộ, hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại (theo quy định tại điều 34, Nghị định số 116 của Thủ tướng Chính phủ, đây là trường hợp một doanh nghiệp giành được quyền sở hữu vốn của doanh nghiệp khác để chiếm được trên 50% quyền bỏ phiếu tại Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị hoặc đến một tỷ lệ nhất định mà theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo điều lệ của doanh nghiệp bị kiểm soát đủ để doanh nghiệp mua lại chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp bị kiểm soát).

Như vậy, theo định nghĩa nói trên, cho đến nay, chưa có một cuộc sáp nhập hợp nhất, mua lại ngân hàng nào đúng nghĩa. Trong thời gian 1997-1998, cũng có trường hợp các ngân hàng quốc doanh lớn như Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tiếp nhận các ngân hàng thương mại cổ phần yếu, mất khả năng thanh toán.

Tuy nhiên, đây không phải là sáp nhập, hợp nhất hay mua lại (M&A) đúng bản chất và nội dung pháp lý mà chỉ là tiếp nhận quản lý một ngân hàng đang trên tiến trình giải thể nhằm giải quyết các tồn tại như thu nợ, bán tài sản và trả lại tiền tiết kiệm cho người gởi tiền với sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước nhằm tránh gây tai tiếng cho ngành ngân hàng và sự mất niềm tin của người gởi tiền.

Vào cuối năm 1997, chỉ có một dự án hợp nhất sáu ngân hàng thương mại cổ phần gồm VP Bank, Việt Hoa, Đại Nam, Nam Đô, Mê Kông và Quế Đô do sáu ngân hàng đồng thuận đề xuất nhưng không được Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn thực hiện.

Việc các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước chuyển nhượng cổ phiếu cho các ngân hàng nước ngoài cũng không thể được xem là hình thức sáp nhập, hợp nhất, mua lại (M&A), vì một là không bao hàm nội dung sáp nhập, hợp nhất theo định nghĩa pháp lý, hai là do những quy định của luật pháp Việt Nam đặt giới hạn mức trần tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với tổ chức tín dụng Việt Nam.

Khi bắt đầu có luật đầu tư nước ngoài và pháp lệnh ngân hàng, mức trần này được ấn định là 10%, sau đó điều chỉnh dần đến 30%. Vào cuối năm 2010, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam có kiến nghị tăng tỷ lệ này lên 35% - 40% từ mức 30% vào thời điểm đó, tuy nhiên đến ngày 13-4-2011, Chính phủ lại yêu cầu Ngân hàng Nhà nước giảm tỷ lệ này xuống mức 20%.

Điều này cho thấy khả năng mua lại (acquisition) của ngân hàng hay nhà đầu tư nước ngoài đối với ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam là không có, mặc dù từ đầu năm đến nay, các hoạt động chuyển nhượng cổ phần cho các ngân hàng nước ngoài cũng rất nhộn nhịp, điển hình là các trường hợp Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương (Vietinbank) bán 10% cổ phần cho Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (ABB) bán 600 tỉ đồng trái phiếu chuyển đổi cho IFC và Maybank (một ngân hàng quốc tịch Malaysia), Ngân hàng Phát triển Mê Kông (MDB) bán 15% cổ phần cho một đơn vị đầu tư thuộc Tập đoàn Temasek Holdings (Singapore) và Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế (VIB) bán 5% cổ phần cho Commonwealth Bank (Australia).

Vietinbank cũng đang hoàn tất thủ tục bán 15% cổ phần cho Ngân hàng Nova Scotia (Canada). Có thể thấy khá rõ là trong những giai đoạn khó khăn, các ngân hàng Việt Nam thường tìm đến các đối tác ngân hàng nước ngoài như là một chỗ dựa vừa vật chất vừa tinh thần.

Việc các ngân hàng nước ngoài đồng ý mua cổ phiếu của ngân hàng trong nước với một mức giá tốt hơn giá thị trường là một bằng chứng cho thấy ngân hàng này đang hoạt động khá ổn định trước mắt các doanh nghiệp và người gởi tiền trong nước.

Khi mức trần tỷ lệ sở hữu cổ phiếu ngân hàng của nhà đầu tư nước ngoài còn rất nghiêm ngặt như hiện nay nhằm ngăn ngừa khả năng kiểm soát của họ đối với các ngân hàng Việt Nam, các hoạt động M&A đúng nghĩa xem ra chỉ có thể diễn ra giữa các ngân hàng Việt Nam với nhau.

Dù sao, chúng ta cũng đã chứng kiến một trường hợp M&A khá điển hình trong lĩnh vực ngân hàng từ trước đến nay, chính là việc Ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt (LienVietBank) sáp nhập Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) trực thuộc Tổng Công ty Bưu Chính và Viễn thông Việt Nam (VNPOST) vào ngân hàng mình với tên gọi mới là Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (LPB).

Việc sáp nhập này, theo ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị LPB, đã giúp Ngân hàng Bưu điện Liên Việt rút ngắn được khoảng cách 100 năm phát triển với số lượng điểm giao dịch ngân hàng đột nhiên lên đến 10.000 điểm từ các bưu cục, bưu điện trước đây khắp các xã trong cả nước.

Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ chắc chắn không nhìn về giải pháp M&A một cách phấn khởi và lạc quan như Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, chàng khổng lồ trẻ tuổi của ngành ngân hàng Việt Nam, tuy rằng nhu cầu sống còn buộc họ phải suy nghĩ đến phương thức cuối cùng này.

Năm 2011, có vẻ như sao quả tạ đang chiếu vào ngành ngân hàng. Quy định vốn điều lệ tối thiểu ba ngàn tỉ đồng đến hạn 31/12/2011 còn đang xoay xở để vượt qua, tình hình nợ xấu ảnh hưởng đến dòng thanh khoản thường nhật của ngân hàng lại ập tới.

Thêm vào đó, việc thực thi không khoan nhượng mức trần lãi suất huy động của Ngân hàng Nhà nước gần như đẩy các ngân hàng nhỏ vào bước đường cùng. Một nhà lãnh đạo ngân hàng đã phải than rằng: "Thà bị phạt vẫn có cơ hội sống, còn hơn khủng hoảng thanh khoản".

Trong điều kiện đó, các ngân hàng nhỏ gần như đang bị ép vào việc phải quyết định sáp nhập hợp nhất trong một tư thế hoàn toàn bị động. "Thân em như tấm lụa đào, phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?". Nỗi ám ảnh bị thôn tính, dù thân thiện hay không thân thiện, đang choán hết tâm trí của những cổ đông lớn của các ngân hàng nhỏ.

Mặt khác, việc định giá những gì còn lại của họ không phải là chuyện dễ dàng thỏa thuận khi giá bất động sản và chứng khoán mà họ đang nắm giữ đang chìm đắm như hiện nay.

Hơn nữa vì tính chất nhạy cảm của việc sáp nhập, hợp nhất ngân hàng, các thương lượng trong lĩnh vực này sẽ không công khai và như vậy kẻ yếu thế lại càng yếu thế hơn trong các cuộc thảo luận không cân sức về hợp nhất giữa hai bên mạnh yếu khác nhau và có những lợi ích khác nhau.

Trên thực tế, sẽ ít có những ngân hàng mạnh nào chủ động việc sáp nhập hợp nhất nếu không được Ngân hàng Nhà nước yêu cầu, vì họ e rằng việc hợp nhất sẽ không làm họ mạnh thêm lên mà có thể làm họ yếu đi. Trong thời gian qua, các ngân hàng đô thị hầu như có cùng chung hoạt động ngân hàng bán lẻ, không chuyên biệt lĩnh vực nào rõ rệt nên hoạt động của họ cạnh tranh nhau quyết liệt mà không hề có sự bổ sung hỗ trợ cho nhau.

