Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Autodesk mua lại Pixlr

Autodesk, công ty dẫn đầu về phần mềm thiết kế 3D, phần mềm kỹ thuật và phần mềm giải trí công bố việc hoàn tất thủ tục mua lại Pixlr, một dịch vụ phổ biến cho phép chia sẻ, chỉnh sửa, thu thập và tạo hình ảnh xã hội online miễn phí.

Tuy không tiết lộ chi tiết của thương vụ này nhưng ông Samir Hanna, Phó chủ tịch nhóm sản phẩm tiêu dùng của Autodesk cho biết: "Autodesk dự kiến sẽ kết hợp nhóm phát triển web của Pixlr với các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển ứng dụng di động của chúng tôi để giúp mọi người ở bất cứ nơi đâu cũng có thể sáng tạo trên các thiết bị theo lựa chọn của họ".

Dịch vụ Pixlr được bắt đầu vào tháng 8/2008 ở Thụy Điển và cung cấp các công cụ cho phép những người dùng không chuyên truy cập và sáng tạo, chỉnh sửa và chia sẻ hình ảnh online và chia sẻ xã hội thông qua các nền tảng như Facebook. Việc mua lại này đã nâng cao khả năng của Autodesk trong việc cung cấp khả năng chỉnh sửa hình ảnh cho các sản phẩm tiêu dùng của hãng, ví dụ như dòng sản phẩm SketchBook.

Nhờ thương vụ này, người dùng SketchBook Pro trên máy tính để bàn có thể đọc và ghi các định dạng file hình ảnh như là PXD và chuyển đổi các file một cách dễ dàng trong khi vẫn tiếp tục duy trì các dữ liệu sâu như là các layer. Những người dùng Pixlr hiện nay có thể ngay lập tức thêm các phác họa tự do vào các dự án của họ thông qua khả năng tương thích file với ứng dụng Autodesk SketchBook Pro cho máy để bàn.

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Đạt được lợi ích nhiều nhất từ giấy phép nhượng quyền kinh doanh

Nếu bạn muốn trở thành người được nhượng quyền, có lẽ điều lo lắng nhất của bạn là làm thế nào đáp ứng những yêu cầu của người nhượng quyền để có được chữ kí trên hợp đồng nhượng quyền kinh doanh. Bạn cũng sẽ phải băn khoăn không biết mình nên thương lượng phần nào và làm sao để chắc chắn mình đạt được những thoả thuận tốt.

Nếu bạn muốn trở thành người được nhượng quyền, có lẽ điều lo lắng nhất của bạn là làm thế nào đáp ứng những yêu cầu của người nhượng quyền để có được chữ kí trên hợp đồng nhượng quyền kinh doanh. Bạn cũng sẽ phải băn khoăn không biết mình nên thương lượng phần nào và làm sao để chắc chắn mình đạt được những thoả thuận tốt.

Mỗi công ty nhượng quyền thường có một tiêu chuẩn giấy phép riêng biệt , tuỳ thuộc vào những điều họ mong muốn từ phía bạn và những điều bắt buộc bạn tuân theo. Công ty nhượng quyền càng lớn mạnh thì hợp đồng đòi hỏi thời gian càng lâu dài và những điều khoản ưu tiên dành cho bạn thương lượng sẽ càng ít hơn. Điều này chỉ công bằng 1 phần. Tại sao một cuộc thương lượng tốt hơn lại đem đến cho người nhận quyền những thoả thuận tốt hơn?

Cũng có những điều khoản lợi ích liên quan đến hợp đồng nhượng quyền của công ty cho phép đem lại những điều khoản sẽ thương lượng cho 2 bên. Công ty được nhượng quyền sẽ phải tuân theo các điều khoản nhằm giúp họ hiểu rõ vai trò của việc nhượng quyền và những điều đòi hỏi về việc nhượng quyền, nhằm bảo vệ các đối tác nhận quyền tiềm năng. Và, đôi khi các vấn đề không được thống nhất sẽ dẫn đến việc chậm trễ không đáng có giữa 2 bên.

Một khi bạn đã giành được những điều khoản nhượng quyền tốt cho bạn, bạn sẽ không còn phải lo lắng nhiều về hợp đồng nhượng quyền nữa. Hãy xem xét mục đích của việc giao kèo là việc hoàn tất hợp đồng kinh doanh bao gồm:

1. Mô tả những chi phí liên quan đến nhượng quyền

2. Giải thích rõ các vấn đề liên quan đến đặc tính vật lý như là địa điểm, kiến trúc xây dựng, trang thiết bị và nguồn cung cấp.

3. Định nghĩa các hành động nhằm thiết lập và bảo vệ bí mật công nghệ của việc nhượng quyền.