Đặc biệt các ngân hàng nhỏ mới ra đời từ các ngân hàng nông thôn vừa không chuyên, vừa yếu về nhân sự, công nghệ không cao, chất lượng tín dụng chưa tốt nên gần như không có yếu tố nào hấp dẫn hoạt động sáp nhập, hợp nhất và ngay cả thâu tóm từ các ngân hàng lớn.

Ngoài ra, những rào cản của luật Việt Nam ngăn chặn sự thâu tóm trong ngành ngân hàng (tổ chức sở hữu không quá 15%, cá nhân sở hữu không quá 5% vốn cổ phần của ngân hàng) càng khiến cho việc sáp nhập hợp nhất ngân hàng trở nên rất khó khăn, ngốn rất nhiều thời gian, công sức và cả chi phí cho dịch vụ tư vấn, không phải là giải pháp cứu nguy thích hợp trong những điều kiện dầu sôi lửa bỏng.

Vì những lý do đó, không nên vội xem phương thức sáp nhập hợp nhất ngân hàng là giải pháp đáng tin cậy để ổn định hệ thống ngân hàng.

Cũng không nên nghĩ rằng, giảm bớt số lượng ngân hàng để chỉ còn một số ngân hàng lớn là phù hợp với lợi ích của nền kinh tế. Một hệ thống ngân hàng lành mạnh, hữu hiệu cần bao gồm nhiều ngân hàng lớn nhỏ khác nhau, kể cả ngân hàng nông thôn và hợp tác xã tín dụng nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của đông đảo người làm ăn, từ các doanh nghiệp lớn đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đến các cơ sở sản xuất gia đình, các tiểu thương, bà con nông dân và từng cá thể trong cộng đồng.

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Hanoi Telecom sẵn sàng mua EVN Telecom

Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom) vừa gửi công văn lên Thủ tướng Chính phủ xin mua lại băng tần 3G và toàn bộ thiết bị, cơ sở hạ tầng của EVN Telecom.

Hiện Hanoi Telecom đang cùng với đối tác Hutchison Telecom sở hữu mạng di động Vietnamobile.

Trong công văn số 474 gửi Thủ tướng, Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội cho biết, Hanoi Telecom đã cùng EVN Telecom thi tuyển 3G do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức và đã trúng thầu, đã thực hiện các cam kết và tiền đặt cọc theo đúng quy định.

Đồng thời, cho đến nay, cả hai doanh nghiệp đã đầu tư lớn và đang tiếp tục đầu tư lớn hơn để triển cơ sở hạ tầng mạng điện thoại 3G.

Tuy nhiên, do những quy định trong quy chế cuộc thi giải băng tần 2 x 15 MHZ, liên danh Hanoi Telecom - EVN Telecom được cấp băng tần là trọn vẹn một băng tần "không được chia cắt" để đảm bảo hiệu quả tài nguyên quốc gia, hiệu quả cho doanh nghiệp và để phát triển ứng dụng đầy đủ trên nền 3G.

Vì thế, theo Hanoi Telecom, trước chủ tương bán hoặc sáp nhập EVN Telecom trong chương trình cơ cấu và đổi mới doanh nghiệp của Chính phủ, nên Hanoi Telecom xin được ưu tiên mua lại phần băng tần 3G của EVN Telecom.

Hanoi Telecom cho rằng, riêng phần thiết bị và hạ tầng mạng 3G mà EVN Telecom đã đầu tư, Hanoi Telecom sẽ chấp nhận mua lại đúng giá trị đầu tư; còn toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng cáp quang chiến lược và các hạ tầng viễn thông khác, nếu Chính phủ mong muốn thì Hanoi Telecom cũng có thể mua lại theo đơn giá và các điều kiện giống như VTC và EVN Telecom đã ký hợp đồng chính thức.

Tuy nhiên, theo doanh nghiệp viễn thông này, toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng cáp quang chiến lược và các hạ tầng viễn thông khác, nếu giao cho các tập đoàn viễn thông lớn thì việc khai thác và sử dụng sẽ hiệu quả hơn.

Trong công văn gửi lên Thủ tướng, Hanoi Telecom cũng cho biết, doanh nghệp sẽ sẵn sàng bỏ tiền mặt ra mua, nhờ đó EVN Telecom sẽ có một khoản tiền đáng kể để thanh toán nợ, điều này sẽ khác với các tập đoàn nhà nước sẽ chỉ ghi nhận nợ trên sổ sách.

Mới đây, Thủ tướng đã ký Quyết định số 55/2011/QĐ-TTg về danh mục doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng do Nhà nước nắm cổ phần, vốn góp chi phối, nhưng trong đó không có EVN Telecom.

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp: quy mô tăng mạnh

Quy mô thị trường mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) trong chín tháng đầu năm nay đã đạt 2,67 tỉ đôla Mỹ, vượt xa con số 1,75 tỉ của cả năm 2010 và dự báo sẽ đạt quy mô gấp đôi vào cuối năm nay.

Toàn cảnh thị trường mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) Việt Nam trong chín tháng đầu năm nay cho thấy: nhiều yếu tố thị trường đang hỗ trợ cho quy mô M&A tại Việt Nam tăng nhanh và nhiều ngành đang trở thành tầm ngắm M&A của các đối tác nước ngoài, theo khảo sát do bộ phận nghiên cứu StoxPlus thuộc công ty Nexus Group thực hiện và công bố cuối tuần qua.

M&A: kênh bổ sung cho vốn FDI

Bất động sản là ngành đang có nhu cầu chuyển nhượng dự án cao, trong khi cầu M&A lại thấp. Ảnh chỉ mang tính minh hoạ. Ảnh: Lê Quang Nhật

Nghiên cứu cho thấy, tổng giá trị giao dịch đến từ hơn 60 thương vụ lớn. Nếu trừ đi giao dịch giữa các doanh nghiệp nước ngoài, tổng giá trị ngoại tệ gần 2 tỉ đôla Mỹ đã vào Việt Nam thông qua M&A từ đầu năm đến nay, góp phần hỗ trợ cho cán cân thanh toán tiền tệ của Việt Nam. Nếu hai thương vụ liên quan đến Vietinbank và Vietcombank thành công thì quy mô thị trường này sẽ đạt trên 3 tỉ đôla Mỹ trong năm nay.

Hoạt động M&A chủ yếu từ sự tham gia của các tập đoàn nước ngoài, chiếm tỷ trọng hơn 81%. Vốn đầu tư gián tiếp (FII) vào Việt Nam sau khi âm liên tiếp trong hai năm 2008 – 2009 đã tăng trở lại trong năm nay và đi qua kênh M&A đã đóng góp một phần lớn vào sức tăng trưởng của thị trường. Theo phân tích, triển vọng M&A sẽ tăng mạnh trong năm 2012 nhờ nhiều yếu tố. Trong đó quan trọng nhất là nhiều tập đoàn nước ngoài đã công khai kế hoạch thâm nhập thị trường Việt Nam bằng cách M&A thay cho đầu tư trực tiếp (FDI). Nhiều tập đoàn trong nước đang có chiến lược thâu tóm các doanh nghiệp nhỏ, nhiều công ty khác lại công khai kế hoạch bán công ty con.

Dù lượng vốn FDI vào Việt Nam vẫn tăng trưởng nhưng một phần vốn được dự báo sẽ được chuyển sang dạng M&A trong năm 2012. Nhiều tập đoàn chọn M&A như một chiến lược thâm nhập thị trường nội địa nhanh nhằm tận dụng hệ thống phân phối, cơ sở vật chất, mạng lưới chi nhánh và nguồn nhân lực sẵn có của các doanh nghiệp trong nước.

Tiềm năng M&A từ Nhật và những ngành hàng nóng

Nhật vẫn là đối tác đầu tư mạnh nhất vào Việt Nam qua M&A với trên 236 triệu đôla Mỹ trong chín tháng qua và dự báo sẽ tăng mạnh trong năm 2012. Theo StoxPlus, các tập đoàn Nhật đã quan tâm mở rộng kinh doanh tại Việt Nam bằng việc mua lại cổ phần chi phối trong các ngành hàng tiêu dùng, chủ yếu là thực phẩm, dịch vụ viễn thông, tài chính và công nghiệp. Việc doanh nghiệp Nhật đầu tư qua M&A sẽ tăng mạnh trong xu thế Nhật chuyển dịch sản xuất sang các nước Đông Nam Á và Trung Quốc nhằm hạn chế những rủi ro tại Nhật Bản.

Dữ liệu thị trường cho thấy trong 11 quốc gia có M&A vào doanh nghiệp Việt Nam thì chỉ có một thương vụ từ Trung Quốc nhưng lại là thương vụ có quy mô vốn lớn nhất: C.P. Pokphand mua 70,8% C.P Việt Nam. Tuy nhiên số tiền từ thương vụ này không trực tiếp sử dụng cho doanh nghiệp tại Việt Nam. Vị trí thứ hai thuộc về các định chế tài chính quốc tế có trụ sở tại Mỹ. Tuy nhiên xét về dòng tiền trực tiếp vào Việt Nam thì các tập đoàn từ Nhật dẫn đầu với tổng giá trị thương vụ lên đến 236 triệu đôla Mỹ. Các công ty Nhật đã tham gia vào nhiều ngành từ tài chính, bất động sản, truyền thông, thực phẩm, hàng tiêu dùng... Theo tính toán, nếu thương vụ giữa hai ngân hàng Mizuho và Vietcombank trị giá 560 triệu đôla Mỹ thành công trong năm nay sẽ đánh dấu một năm có dòng tiền kỷ lục từ Nhật vào Việt Nam thông qua M&A.

Lĩnh vực đầu tư của các doanh nghiệp Nhật cũng là xu hướng của đa số đối tác quan tâm đến thị trường Việt Nam. Top sáu ngành nằm trong tầm ngắm M&A hiện nay là ngân hàng; thực phẩm và đồ uống; hàng tiêu dùng; bán lẻ; dược phẩm; kho bãi và hậu cần; xây dựng và vật liệu. Tất cả các thương vụ M&A theo hình thức đầu tư của nước ngoài thời gian qua gắn với thương hiệu tốt hoặc có lợi thế nhất định ở thị trường trong nước, thông thường nằm trong top 5 dẫn đầu thị trường. Khảo sát cũng dự báo những ngành mới nổi sẽ có "tính thị trường" cao cho hoạt động M&A tại Việt Nam sắp tới là internet và thương mại điện tử. Điều này thể hiện qua việc nhiều công ty hoặc trang web có giá trị hàng chục triệu đôla Mỹ đã được đầu tư với chiến lược rõ ràng trong việc thu hút các đối tác trong và ngoài nước.

Bất động sản, thép, thuỷ sản... ế

Ở nhiều ngành, các chủ doanh nghiệp muốn thoái vốn đầu tư và chuyển nguồn lực sang ngành khác, nhưng lại không có nhiều sự quan tâm của các tập đoàn nước ngoài. Ví dụ như ngành bất động sản, thép, thuỷ sản, quản lý quỹ và công ty chứng khoán. Việc M&A trong nhóm ngành này, vì thế, nếu thành hiện thực sẽ chủ yếu là giao dịch giữa các công ty trong nước, nhất là ximăng, mía đường, thuỷ sản, xây dựng…

StoxPlus nhận định khung pháp lý chi phối hoạt động M&A hiện phân tán ở bảy bộ luật khác nhau, tuy nhiên mục tiêu chính của khung pháp lý cho hoạt động M&A như ở nhiều quốc gia khác là nhằm chống độc quyền về giá và bảo vệ người tiêu dùng lại chưa được đề cập cụ thể tại Việt Nam. Chính vì thế, thị trường đã xuất hiện nhiều thương vụ dẫn đến nguy cơ độc quyền, như đối tác Trung Quốc sau khi M&A với C.P. Việt Nam đã nắm đến 77% thị phần thức ăn nuôi heo công nghiệp, 30% thị phần thức ăn cho gà tại Việt Nam.

Một điểm cần lưu ý khác, nhiều giao dịch M&A thời gian qua công bố mức giá cao hơn 50%, thậm chí 100% giá cổ phiếu đó trên thị trường trong cùng thời điểm, tuy nhiên các điều khoản chi phối câu chuyện định giá lại không được hai bên công bố do những ràng buộc về bảo mật. "Nhà đầu tư cá nhân phải thật thận trọng với các thương vụ liên quan đến những giao dịch dạng này", đại diện StoxPlus khuyến cáo.

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

Khuyến khích sáp nhập, hợp nhất ngân hàng

Ngay sau khi đưa ra thông điệp về đẩy mạnh tái cấu trúc ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục khuyến khích các ngân hàng tiến hành sắp xếp lại hệ thống.

Sáp nhập, hợp nhất, mua lại có thể khiến cho hệ thống ngân hàng an toàn hơn. Ảnh: Hoàng Hà.

Tối 19/10, trên website của mình, Ngân hàng Nhà nước phát đi thông điệp khuyến khích các tổ chức tín dụng tự nguyện tìm hiểu lẫn nhau để mua lại, sáp nhập, hợp nhất. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan này có thể có cơ chế hỗ trợ thích hợp nhằm đảm bảo việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng thành công.

Cơ quan quản lý ngành ngân hàng khẳng định, tổ chức tín dụng tại Việt Nam cần thiết phải sắp xếp lại. Nguyên nhân là trong bối cảnh hiện nay, nếu để tồn tại hệ thống cồng kềnh, các tổ chức tín dụng sẽ đối mặt với không ít khó khăn.

Kinh tế thế giới chưa phục hồi sau khủng hoảng tài chính tiền tệ, ảnh hưởng nợ công châu Âu, nguy cơ suy thoái còn tiềm ẩn là những nhân tố từ bên ngoài có thể tác động đến tình hình hoạt động tín dụng trong nước.

Ngoài ra, thị trường vốn trong nước đang diễn biến không ổn định, tồn tại nhiều bất cập trong nội tại tổ chức tín dụng. Năng lực tài chính của một bộ phận tổ chức tín dụng còn khiêm tốn, chất lượng quản trị, điều hành hạn chế, sản phẩm và dịch vụ nghèo nàn, lợi nhuận chủ yếu mới từ hoạt động cho vay, Ngân hàng Nhà nước nhận định.

Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, trong thời gian vừa qua, số lượng lớn các tổ chức tín dụng tập trung ở khu vực thành thị đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt.

Suốt một thời gian, áp lực lợi nhuận khiến cho không ít đơn vị bắt buộc phải chấp nhận rủi ro trong huy động vốn, cho vay gây áp lực lên sự an toàn của hệ thống. Do đó, việc tái cấu trúc ngân hàng sẽ góp phần ổn định thị trường, phân bổ lại địa bàn hoạt động của các ngân hàng hợp lý nhất.

Ngân hàng Nhà nước nhìn nhận, tái cấu trúc sẽ góp phần hình thành nên những định chế tài chính lớn mạnh hơn, có khả năng trụ vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt đồng thời lành mạnh hóa hệ thống tài chính ngân hàng.