4. Nhận dạng phạm vi bảo vệ bí mật này.

Một ví dụ về nhượng quyền là việc khuyến khích thiết lập hợp đồng nhượng quyền của các cửa hàng kem của Might Cold. Hãng này cam kết sẽ giúp bạn mua trang thiết bị và thành phần đầu vào của kem với giá ưu đãi. Cơ sở của bạn sẽ được bảo vệ vì bạn đã có điều khoản giao kèo về giảm giá. Và thương hiệu đó cũng được bảo vệ bởi vì nó bắt buộc bạn không được bán những loại kem khác làm giảm đi giá trị thật sự của cái tên Might Cold.

Một số chú ý để được hỗ trợ khi được phép kinh doanh nhượng quyền

- Chính xác điều gì mà bạn sẽ được hỗ trợ khi bỏ ra chi phí kinh doanh nhượng quyền ban đầu.

- Phí kinh doanh có bao gồm sản phẩm tồn kho và sản phẩm dự trữ hay không?

- Người nhượng quyền có hỗ trợ cung cấp tiếp các sản phẩm tồn kho không?

- Mức độ kiểm soát của các nhà cấp phép kinh doanh sẽ sử dụng để đảm bảo đặc tính kinh doanh và chất lượng sản phảm.

- Người nhượng quyền có tiếp tục huấn luyện và hỗ trợ về quản lý?

- Nên quảng cáo ở địa phương hay mang tính chất quốc tế và liệu chi phí có được chia đều?

- Việc tính toán và chi trả cho việc thuê địa điểm.

- Về kế toán, thanh toán và báo cáo thường xuyên.

Như bạn có thể thấy, đây cũng là lợi ích lớn của việc nhượng quyền. Chất lượng sản phẩm đã được tiêu chuẩn hóa trên các chi nhánh nhượng quyền. Susan ở Sacramento sử dụng cùng một thành phần và công thức như ở Bernie, Boston . Lượng thức ăn thì giống nhau và tất cả đều chịu 1 chi phí như nhau để quảng cáo. Những ai ưa thích thương hiệu Mighty Cold luôn biết được anh ta đang đi đâu,và ăn một dĩa swirl vani sẽ cho anh ta sự trải nhiệm như nhau ở bất kì nơi nào.

Để bảo vệ chất lượng và tiêu chuẩn của thương hiệu, hợp đồng nhượng quyền kinh doanh sẽ nêu rõ các nguyên tắc của sự liên hệ giữa người nhượng quyền và người nhận quyền. Sự thoả thuận của Mighty Cold có thể ngăn chặn Susan bán tên krumkake của dì Lena trong cửa hàng kem và đoan chắc rằng Bernie không cung cấp nơi quảng cáo cửa hiệu của mình cho các nhà máy bia nhỏ của địa phương. Nguyên tắc của các mối liên hệ được xây dựng rất kỹ lưỡng để chắc chắn rắng mỗi đơn vị kinh doanh đều có cơ hội thành công như nhau và thương hiệu nhượng quyền kinh doanh luôn được bảo vệ.

Cũng tương tự, có một phạm vi bảo vệ bạn chắc chắn, rõ ràng, cửa hàng Mighty Cold sẽ không cạnh tranh với cửa hàng Mighty Cold khác trên cùng một con đường.Giới hạn vị trí có thể là một phần của hợp đồng, và đôi khi sẽ được thương lượng trong hợp đồng. Vì thế, nếu nó tác động lớn đến lợi ích của bạn, hãy hỏi chắc chắn nhé.

Nên nhớ rằng, chỉ bởi vì hợp đồng nhượng quyền kinh doanh sẽ có giá trị với bạn nhưng không có nghĩa là bạn sẽ ký mà không đặt nghi vấn. Xem xét kỹ lưỡng mỗi điều khoản và chắc chắn rằng bạn hiểu tại sao lại bao gồm mỗi khoản nhỏ và nó sẽ ảnh hưởng tới bạn ra sao. Một người kinh doanh giỏi sẽ tạo ra khoảng thời gian đúng lúc để giúp bạn thoải mái với bản hợp đồng.

Cuối cùng, đừng để sự phức tạp của việc có được hợp đồng nhượng quyền kinh doanh làm mất đi sự nhiệt tình của việc trở thành người chủ kinh doanh. Đây là thời điểm hồi hộp và có đựơc hợp đồng nhượng quyền tốt thì bạn phải tin chắc đạt được thành công với cơ hội công bằng. Bằng cách bảo vệ thương hiệu và sự quyết tâm hoàn toàn, hợp đồng nhượng quyền bảo vệ bạn khá tốt.

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Luật về nhượng quyền thương mại.

Trung Nguyên, Kinh Đô và Phở 24 đã là phát triển nhanh chóng việc sử dụng mô hình nhượng quyền thương mại (NQTM). Các nhãn hiệu quốc tế như KFC, Lotteria và Jollibee cũng đã thiết lập sự hiện diện vững chắc tại VN. Để đáp ứng sự phát triển này, các nhà làm luật đã thực hiện nhiều biện pháp xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động NQTM.

Trung Nguyên, Kinh Đô và Phở 24 đã là phát triển nhanh chóng việc sử dụng mô hình nhượng quyền thương mại (NQTM). Các nhãn hiệu quốc tế như KFC, Lotteria và Jollibee cũng đã thiết lập sự hiện diện vững chắc tại VN. Để đáp ứng sự phát triển này, các nhà làm luật đã thực hiện nhiều biện pháp xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động NQTM.

Nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại, cho phép cá nhân, tổ chức hoặc công ty hoạt động  dưới danh nghĩa của một doanh nghiệp.  Một cá nhân,  tổ chức (bên nhượng quyền)  nhượng quyền sản xuất,  bán hoặc sử dụng sản phẩm, dịch vụ nhãn hiệu đã được phát triển cho tổ chức khác ( bên nhận quyền). Bên nhận quyền  trả phí nhượng quyền dựa trên doanh thu và tuân thủ các qui định của bên nhượng quyền về việc mua, tiếp thị và quản lý. Phía nhượng quyền cũng có thể cung cấp dịch vụ quảng cáo và hỗ trợ.

Luật thương mại.

Luật thương mại sửa đổi sẽ có hiệu lực vào ngày 1.1.2006. Các qui định về NQTM trong Luật thương mại mới gồm từ Điều 284 đến điều 291. Theo đó, NQTM được định nghĩa là  việc bên nhận quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh của bên nhượng quyền và phải trả một khoản phí.

Luật thương mại mới qui định một số quyền và nghĩa vụ tối thiểu của bên nhượng quyền và bên nhận quyền mà các bên không thể không tuân thủ. Ví dụ, bên nhượng quyền có quyền kiểm tra hoạt động của bên nhận quyền để bảo đảm rằng có đầy đủ cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, bảo mật bí quyết và bí mật thương mại.  Bên nhận quyền không thể nhượng quyền lại cho bên thứ ba, nếu không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền và phải ngừng sử dụng quyền nhượng quyền khi chấm dứt hợp đồng.

Nghị định 11

Có sự chồng chéo trong các quy định mới về nhượng quyền giữa Luật Thương mại và pháp luật về chuyển giao công  nghệ và nhãn hiệu. Trước khi có quy định riêng về NQTM, hầu hết việc nhượng quyền được thực hiện dưới hình thức đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu hàng hóa tại Cục sở hữu Trí tuệ. Hợp đồng chuyển giao công nghệ được đăng ký tại bộ khoa học và công nghệ. Nghị định 11 cũng qui định nhượng quyền là "cấp phép đặc quyền kinh doanh". Theo đó, bên nhận chuyển nhượng có thể sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu và bí quyết của bên chuyển nhượng để thực hiện và bí quyết của bên chuyển nhượng để thực hiện các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ thương mại.

Theo Luật Thương mại, "nhượng quyền" là NQTM. Xét về yếu tố quyền được cấp phép, thuật ngữ trong Luật Thương mại sửa đổi có phạm vi tương đối rộng so với  Nghị định 11,

Dự thảo nghị định về NQTM.

Bộ thương mại đang dự thảo Nghị định về NQTM nhằm hướng dẫn thực hiện nhượng quyền mới trong Luật Thương mại. Dự tính, dự thảo sẽ đựơc thông qua vào cuối năm nay.

Dự thảo nghị định NQTM qui định : bên nhượng quyền phải họat động ít nhất hai năm và hợp đồng nhượng quyền đăng ký với bộ KHCN, thời hạn tối thiểu là 5 năm. Các bên có thể thỏa thuận để chấm dứt trước thời hạn hoặc gia hạn hợp đồng nhượng quyền.

Hợp đồng nhượng quyền được thực hiện trước ngày dự thảo Nghị định có hiệu lực và phải được đăng ký với Bộ KHCN trong vòng 3 tháng, kể từ ngày nghị định có hiệu lực. Trường hợp hợp đồng nhượng quyền liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá thì hợp đồng nhượng quyền phải được đăng ký với Cục Sở Hữu Trí tuệ. Dự thảo Nghị định cũng có nhưng qui định nhằm bảo vệ, chông không công bằng và lừa đảo trong nhượng quyền; không hạn chế khoản phí nhượng quyền phải trao cho bên nhượng quyền....

Chuyển giao Công nghệ

Sự khác biệt giữa định nghĩa nhượng quyền và chuyển giao công nghệ vẫn chưa rõ ràng. Cần có một cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước để đơn giản hoá qui trình đăng ký. Tuy nhiên, sự hợp tác này chỉ cần có thể được bảo đảm mọt khi pháp luật đưa ra định nghĩa rõ ràng về NQTM khác với định nghĩa chuyển giao công nghệ, để tránh sự chồng chéo giữa các văn bản pháp lý khác nhau.