Trong những năm sắp tới, chính sách tiền tệ vẫn sẽ được Chính phủ điều hành thắt chặt. Mục tiêu hàng đầu được nhấn mạnh giai đoạn này là ổn định giá trị sức mua của đồng tiền, tăng trưởng tín dụng không quá 3 lần tốc độ tăng GDP hàng năm, kiểm soát tăng tổng phương tiện thanh toán tương thích với tốc độ tăng trưởng kinh tế theo hướng giữ ở mức thấp để kiềm chế tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI.

Do đó, Ngân hàng Trung ương khuyến cáo, ngay từ bây giờ, các tổ chức tín dụng cần hoạch định chiến lược phát triển phù hợp, xây dựng và tiến hành các biện pháp tái cấu trúc để nâng cao năng lực cạnh tranh, hoạt động an toàn, lành mạnh, phát triển bền vững.

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

Ai sẽ kiện vụ nước mắm Phú Quốc bị đăng ký ở Hong Kong?

Với phản ứng khá chậm của hội Nước mắm Phú Quốc về vụ một công ty ở Hong Kong (công ty Viet Huong) đăng ký bảo hộ sản phẩm nước mắm Phú Quốc ở Hong Kong, Trung Quốc, dư luận lo ngại rằng với tình trạng "cha chung không ai khóc" này, tới khi gửi được đơn thì mọi việc rơi vào tình thế "sự đã rồi".

Không phải thông tin… mật

Báo Mỹ đã từng gọi nước mắm Phú Quốc của Việt Nam "là một báu vật quốc gia không thể sản xuất ra ở bất cứ nơi nào khác". Nay báu vật này đang bị đe doạ mất nhãn hiệu ở nước ngoài. Ảnh: Trần Việt Đức

Luật sư Lê Quang Vinh, công ty luật hợp danh Bross & Partners cho biết việc phát hiện Viet Huong Trading Company Limited cố tình đăng chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc trên nhãn hiệu của công ty này tại Trung Quốc là "tình cờ đến bất ngờ":

"Ngày 15/9/2011 tôi có làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang với mục đích tìm hiểu xem liệu chỉ dẫn địa lý Phú Quốc có vấn đề gì không, thì bất ngờ phát hiện ra thông tin rất mới này. Thực sự chúng tôi cũng giật mình, vì trước đó tại thời điểm kiểm tra vụ cà phê Buôn Mê Thuột, chúng tôi cũng kiểm tra cả Phú Quốc nhưng chưa có thông tin gì".

Theo luật sư Vinh, đơn nộp xin đăng ký nhãn hiệu rất mới, ngày 1/5/2011, đăng ký ở nhóm 30 - loại thực phẩm có chứa sản phẩm nước mắm, tên công ty là Viet Huong Trading Company Limited, pháp nhân ở Hong Kong.

Các thông tin về việc đăng ký nhãn hiệu Phú Quốc của công ty này có trên website cơ sở dữ liệu nhãn hiệu của Trung Quốc, công chúng có quyền truy cập, tìm hiểu thông tin chứ không phải thông tin mật như nhiều người nhầm tưởng.

Sau khi phát hiện sự việc, ngày 16/9/2011, công ty Bross & Partners đã gửi thông báo cho Hội nước mắm Phú Quốc tại Kiên Giang.

Theo suy đoán của ông Vinh thì công ty Viet Huong ở Hong Kong rất có thể liên quan tới một công ty đã "chiếm" nhãn hiệu Phú Quốc tại Mỹ từ cách đây 30 năm. Đó là công ty Viet Huong Fishsauce - Mỹ, được cơ quan đăng ký nhãn hiệu Hoa Kỳ cấp nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc từ năm 1982.

Trên các sản phẩm nước mắm của công ty này từ năm 1982 tới nay sử dụng nhãn hiệu "Nước mắm Phú Quốc" có hình bản đồ Việt Nam và đảo Phú Quốc.

Sau đó công ty này đã lần lượt đăng ký nhãn hiệu "Nước mắm Phú Quốc" ở EU và Úc. Mới đây nhất - năm 2006, công ty này được cấp đăng ký nhãn hiệu Phú Quốc ở Trung Quốc vẫn với mẫu nhãn hiệu và logo như trên.

"Nhiều khả năng đây là công ty của người gốc Việt, chúng tôi suy đoán công ty Viet Huong ở Hong Kong nhiều khả năng cũng là công ty con của Viet Huong Hoa Kỳ", ông Vinh nói.

Để xác minh việc này, cần phải trả chi phí cho luật sư ở Hong Kong. Tuy nhiên tới thời điểm hiện nay, sau khi gửi thư cảnh báo thì công ty Bross & Partners chưa nhận được phản hồi chính thức nào từ phía Hội nước mắm Phú Quốc.

"Hiệp hội chưa trả lời trực tiếp chúng tôi mà gián tiếp qua báo chí, sáng nay tôi đọc trên một số báo thì thấy bà chủ tịch xác nhận nhận được cảnh báo ngày 17/9", luật sư Vinh nói.

Ai sẽ gửi đơn phản đối?

Ảnh mẫu nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc đã bị Viet Huong đăng ký tại Hoa Kỳ năm 1982

Theo qui định của Trung Quốc, nhãn hiệu đăng ký sẽ được cấp bảo hộ nếu địa danh Phú Quốc trong trường hợp này chưa phải là nổi tiếng đối với cộng đồng người dân Trung Quốc.

Hiện cơ quan có thẩm quyền đang xem xét, vì vậy nếu phía Việt Nam không nhanh chóng phản đối thì đương nhiên phía Trung Quốc sẽ cấp nhãn hiệu này theo đúng quy định.

Theo luật sư Vinh, so với vụ mất thương hiệu cà phê Buôn Mê Thuột, vụ việc Phú Quốc được phát hiện sớm hơn nên mọi việc tương đối dễ dàng, chỉ cần gửi đơn phản đối và chờ đợi.

"Nếu không thành công thì đơn xin đăng ký nhãn hiệu của Viet Huong cũng bị chậm 2-3 năm, bản thân cơ quan cấp nhãn hiệu Trung Quốc sẽ rất thận trọng, bởi khi có đơn phản đối nhãn hiệu đang xin đăng ký có nghĩa bản thân nhãn hiệu đó có thể là đối tượng của một cuộc tranh chấp".

Theo luật Trung Quốc thì bất cứ người thứ ba nào trong vụ việc này nếu có căn cứ cho rằng việc đăng ký đó ảnh hưởng tới quyền và lợi ích, có thể gây thiệt hại cho mình về uy tín, thương hiệu, doanh thu…đều có quyền gửi đơn phản đối Viet Huong.

Cụ thể ở đây là hội Nước mắm Phú Quốc hoặc bất cứ doanh nghiệp nào trong Hội. Thực tế, hội Nước mắm Phú Quốc đã được giao thẩm quyền khai thác tên thương mại, chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc và Hội hiện có chức năng, căn cứ pháp lý để cấp giấy phép cho các đơn vị được sử dụng chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc.

Tuy nhiên, với phản ứng khá chậm của hội Nước mắm Phú Quốc, dư luận lo rằng tới khi gửi được đơn thì "mọi việc đã rồi".

Cách nào bảo vệ các chỉ dẫn địa lý? Theo phân tích của các chuyên gia sở hữu trí tuệ, việc bảo vệ chỉ dẫn địa lý như Phú Quốc là bảo vệ có giới hạn - nghĩa là giới hạn quyền theo lãnh thổ.

Nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ ở Việt Nam sẽ không có hiệu lực ở quốc gia khác, do vậy muốn được bảo vệ ở nước ngoài thì phải nộp đơn ra nước ngoài đăng ký.

Theo luật sư Vinh, có hai giải pháp "bảo vệ" cho các chỉ dẫn địa lý nổi tiếng của Việt Nam không bị chiếm đoạt ở nước ngoài: nộp từng đơn yêu cầu bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho từng thị trường một, cách này tương đối cầu kỳ và tốn kém.

Cách thứ hai, có thể sử dụng đăng ký theo hiệp định Madrid, chuyển chỉ dẫn địa lý này sang nhãn hiệu tập thể, Hiệp hội đăng ký và có danh sách các thành viên được quyền sử dụng nhãn hiệu và sau này xác định ai không nằm trong danh sách này thì bị coi là xâm phạm.

Nếu đăng ký theo hiệp định Madrid thì có thể đăng ký toàn cầu với chi phí là 20 ngàn USD là được bảo vệ ở tối đa 84 nước.

Cũng cần nói thêm rằng hiện nay Việt Nam chưa tham gia công ước nào về chỉ dẫn địa lý.

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

Bán nhượng quyền KFC

KFC bán được nhiều gà hơn bất cứ nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh nào trên thế giới và chiếm lĩnh hơn 50% thị trường.

Mỗi ngày, có hơn 8 triệu thực khách đến để thưởng thức hương vị đặc biệt nổi tiếng của món Colonel: món gà truyền thống, gà chiên dòn,Twister và nhiều món ăn theo phong cách gia đình.

Nhà hàng thịt gà lớn nhất thế giới là YUM!.Do đó, YUM! là chi nhánh và là thành viên của tập đoàn những nhà hàng lớn nhất thế giới.Với hơn 32000 nhà hàng trên hơn 10 quốc gia và lãnh thổ. Bốn trong năm loại chi nhánh nhà hàng của YUM! chiếm ưu thế mạnh trên thị trường thế giới về món gà, pizza, món ăn Mexico và hải sản.

Kết quả của sự hợp tác chặt chẽ này là các đại lý KFC có quyền tự do chọn lựa và chuyển nhượng các chi nhánh với nhau.Các đại lý đa chi nhánh không chỉ có nhiều loại thực đơn thu hút thực khách mà họ còn không ngừng đẩy mạnh tên tuổi của mình và tìm kiếm thị trường đầu tư, chia sẻ những phương sách, không gian và nhân lực giữa những chi nhánh có thu nhập cao để tăng doanh thu cho họ.YUM! gần đây tập trung vào mở rộng các chi nhánh như là phương tiện truyền bá chính để phát triển trong tương lai.

Yêu cầu đầu tư:

Chi phí để mở 1 chi nhánh KFC là 25000 USD. KFC có một số qui định về việc đầu tư để mở 1 chi nhánh KFC.Theo qui định tất cả đều được thanh toán bằng tiền mặt. Bạn có thể đầu tư vốn trong phạm vi tài chính của mình, đầu tư ban đầu có thể thấp hơn so với bảng báo giá dưới đây:

Hạng mục

Phí thành lập mức 1

Phí thành lập mức 2

Lệ phí nhượng quyền

25.000$

25.000$

Quảng cáo

5.000$

5.000$

Thiết bị

250.000$

250.000$

Tồn kho ban đầu

10.000$

10.000$

Bất động sản

832.000$

1.357.000$

Phí đào tạo

2.300$

2.300$

Những chi phí và quỹ khác (cho 3 tháng)

42.850$

33.000$

Tổng đầu tư

1.142.300$

1.732.300$

Các chi phí họat động

Chi nhánh KFC phải trả tiền bản quyền khoảng 4% hoặc 600 USD/tháng, phí quảng cáo trong khu vực 3% và quảng cáo toàn quốc khoảng 2% trong tổng thu nhập.

Bạn nhận được gì từ đào tạo và hỗ trợ

YUM! sẽ xem mỗi chi nhánh như là một đội "những khách hàng kỳ quặc", mà mục đích của họ là đảm bảo thực khách luôn luôn nhận được sự phục vụ tốt nhất.

Sở giao dịch và hệ thống đảm bảo chất lượng cũng sẽ cung cấp cho các chi nhánh nguồn thực phẩm an toàn, sự huấn luyện chu đáo với các cách thức kiểm tra sổ sách.

Giới hạn

KFC đồng ý bảo trợ độc quyền trong bán kính 1,5 dặm với số dân khoảng 30.000 người.

Thông tin liên lạc

Công ty

KFC

Người phụ trách

Ms. Sarah Kramer, Franchise Coordinator

Địa chỉ

P. O. Box 34550, 1900 Colonel Sanders Ln.
Louisville, KY 40213
800#: (866) 2YUM-YUM

Điện thoại

(502) 874-8300

Fax

(502) 874-8848

Email

2yumyum@yum.com

Website

www.yumfranchises.com

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

Thương vụ mua máy bay kỷ lục trong lịch sử hàng không

Emirates Airlines có trụ sở tại Dubai, Tiểu vương quốc Ả Rập vừa lên hợp đồng mua 50 chiếc máy bay Boeing 777 trị giá tới 18 tỷ USD với hãng Boeing.

Emirates Airlines là một trong những hãng hàng không phát triển nhanh nhất thế giới. Ảnh: Marketplace.org

Đây được cho là hợp đồng mua bán máy bay lớn nhất trong lịch sử ngành hàng không thế giới. Theo đó, chủ tịch của hãng hàng không này, ông Sheikh Ahmed bin Saeed al – Maktoum đã xác nhận vào ngày 12/11 về hợp đồng mua bán với Boeing. Ông cho biết: "Hợp đồng này đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với công ty chúng tôi".

Ngoài ra, ngay tại buổi ký kết, Emirates cũng thiết lập với Boeing một hợp đồng khác, trị giá 8 tỷ USD cho một số máy bay phản lực.

Hợp đồng mới sẽ nâng tổng số máy bay tầm xa của hãng Emirates lên con số 90 chiếc. Emirates vốn được biết đến là một trong những hãng vận chuyển hàng không phát triển nhanh nhất thế giới. Vào năm ngoái, hãng này cũng đã ký kết một hợp đồng mua 30 chiếc Boeing 777 trị giá 9,1 tỷ USD.

Ông chủ tịch hãng Emirates cũng cho biết thêm về chiến lược mới của công ty: "Chúng tôi đang cố gắng nỗ lực hết mình để mở rộng các điểm đến, trở thành cầu nối từ Dubai đến khắp mọi nơi trên thế giới. Và trong tương lai không xa, chúng tôi mong muốn trở thành một trong những hãng hàng không hàng đầu thế giới".

Về phía hãng Boeing, ông chủ tịch James Albaugh cho biết, đơn đặt hàng lớn này sẽ giúp duy trì hơn 1.000 việc làm cho người dân Mỹ. Bất chấp khủng hoảng, hãng Boeing vẫn "ăn nên làm ra" trong năm 2011. Chỉ trong quý thứ 3 của năm, hãng này đã bán được 127 máy bay. Trong đó, hơn 100 chiếc thuộc về dòng máy bay bán chạy nhất trong lịch sử, Boeing 737 và 21 chiếc Boeing 777 thân rộng.

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

Google mua công ty phần mềm do người Việt đồng sáng lập

Một sự kiện được giới truyền thông và công nghệ (trên 20 website và tạp chí) ở Mỹ những ngày qua đăng tải là Google đã mua lại Công ty phần mềm mạng xã hội Katango, ra đời cách đây một năm.

Tiến sĩ Vũ Duy Thức (thứ hai từ trái sang) trong một lần trả lời giới báo chí Mỹ - Ảnh: T.L.