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

M&A ngành ngân hàng: Tiền tươi đã rót

Sự khó khăn của nền tài chính năm 2011 khiến nhiều người nói chắc rằng, việc sáp nhập và mua lại (Mergers & Acquisitions - M&A) sẽ là xu thế tất yếu trong ngành tài chính, ngân hàng (NH) trong thời gian tới. Chưa biết những dự đoán này đúng hay sai, nhưng thương vụ LienVietBank và Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (VnPost) đã sáp nhập với nhau để trở thành NH Bưu điện Liên Việt, cho thấy con đường M&A ngành NH không chỉ còn trên giấy.

Không còn nhiều e ngại

Diễn gải tham dự hội thảo M&A do Báo Đầu tư tổ chức - Ảnh: Quý Hòa

Tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2011 do Báo Đầu tư phối hợp với Công ty AVM Vietnam tổ chức, các chuyên gia khẳng định, hiện nay, các tổ chức tài chính, các NH nước ngoài đang tích cực sử dụng công cụ M&A để thâm nhập thị trường Việt Nam.

Thực tế, theo thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), các thương vụ M&A của năm sau luôn cao hơn năm trước, trong đó lĩnh vực tài chính – NH vẫn chiếm nhiều nhất. Điển hình cho hoạt động M&A trong ngành NH Việt Nam thời gian gần đây là vụ Liên Việt bán cổ phần cho VnPost để tăng thêm vốn điều lệ.

Theo đề án, dự kiến vốn điều lệ LienVietBank sẽ tăng lên gần 5.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, hơn 10.000 tỷ đồng nguồn vốn huy động của VPSC cũng sẽ được chuyển về LienVietBank theo quy định của pháp luật, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền.

Giá trị cụ thể cuối cùng thì phải chờ các cơ quan chức năng định giá theo quy định của pháp luật, nhưng từ chuyện của Liên Việt, có thể nói rằng, trong bối cảnh bùng nổ hoạt động NH, cũng như sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn trong lĩnh vực này, sau giai đoạn có nhiều NH được thành lập, người ta bắt đầu nói nhiều đến sáp nhập.

Rõ ràng, khi mà nội lực của một số NH nhỏ suy yếu, tự thân các NH khó lòng vượt qua thì nhu cầu hợp tác, mượn sức, kề vai để tìm kiếm vốn lại trở thành nhu cầu khách quan. Xu thế sáp nhập các NH vì thế được giới chuyên gia dự báo là sẽ xảy ra sớm, đặc biệt trong giai đoạn hạn tăng vốn điều lệ theo chỉ tiêu của NHNN ở mức cận kề.

Thừa nhận điều này, ông Mayooran Elalimgam, Trưởng bộ phận M&A Khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Tập đoàn Deutsche Bank nói rằng, Việt Nam là một thị trường trong khu vực châu Á có hoạt động M&A được đánh giá sẽ rất sôi động.

Vì thế, Tập đoàn Deutsche Bank đã có những bộ phận chuyên trách về M&A ở mỗi khu vực của Đông Nam Á. Điều này cũng cho thấy, tiềm năng của hoạt động này còn rất lớn ở các thị trường mới nổi, trong đó, ở khu vực châu Á, bình quân trị giá 180 tỷ USD/năm.

Xu hướng tất yếu

Trên thực tế, việc sáp nhập là cần thiết để tránh nguy cơ sụp đổ dù chỉ là một NH nhỏ bởi việc này khi xảy ra sẽ gây ra nhiều hậu quả. Thậm chí, không ít người đã e dè về một hiệu ứng domino sụp đổ lan tràn nếu có thực sự NH phải đóng cửa. Rõ ràng sáp nhập NH là cách khả dĩ hơn cả để tránh từ đóng cửa hay phá sản.

Dù không hoạt động trong ngành NH, nhưng là một người có kinh nghiệm trong lĩnh vực M&A, ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Tư vấn Kinh doanh Hội nhập Toàn cầu (GIBC) cũng nói rằng, thị trường M&A tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng cả về số thương vụ cũng như tổng giá trị giao dịch.

Theo chuyên gia của Deutsche Bank, nếu trước đây, các nhà đầu tư nhắm đến Indonesia thông qua M&A, thì nay xu hướng bắt đầu chuyển sang Việt Nam dù còn một số rào cản khiến nhà đầu tư e ngại, như tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh, việc định giá khi doanh nghiệp niêm yết, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động M&A chưa hoàn thiện...

Nói như thế bởi số lượng thương vụ giữ đà tăng liên tục và đều đặn từ năm 2005 đến nay, ngay cả trong giai đoạn 2008-2009 khi nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam gặp khó khăn.

Về tổng giá trị các thương vụ, tuy có sụt giảm so với kỷ lục của năm 2007, nhưng trong năm vừa qua đã có sự tăng trưởng mạnh trở lại. Do vậy, tổng giá trị giao dịch sẽ tiếp tục tăng trong năm 2011.