Một trong ba nhà sáng lập Katango là Vũ Duy Thức - một trong những tiến sĩ người Việt Nam trẻ nhất ĐH Stanford và hai đồng sự là giáo sư - tiến sĩ Yoav Shoham (Isarel) và tiến sĩ Michael Munie (Mỹ).

Sản phẩm đầu tiên của Katango đã được ứng dụng trên iPhone với giải pháp sắp xếp, phân nhóm bạn bè và những người quen biết qua email, Facebook và SMS, làm cho "vòng tròn xã hội" thông minh hơn.

Nhóm sáng lập Katango vào Google làm việc từ ngày 14/11 trong bộ phận phụ trách mạng xã hội.

Theo tạp chí Macworld, ông Bradley Horowitz - phó chủ tịch Google, phụ trách Google+ - cho biết Google mua Katango của những "phù thủy công nghệ" này nhằm nâng cao chất lượng của mạng xã hội Google+.

"Trong những ngày đầu mới thành lập Google+, chúng tôi đã đề cập đến kế hoạch lớn lao là phát triển vòng tròn quan hệ xã hội" - ông nói.

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

Chiến lược thương hiệu kép cho "Haier-SANYO"

Được thành lập vào năm 1984, Tập đoàn Haier là công ty đa quốc gia chuyên về các thiết bị điện máy tiêu dùng và gia dụng, có trụ sở đặt tại Thanh Đảo, Sơn Đông, Trung Quốc.

Năm 2010, doanh thu toàn cầu đạt 20,7 tỷ USD. Lĩnh vực kinh doanh thiết bị điện máy tiêu dùng và gia dụng của Tập đoàn bao gồm: bộ phận nghiên cứu và phát triển, sản xuất và kinh doanh tủ lạnh, máy giặt, máy điều hòa, máy nước nóng, thiết bị nhà bếp, tivi màu, máy vi tính, điện thoại di động và các sản phẩm dòng U-HOME.

Trong chiến lược kinh doanh năm 2011, Haier Group mua lại mảng kinh doanh máy giặt và tủ lạnh tiêu dùng ở Nhật, mua lại mảng kinh doanh máy giặt, tủ lạnh tiêu dùng và sản phẩm điện máy tiêu dùng khác ở Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam của Công ty SANYO Aqua Corporation.

Theo thỏa thuận này, Haier sẽ bán tủ lạnh, máy giặt, tivi, máy điều hòa và các thiết bị gia dụng tiêu dùng khác dưới thương hiệu "SANYO" trong khoảng thời gian quy định cụ thể tại thị trường Việt Nam, Indonesia, Philippines và Malaysia.

Các bằng sáng chế, kiểu dáng và nhãn hiệu hàng hóa liên quan đến tủ lạnh và máy giặt dùng trong thương mại/tiêu dùng của các mảng kinh doanh đề cập trên sẽ được chuyển giao cho Haier.

Khoảng 340 nhân viên của SANYO Group ở Nhật làm việc cho các mảng kinh doanh liên quan sẽ được thuyên chuyển sang Haier. Sau bản thỏa thuận cuối cùng, hai bên dự định sẽ hoàn tất chuyển giao các mảng kinh doanh từ tháng 1 đến cuối tháng 3/2012.

Sở dĩ chúng tôi đưa ra chiến lược này vì thương vụ mua bán không chỉ giúp Haier và SANYO sát nhập nguồn lực, mà còn giúp tạo ra sức mạnh tổng hợp về nghiên cứu và phát triển (R&D) và hệ thống tiếp thị khi kết hợp nguồn lực của cả hai công ty.

Đây là thời cơ thuận lợi để Haier tăng cường khả năng R&D và xây dựng cơ sở sản xuất cao cấp, cạnh tranh tại Nhật và Đông Nam Á, cũng như nội địa hóa mảng kinh doanh và tiếp thị ở Đông Nam Á.

Haier sẽ thực hiện chiến lược thương hiệu kép cho nhãn hiệu "Haier" và "SANYO" tại thị trường Đông Nam Á, và cho nhãn hiệu "Haier" và "AQUA" tại Nhật, nhằm đạt được mức tăng trưởng nhanh chóng từ quy trình đổi mới của chúng tôi".

Tôi cho rằng, yếu tố thành công then chốt của các thương vụ mua bán không phải là ở số lượng vốn đầu tư, cũng không đơn thuần chỉ là sự mua lại các nguồn lực, mà tùy thuộc vào sự hòa hợp về văn hóa và triết lý quản lý. Yếu tố quan trọng nhất là người tài.

Thương vụ sẽ mang đến cho Haier khoảng 3.100 nhân sự của SANYO. Haier sẽ tôn trọng văn hóa bản xứ. Mức đền bù cho những nhân sự Nhật chắc chắn sẽ không thấp hơn những gì mà họ nhận được trước đây.

Với việc giới thiệu mô hình và nền tảng của Haier nhằm khuyến khích sự đổi mới, và cùng một đội ngũ thừa hưởng 60 năm lịch sử của SANYO, chúng tôi có thể trở thành công ty dẫn đầu và tạo ra xu hướng trong công nghệ điện máy gia dụng toàn cầu và thị trường. Tôi tin rằng nhân viên cũng sẽ đặt kỳ vọng cao đối với chúng tôi về vấn đề này.

Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2012

Khó mua bán ngân hàng

Để mua bán và sáp nhập (M&A) ngân hàng, người ta phải định được giá trị thực của nó - một điều rất khó thực hiện trong bối cảnh hiện nay.

Nhìn thẳng vào sự thật

Chủ trương tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại đang thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia kinh tế. Theo ông Thuân Nguyễn, Tổng giám đốc Công ty StoxPlus, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nên chỉ đạo nghiêm ngặt các ngân hàng thương mại (NHTM) rà soát chất lượng tài sản, đánh giá trung thực tình hình tài chính, sau đó mới đưa ra chiến lược tái cơ cấu vốn và tái cơ cấu ngành.

"Chúng ta chỉ có thể biết được tình hình tài chính và vốn thực tế của các ngân hàng sau khi thực hiện xong công tác rà soát này", ông Thuân Nguyễn nói.

BIDV cam kết hỗ trợ ngân hàng TMCP Toàn Cầu (GP Bank) và Bắc Á (Bac A Bank)

Một nghiên cứu mới đây về tái cấu trúc ngân hàng của Công ty StoxPlus cho biết nợ xấu của ngành ngân hàng (dẫn theo nguồn của NHNN) ở mức 3,1% tổng dư nợ tại thời điểm 30-6-2011, tương đương gần 4 tỉ đô la Mỹ.

Tuy nhiên gần đây, với các vụ vỡ nợ tín dụng đen liên tiếp xảy ra tại nhiều địa phương, dự báo tỷ lệ nợ dưới chuẩn (non performing loan - NPL) sẽ gia tăng mạnh.

Theo công bố của NHNN, các ngân hàng Việt Nam có 12% dư nợ, tương đương với hơn 12 tỉ đô la Mỹ, nằm trong lĩnh vực bất động sản và chứng khoán. Nếu hai lĩnh vực này "xảy ra chuyện" thì lập tức tỷ lệ nợ dưới chuẩn sẽ tăng mạnh.

Hiện nay dù nhiều ngân hàng đã đạt tỷ lệ đảm bảo vốn tự có tối thiểu (CAR) trên 8% theo đúng quy định, nhưng tỷ lệ CAR lại rất khác nhau giữa các ngân hàng và nhóm ngân hàng. Quan trọng hơn, tỷ lệ này sẽ bị giảm nhanh nếu như các ngân hàng hạch toán đúng dự phòng cho các khoản nợ dưới chuẩn.