Theo chuyên gia của Deutsche Bank, nếu trước đây, các nhà đầu tư nhắm đến Indonesia thông qua M&A, thì nay xu hướng bắt đầu chuyển sang Việt Nam dù còn một số rào cản khiến nhà đầu tư e ngại, như tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh, việc định giá khi doanh nghiệp niêm yết, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động M&A chưa hoàn thiện...

Ngoài ra, một số vấn đề vĩ mô như tăng trưởng, lạm phát... cũng như các quy định pháp lý khác cũng gây ra sự e ngại rót vốn vào Việt Nam. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn nổi lên là thị trường còn rất nhiều tiềm năng.

Riêng đối với lĩnh vực tài chính - NH cũng được xem là tiềm năng và thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Cơ hội để thâm nhập vào lĩnh vực này nhằm cung cấp dịch vụ bán lẻ cho khách hàng cá nhân cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam còn rất lớn.

Đồng quan điểm đó, ông Tô Hải, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán (CTCK) Bản Việt, đưa ra nhận định: "Trong lĩnh vực tài chính - NH thì xu hướng M&A vẫn còn âm thầm và chưa thực sự sôi nổi, vì luật pháp Việt Nam còn hạn chế việc cá nhân nắm tỷ lệ vốn tương đối ở một NH. Tuy nhiên, khả năng M&A ở lĩnh vực này trong thời gian tới sẽ tiếp tục sôi động hơn so với những năm vừa qua".

Từ lẽ đó mà năm 2011, Việt Nam được mong đợi có một số thương vụ M&A ở ngành NH. Điều này được coi là dấu hiệu cho sự phát triển M&A NH trong tương lai. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, khi tiến hành M&A phải đủ sức mạnh và lựa chọn hình thức chính xác.

Ông Nguyễn Đoan Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng vì ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế nên sự thay đổi trong quy định tỷ lệ sở hữu với nhà đầu tư ngoại cần rất thận trọng.

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

M&A: Sao cho thuận mua, vừa bán?

Tại cuộc tọa đàm "M&A - Những thách thức và lưu ý quan trọng" do Viện Marketing và Quản trị Việt Nam phối hợp với Báo Doanh Nhân Sài Gòn tổ chức, các chuyên gia cho rằng, thời điểm này không dễ để thực hiện các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A).

Rộn ràng bán mua

Những năm gần đây, tỷ lệ tăng trưởng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam khá cao và luôn ở mức trên 30%.

Thống kê của Công ty Kiểm toán PWC cho thấy, năm 2010, lượng giao dịch M&A ở Việt Nam đạt tổng giá trị 1,75 tỷ USD, với 345 giao dịch, tăng 59% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Trong 6 tháng đầu năm 2011, số lượng các giao dịch tăng lên mạnh mẽ. Hàng loạt các thương vụ lớn đã được công bố như Thiên Minh mua lại chuỗi khách sạn Victoria, TH Milk mua lại nhà máy đường Nghệ An Tate & Lyle, và mới đây là các thương vụ của Giấy Sài Gòn, ICP, Quạt Asia...

Theo ông Hoàng Đình Thắng, Giám đốc Phát triển Kinh doanh Công ty Ernst&Young Việt Nam, có nhiều lý do khiến DN thực hiện M&A, tại Việt Nam, hầu hết các thương vụ mà bên bán đa phần thuộc về các DN trong nước.

Do khó khăn, các DN trong nước muốn tìm kiếm nguồn vốn, công nghệ, kỹ năng quản trị, "người đồng hành" để vượt qua trở ngại. Thậm chí, nhiều DN vì quá mệt mỏi với công việc hiện tại muốn bán công ty để tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực khác... Đây chính là nguyên nhân và cũng là cơ hội để hoạt động M&A ngày càng sôi động.

Theo các chuyên gia, dù sôi động nhưng không phải dễ khi chọn giải pháp M&A trong thời điểm hiện nay. Bởi vì, sau khủng hoảng, nợ công ở các quốc gia vẫn còn nhiều, việc bán cổ phần hoặc tìm các đối tác là các tổ chức nước ngoài rất khó khăn.

Ông Lê Khánh Lâm, Phó tổng giám đốc Công ty kiểm toán DTL, cho rằng, trở ngại lớn nhất trong hoạt động M&A là do yếu tố con người, văn hóa công ty, bộ máy và hệ thống quản trị DN. Khó khăn này hầu như xuyên suốt quá trình trước, trong và sau M&A và cũng là yếu tố rủi ro nhất cho DN.

Ngoài ra, các hoạt động điều tra pháp lý, tài chính, thương mại... nếu thực hiện không đầy đủ và thích đáng sẽ dẫn đến đánh giá sai tình trạng pháp lý và tài chính của công ty mục tiêu cũng như giá trị của công ty mục tiêu. Ở Việt Nam, các thông tin về DN không được công khai và cũng không có một cơ quan trung gian nào có được những thông tin đầy đủ về DN (về tình trạng tranh chấp, các nghĩa vụ với cơ quan nhà nước...) nên bên bán rất khó khăn trong việc tìm hiểu bên mua.

Thống kê trên thế giới cho thấy, có đến 80% các thương vụ không đạt được hợp lực như mong đợi, 50% giao dịch làm giảm giá trị cổ đông và các giao dịch trở nên phức tạp hơn.

Thật thà là cha quỷ quái

Ông Lâm cho biết, do khó khăn nên các giao dịch mua bán cũng tốn nhiều thời gian hơn. Nếu như năm 2006 - 2007, một giao dịch chỉ mất khoảng 2 - 3 tháng thì nay có khi phải đến cả năm mới xong.

Ông Nguyễn Công Hạo, Chuyên viên đầu tư Qũy đầu tư AIM Capital, cho rằng, để có một thương vụ M&A thành công, bản thân các DN cần đầu tư công sức, chi phí nhiều hơn ngay từ giai đoạn tiền M&A. Trong đó, cần tập trung làm rõ giá mua, bán một DN như thế nào được coi là hợp lý; phương thức quản trị, chiến lược hoạt động của DN sau khi M&A...

Thống kê của Công ty Kiểm toán PWC cho thấy, năm 2010, lượng giao dịch M&A ở Việt Nam đạt tổng giá trị 1,75 tỷ USD, với 345 giao dịch, tăng 59% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Cần phải có chiến lược rõ ràng ngay từ đầu. DN đừng đợi đến khi cần tiền mới bắt tay vào làm, như vậy sẽ xảy ra những thiếu sót, không thể hiện được những yếu tố lợi thế của DN.

Các chuyên gia khác cũng đồng ý với ý kiến này và khuyên rằng, khi giới thiệu, DN không nên che đậy những khoản nợ, những khoản thiếu thuế hay thổi phồng tài sản...

Những điều này trước sau gì đối tác sẽ tìm ra. "Không có minh bạch, trung thực thì việc liên doanh khó tồn tại lâu dài. Khi nhà đầu tư đã mất niềm tin thì sớm muộn gì họ cũng bỏ chạy", ông Lâm khẳng định.

Các chuyên gia cũng cho rằng, đây là thời điểm tốt để M&A. Tuy nhiên, do DN trong nước đa phần là DN nhỏ và vừa nên rất cần vai trò của nhà tư vấn.

"Các thương vụ M&A lớn không thể nào thiếu vai trò của các nhà tư vấn tài chính, kiểm toán, luật sư... Các đối tác tư vấn có uy tín sẽ giúp làm tăng giá trị DN", ông Alex Châu Nhi Quang, Giám đốc Công ty DBJ Singapore Ltd., thông tin. Thông thường, DN phải nhờ đến tư vấn về pháp lý, về ngân hàng đầu tư, về kiểm toán, về định giá, về thông tin đại chúng...

Tuy nhiên, tùy theo giai đọan và tùy theo quy mô họat động mà tìm những nhà tư vấn thích hợp. Và quan trọng nhất là DN phải chuẩn bị đầy đủ và hiểu rõ những chướng ngại vật để không mất nhiều thời gian và tiền bạc cho một họat động không hiệu quả.

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

M&A tại Việt Nam - Những thách thức và lưu ý quan trọng

Cùng với những khó khăn của cả nền kinh tế, từ đầu năm 2011 hàng loạt tin tức về các thương vụ mua bán sáp nhập lớn đã được công bố như Thiên Minh mua lại chuỗi khách sạn Victoria, TH Milk mua lại nhà máy đường Nghệ An Tate & Lyle, và mới đây là các thương vụ của Giấy Sài Gòn, ICP, Quạt Asia...

M&A, tạm dịch là mua bán sáp nhập doanh nghiệp, là một phương thức kinh doanh, là một chiến lược kinh doanh trong xu hướng hội nhập với nền kinh tế thế giới của Việt Nam.

Những năm gần đây, tỷ lệ tăng trưởng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đều ở mức trên 30%. Đặc biệt năm 2010, M&A tại Việt Nam tăng trưởng 65%, giá trị các thương vụ đạt tới 1,7 tỷ USD.

Nhưng, liệu có phải thương vụ M&A nào cũng thành công? Nếu chọn chiến lược M&A thì cần lưu ý đến những yếu tố gì?...

Đây là những câu hỏi mà rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam băn khoăn, đặc biệt là các bên có ý định bán hoặc mong muốn sáp nhập.

Chương trình tọa đàm "Tầm nhìn Doanh nghiệp" cuối tháng 6/2011, với chủ đề "M&A tại Việt Nam - Những thách thức và lưu ý quan trọng" sẽ diễn ra vào chiều Thứ bảy, ngày 25 tháng 6 năm 2011 tại Salon văn hóa, Café Thứ Bảy - số 37 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1.