Giám đốc một công ty chứng khoán đang tư vấn cho một số thương vụ mua bán cổ phần liên quan đến ngân hàng cho biết cải tổ hệ thống ngân hàng về bản chất chỉ cần sắp xếp lại những khoản nợ.

"Tôi biết nhiều công ty con liên quan đến ngân hàng đã phát hành trái phiếu ngược cho ngân hàng và lấy tiền đó trả nợ và lãi vay bởi nếu không thì ngân hàng phải đưa khoản nợ đó vào nợ xấu. Hoặc một ngân hàng cho công ty A vay và công ty A lại cho công ty B vay lại để công ty B trả ngân hàng. Nợ bất động sản vẫn là một ẩn số, và để giải quyết các khoản nợ, khó có thể bắt đầu bằng mua bán sáp nhập", ông nói với TBKTSG.

Theo luật nào?

Khung pháp lý cho M&A rất phân tán cũng là lý do khiến cho việc M&A các ngân hàng rất khó diễn ra. Theo giám đốc một công ty quản lý quỹ, hiện hoạt động M&A ngân hàng được đề cập trong sáu bộ luật khác nhau, gồm Luật Cạnh tranh, Đầu tư, Doanh nghiệp, Chứng khoán, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng Nhà nước và nhiều văn bản khác.

Báo cáo các thương vụ M&A năm 2011 của Stoxplus dẫn phân tích của Công ty Tư vấn Indochine cho biết việc phê duyệt các giao dịch M&A tại Việt Nam cũng khá phức tạp. Tại một số nước, việc phê duyệt của cơ quan chức năng với M&A chủ yếu là nhằm chống độc quyền hay bảo vệ một số ngành nhạy cảm.

Trong khi đó tại Việt Nam, bước đầu tiên trong mọi giao dịch M&A liên quan đến một đối tác nước ngoài là xác nhận xem giao dịch đó có khả thi về pháp lý hay không.

Nếu không cẩn thận, thương vụ đi đến giai đoạn cuối (thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh) có thể bị từ chối và mọi nỗ lực, nguồn lực đã bỏ ra trở nên vô nghĩa.

Trong khi đó, mục tiêu chống độc quyền và bảo vệ người tiêu dùng trong các vụ M&A ở Việt Nam lại không được quan tâm đúng mức. Thực tế cho thấy đã có một số thương vụ dẫn đến nguy cơ độc quyền, ví dụ thương vụ liên quan đến C.P Việt Nam đầu năm 2011, khi được đối tác Trung Quốc mua xong thì cũng là lúc 77% thị phần chăn nuôi heo công nghiệp và 20% thị phần thức ăn chăn nuôi thuộc về một công ty Trung Quốc.

Giới hạn sở hữu nước ngoài cũng được coi là rào cản nếu như ngân hàng nước ngoài đang được coi là một trong những người mua tiềm năng các ngân hàng.

Nhưng vì bị giới hạn tỷ lệ sở hữu 20%, các giao dịch M&A ngân hàng chỉ trông chờ vào các công ty trong nước. Tiền ở đâu để mua ngân hàng, nhất là trong tình hình thiếu vốn như hiện nay là câu hỏi chưa có lời đáp.

Ở Việt Nam, tâm lý ngại M&A trong cộng đồng kinh doanh vẫn còn lớn do M&A được hiểu là "thâu tóm" với nghĩa tiêu cực hơn là tích cực. Đa số ý kiến vẫn coi M&A là công cụ kiếm lợi chứ chưa phải một hoạt động kinh doanh lành mạnh.

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

Viettel đã có hơn 500.000 thuê bao ở Haiti

Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết, sau 2 tháng chính thức khai trương, mạng di dộng Natcom của tập đoàn tại Haiti đã có hơn 500.000 thuê bao.

Ngày 7/9, Viettel đã chính thức khai trương cung cấp các dịch vụ viễn thông tại thị trường Haiti.

Theo tập đoàn này, hai tháng qua, mỗi ngày công ty này phát triển được 5.000 – 6.000 thuê bao mới. Riêng lĩnh vực kết nối Internet di động lần đầu tiên có mặt tại Haiti, doanh số trung bình mỗi thuê bao (ARPU) D-Com cao gấp 4 lần so với mỗi thuê bao di động.

Đặc biệt, tỷ lệ rời mạng của Natcom chỉ khoảng 9% - thấp hơn nhiều so với con số 15 – 20% khi khai trương một mạng mới tại Việt Nam, Lào hoặc Campuchia trước đây. "Tỷ lệ rời mạng của Natcom được đánh giá là thấp nhất trong số những mạng thông tin di động Viettel đã từng mở", tập đoàn này cho biết.

Thời gian tới, Natcom tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông tập trung vào các kênh cộng tác viên là người bản địa, tiến hành bán hàng door-2-door đến từng hộ dân. Mạng lưới đại lý điểm bán của công ty được mở rộng gần gấp đôi so với thời điểm ra mắt, đạt gần 4.000 điểm trên toàn quốc.

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

Dấu hỏi đằng sau một thương vụ bất ngờ với DN Trung Quốc

Giữ vị trí thống lĩnh thị trường chăn nuôi VN, nên sự kiện Công ty CP (Charoen Pokphand) Việt Nam"bị" bán 70,82% cổ phần cho CP Trung Quốc khiến không ít người đặt dấu hỏi về thương vụ bất ngờ này.

Trụ sở Công ty CPVN tại Đồng Nai

Ngày 15/8, lãnh đạo Công ty CP Việt Nam (CPVN) đã giải thích câu chuyện bán cổ phần chỉ đơn giản là thay đổi về tổ chức, không liên quan đến chiến lược kinh doanh của công ty, cũng không có chuyện quyền chi phối thị trường chăn nuôi Việt Nam được chuyển sang tay doanh nghiệp Trung Quốc.

Bất ổn nguồn nguyên liệu

CPVN cho rằng, việc mua bán chỉ là chuyển giao từ công ty mẹ (Tập đoàn Charoen Pokphand Thái Lan – CPG) sang công ty con đặt trụ sở tại HongKong. Trị giá cổ phần trong thương vụ này là 609 triệu USD.

Từ đây, CP Trung Quốc (CPP), doanh nghiệp đang đứng đầu thị trường Trung Quốc, sẽ nắm giữ khả năng kiểm soát vai trò phát triển tại thị trường chăn nuôi Việt Nam.

Tại Việt Nam, CPVN đang dẫn đầu với 20% thị phần thức ăn gia súc thương mại, 5% thị phần thịt heo, 40% gà công nghiệp và khoảng 50% thị phần trứng gà. Tổng doanh thu năm 2010 của CPVN đạt 1,1 tỷ USD. Với quy mô như vậy, CP được xem là "ông lớn" tại thị trường chăn nuôi trong nước.

Vì vậy, khi 71% cổ phần của CPVN được bán cho CPP, nhiều người đặt nghi vấn, thậm chí đưa ra nhiều giả thiết, như sau giữ khả năng kiểm soát, CPP sẽ dễ dàng thâu tóm nguyên liệu sắn lát, cám gạo… các sản phẩm chăn nuôi (thịt heo, gà…) từ Việt Nam xuất sang Trung Quốc.

Điều này có thể dẫn đến nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu và sản phẩm chăn nuôi trong nước, đẩy giá lên cao. Lo ngại này được xem là có cơ sở, vì trong thời gian qua, các thương nhân từ Trung Quốc đẩy mạnh mua sắn lát tại Việt Nam, đồng thời giai đoạn giá heo tại Trung Quốc tăng cao do thiếu hụt nguồn cung, thương lái lại ồ ạt đưa heo lên biên giới phía Bắc xuất bán hưởng chênh lệch…

Ở đâu cũng là CP?