Tại tọa đàm, các chuyên gia và doanh nghiệp quan tâm cùng trao đổi, luận bàn về những điều kiện và kế hoạch cần thiết phải chuẩn bị trước khi xúc tiến một thương vụ M&A.

Chương trình có sự chia sẻ của:

- Ông Lê Khánh Lâm - Phó TGĐ Công ty kiểm toán DTL (DTL Auditing Company).

- Ông Hoàng Mạnh Thắng - Chủ nhiệm Cao cấp của Ernst & Young Vietnam.

Đây là sự kiện lần 2 trong chuỗi các hoạt động của chương trình tọa đàm "Tầm nhìn Doanh nghiệp" do Viện Marketing và Quản trị Việt Nam (VMI) phối hợp cùng báo Doanh Nhân Sài Gòn tổ chức vào mỗi chiều thứ 7 cuối tháng, khởi động từ tháng 5 năm 2011.

Do chỗ ngồi giới hạn (

Đăng ký tham dự:

Viện Marketing và Quản trị Việt Nam

Ms. Hồ Thị Phí

ĐT: (08) 3507 3575 - ĐTDĐ: 0902 908 388

Email: contact@vmi.edu.vn

Liên hệ mua vé:

Ms. Phạm Thị Khánh Hạnh

Lầu 5, 25/68 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM

ĐTDĐ: 0165 66 36 79 - Fax: (08) 3911 8615

Hoặc tại địa điểm tổ chức:

Quán Cà Phê Thứ Bảy, Số 37 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, TP.HCM

ĐT: (08) 3823 1620

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

Mua bán, sáp nhập để lớn hơn

Các thương vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) đã diễn ra rầm rộ từ đầu năm đến nay. Khác với trước đây chỉ có phía nước ngoài tìm mua công ty trong nước, nay hiện tượng công ty nhỏ mua lại công ty lớn, doanh nghiệp (DN) trong nước mua DN nước ngoài xuất hiện nhiều hơn.

Sản xuất quạt tại Công ty Quạt Việt Nam - Ảnh: L.N.M.

Các chuyên gia cho rằng điểm mới, đáng ghi nhận của năm nay là nhiều DN xác định bán là để lớn lên chứ không chỉ để giải quyết câu chuyện tài chính.

Bắt tay hay thôn tính?

20 năm xây dựng Công ty cổ phần Quạt VN (thương hiệu quạt Asia Vina), giờ phải quyết định bán đi một phần lớn công ty là một quyết định vô cùng khó khăn đối với ông Vũ Đình Phương, người sáng lập công ty. "Tôi trăn trở, thao thức hơn một năm rưỡi không phải vì giá hay bán thế nào mà là chuyện "đứa con" mình nuôi nấng bấy lâu, nay sẽ ra sao? Bán là để DN mạnh lên chứ không phải như một món hàng, bán cho khách rồi là xong" - ông Phương tâm sự.

Suy nghĩ cẩn trọng cũng phải bởi cách đây bốn năm ông Phương từng chia sẻ quyền sở hữu "đứa con" của mình cho quỹ đầu tư nhưng do chưa được tư vấn thấu đáo nên ông đánh giá đó là thương vụ mà công ty của ông chịu thiệt thòi. Ông Phương kể: "Năm năm trước khi thành công trong việc mở rộng thị phần, chúng tôi muốn phát triển mạnh hệ thống phân phối ở TP.HCM nhưng lực chưa đủ nên gọi thêm vốn từ quỹ đầu tư.

Các quỹ sẵn sàng nhảy vào nhưng lúc đó chúng tôi chưa nhận diện được đâu là nhà đầu tư tài chính, đâu là đối tác chiến lược có thể cùng mình đi một đoạn đường xa. Thật sự họ chỉ muốn nuôi mình béo tốt rồi bán lại kiếm lời. Vì thế các kế hoạch mở rộng hệ thống phân phối, thị phần của chúng tôi đều bị gạt, thay vào đó là mục tiêu tăng doanh thu, lợi nhuận". Theo ông Phương, hành xử của các quỹ đầu tư kia không có gì sai bởi đó là mục tiêu của họ, đó là điều mà ông chưa có kinh nghiệm và cũng chẳng được tư vấn để có thể nhận diện rõ mục đích của đối tác ngay từ đầu.

Kinh nghiệm đó mách bảo ông quyết định bán 65% Công ty cổ phần Quạt VN cho Tập đoàn SEB (Pháp) với giá hợp lý, thay vì 80% cho một công ty của Trung Quốc với bất kỳ giá nào ông đưa ra. "Khi chúng tôi nói muốn bán 40% cổ phần công ty, họ (công ty Trung Quốc) nói không mua tỉ lệ đó mà phải là 80% với giá chúng tôi muốn. Lúc đó chúng tôi đã hiểu ra mục tiêu của họ là thôn tính chứ không phải cùng chúng tôi phát triển thương hiệu quạt Asia Vina ra thế giới, nên đã từ chối" - ông Phương kể.