Ông Sooksunt Jiumjaiswang Lerg, Tổng giám đốc CPVN, khẳng định, việc mua bán chỉ là sự chuyển giao vốn giữa các công ty trong tập đoàn, nhằm hướng tới việc thuận lợi huy động vốn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, vì CPP đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán HongKong. Về bản chất, CP ở Trung Quốc hay Việt Nam vẫn thuộc về một chủ sở hữu là công ty mẹ tại Thái Lan.

"Trước đây, CPVN mở rộng đầu tư và tái đầu tư từ nguồn vốn vay ở Thái Lan và lãi sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, do hiện nay tốc độ đầu tư của doanh nghiệp tại Việt Nam quá nhanh, việc cung ứng vốn từ các nguồn này không kịp thời, nên cần đến huy động từ thị trường chứng khoán", ông Sooksunt Jiumjaiswang Lerg giải thích.

Tổng giám đốc CPVN cũng khẳng định, doanh nghiệp không hề bị bán cho người Trung Quốc, toàn bộ vẫn thuộc quyền điều hành từ CP Group. Vì vậy không có chuyện dùng CPVN hỗ trợ nguyên liệu và sản phẩm chăn nuôi cho CP Trung Quốc. Đến nay, ngoài mặt hàng tôm ra, CP chưa xuất bất cứ một sản phẩm chăn nuôi nào sang Trung Quốc.

"Công ty vẫn tiếp tục thực hiện chính sách không ngừng mở rộng kinh doanh và phát triển chất lượng sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chuẩn tiên tiến, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp. Mọi nghĩa vụ về thuế khi thực hiện mua bán giữa công ty mẹ và công ty con sẽ theo pháp luật của Việt Nam".

Trước thông tin thời gian gần đây, những hộ nuôi gia công cho công ty CP phải mua thiết bị bắt buộc từ chính công ty với giá cao hơn hẳn sản phẩm cùng loại bán trên thị trường; gà đến thời kỳ xuất chuồng công ty không cử người đến bắt khiến chi phí phát sinh tăng cao; gà giống chất lượng kém; nhiều công ty giảm giá thức ăn chăn nuôi nhưng CP thì không… Lãnh đạo CP ngày 15/8 cũng thừa nhận, đây là những sai sót khó tránh khỏi.

Tuy nhiên, giá bán thiết bị của doanh nghiệp này có cao hơn, nhưng không cao hơn mức 30% như phản ánh, do thiết bị sản xuất của CP phải dựa trên yêu cầu đồng bộ về kỹ thuật, giá thành cao hơn (?!). Với những trường hợp để gà quá lứa, CP đã và đang hỗ trợ các trại nuôi bù đắp chi phí hao hụt.

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

FAQ franchise

Hỏi: Tôi có nên tự kinh doanh trước khi mua franchise không?

Đáp: Nó không sai, nhưng không cần thiết. Một vài người bán franchise không thích nếu như trước đây bạn đã từng kinh doanh. Lý do vì nếu bạn kinh doanh cùng 1 ngành nghề với họ, bạn sẽ suy nghĩ nhiều hơn trước khi có quyết định, hoặc là phong cách làm việc trong công ty cũ không thích hợp với tác phong của họ, hoặc bạn sẽ không tuân thủ các quy định trong hợp đồng hoặc không muốn bị quản lý bởi họ.

Tuy nhiên có kinh nghiệm kinh doanh sẽ tạo cho bạn 1 thái độ làm việc có trách nhiệm và giữ kỷ luật. Bạn biết cách giải quyết vấn đề của khách hàng, làm việc nhóm và có khả năng lãnh đạo.

Cả hai đều có điểm mạnh và điểm yếu, nhưng vì franchise là một phương thức kinh doanh an toàn và không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm cho nên người bán franchise sẽ đặt khách hàng trong đối trọng ngang nhau.

Franchise chỉ có tỉ lệ thành công cao hơn nhiều so với một công việc kinh doanh độc lập thôi.

Hỏi: Trước đây tôi có đầu tư bất động sản. Tôi có nên bán bất động sản để mua franchise không?

Đáp: Tài sản của bạn chắc chắn mang lại nguồn thu cho bạn. Tôi cho rằng franchise và BĐS cũng không có gì khác biệt. Nếu tài sản mang lại lợi nhuận cho bạn lâu dài, thì không có rủi ro. Nếu bạn quyết định mua franchise một cách tự phát, bạn không hiểu biết lắm về nó, không nghiên cứu thị trường, thì không nên mạo hiểm.

Bạn nên tìm hiểu kỹ loại hình kinh doanh này trước khi ra quyết định, đừng "nhảy" vào 1 cái gì chỉ vì tưởng rằng lợi nhuận cao. Còn nếu bị tự tin với kiến thức của mình thì không có gì có thể ngăn bạn được.

Hỏi: Tôi 20 tuổi và muốn tham gia loại hình franchise và từ bỏ học tiếp đại học. Đâu là khó khăn mà một người trẻ tuổi như tôi thường gặp phải?

Đáp: Thật ra không quá nhiều như bạn nghĩ. Khi bạn gặp người bán franchise, họ sẽ giải thích quy trình 1 cách rõ ràng và bạn phải hiểu nó thật tường tận. Bạn 20 tuổi, suy nghĩ, sở thích sẽ chi phối quyết định của bạn nhiều hơn kinh nghiệm. Bạn cần 1 người tư vấn viên. Thật ra bất kỳ ai cũng cần 1 người tư vấn, nhất là ở độ tuổi này, bạn thật sự cần họ nhưng ba và mẹ bạn sẽ không đảm nhận tốt vai trò này.

Cũng chính bản thân bạn phải là người tư vấn và 1 luật sư nếu thật sự yêu thích kinh doanh, hãy tìm hiểu quy trình franchise trước khi có quyết định, bạn sẽ phải đầu tư thời gian, công sức nhiều hơn so với mọi người, vì bạn chỉ mới 20 tuổi. Dĩ nhiên người bán franchise vẫn vui vẻ trò chuyện với bạn, nhưng không nhiều hi vọng mấy.

Nhưng nếu như bạn tiếp xúc với người bán sau khi đã tìm hiểu kỹ phương thức kinh doanh này, có bản kế hoạch và chiến lược cụ thể, họ sẽ làm việc với bạn 1 cách nghiêm túc như làm việc với 1 người từng trải.

Hỏi: Nếu một doanh nghiệp mua franchise nhưng kinh doanh không hiệu quả thì sao?

Đáp: Như đã đề cập bên trên, franchise là một hệ thống kinh doanh theo chuỗi, do đó nó có tính cộng đồng rất cao. Nếu một đơn vị làm ăn không hiệu quả thì đơn vị đó sẽ được sự hỗ trợ tối đa từ phía chủ thương hiệu, kể cả việc đầu tư thêm vốn để mở rộng kinh doanh. Nhìn chung, một chuỗi cửa hàng franchise kinh doanh hiệu quả sẽ lôi kéo tất cả những đơn vị mua franchise phát triển theo

Không ai có thể chắc chắn 100% mình sẽ thành công khi kinh doanh. Nếu có hệ thống franchise nào đó cam kết sẽ đảm bảo cho sự thành công của bạn thì chắc chắn điều đó không đúng sự thật.

Franchise chỉ có tỉ lệ thành công cao hơn nhiều so với một công việc kinh doanh độc lập thôi. (tỉ lệ các doanh nghiệp franchise thành công sau 5 năm tại Mỹ là 92% so với 23% đối với một doanh nghiệp kinh doanh độc lập cùng quy mô (theo thông tin của hiệp hội franchise quốc tế IFA)