Để lớn mạnh nhanh hơn

Sự kiện Công ty TNHH Mai Hạnh, một nhà phân phối gas cỡ trung bình ở TP.HCM, "mua đứt" Tân Hải Việt, một nhà phân phối gas khác có sản lượng gấp đôi, đã làm cả "làng" gas bất ngờ. Trước đó, Mai Hạnh cũng đã mua một nhà phân phối khác là Nguyễn Hiệp. Sáp nhập hai nhà phân phối này về mình, Mai Hạnh đang trở thành nhà phân phối lớn nhất nhì TP.HCM.

Ông Trần Thanh Trúc, Chủ tịch HĐTV Công ty Mai Hạnh, khiêm tốn: "Cơ hội đến thì nắm bắt chứ không chủ động đi tìm". Nhưng kinh nghiệm hơn một thập kỷ với ngành gas, ông Trúc thừa nhận không thể làm ăn nhỏ lẻ, manh mún mãi vì sự cạnh tranh ngày một khốc liệt, các quy định cho ngành kinh doanh đặc thù này càng bó buộc hơn. "Phải làm lớn mới có cơ hội tồn tại và phát triển. Hơn nữa, một khi mình có quy mô mới có thể chuyên nghiệp hóa lên, tuyển dụng được nhân tài về giúp..." - ông Trúc nói chân thành.

Chuyện bán, mua để lớn lên, mạnh hơn đang trở thành khuynh hướng của nhiều DN VN. Ông Phương chia sẻ: "Bắt tay với SEB vì chúng tôi và họ có cùng chí hướng. Chúng tôi muốn quạt Asia vươn ra thế giới, còn họ muốn tìm một DN đủ năng lực để phát triển thị trường châu Á. SEB có một mạng lưới bán hàng toàn cầu và kinh nghiệm xúc tiến thương mại phong phú mà chúng tôi thiếu. Ngược lại, quạt Asia của chúng tôi đủ sức cạnh tranh với hàng Thái Lan, Trung Quốc về mặt chất lượng...".

Ông Cao Tiến Vị, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn, thừa nhận: "Đầu tư vào ngành giấy rất lớn, mỗi cái máy phải tính đến tiền triệu USD chưa kể những đầu tư khác. Nếu tự làm chúng tôi sẽ đi rất lâu nên phải tìm đối tác phù hợp với kỳ vọng của mình để dựa vào nhau đi trên một đoạn đường dài".

Tránh bẫy

Để bước vào thị trường VN nhanh chóng, các công ty nước ngoài sẽ nhắm đến việc mua lại hay thâu tóm DN nội địa là điều không tránh khỏi. Ông Nguyễn Công Ái - Phó tổng giám đốc Công ty KPMG, một công ty kiểm toán và tư vấn mua bán sáp nhập có kinh nghiệm - nhận xét hầu hết DN nhỏ của VN đều thiếu kinh nghiệm và kiến thức pháp luật về mua bán, sáp nhập DN, thậm chí để tiết kiệm có DN còn nhờ vả sự tư vấn luật sư của đối tác đang muốn mua công ty mình...

Đặc điểm của hoạt động này là làm càng nhanh càng tốt vì rất dễ phát sinh yếu tố mới trong quá trình đàm phán dẫn đến việc phải đàm phán lại, thậm chí đổ vỡ. Tuy nhiên, cũng không nên vì muốn đẩy nhanh tiến độ mà bỏ qua khâu chuẩn bị kỹ càng, cũng như lựa chọn tư vấn tài chính, tư vấn pháp lý chuyên nghiệp. "Phải xác định mục tiêu cho rõ ràng ngay từ đầu là muốn gọi thêm vốn để giải quyết vấn đề cấp bách hay đầu tư dài hạn cho việc tái cấu trúc DN" - ông Nguyễn Trung Kiên, Tổng giám đốc Công ty TNK Capital Partners, nói.

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp: cơ hội trong tương lai

Hoạt động mua bán - sáp nhập doanh nghiệp đang có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, tạo ra những thay đổi lớn trong đời sống kinh doanh và nền kinh tế.

Buổi tọa đàm có sự tham gia của khoảng 50 doanh nhân. Ảnh: Thanh Hảo

Tại sao các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước vẫn tiếp tục làm M&A, ngay cả khi kinh tế vĩ mô bất ổn, thị trường rất khó khăn? Đó là nội dung cuộc toạ đàm trực tuyến "Mua bán – sáp nhập doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế nhiều chuyển động" do Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức từ 8 giờ 30 – 12 giờ ngày 2/6 tại trụ sở báo Sài Gòn Tiếp Thị, 25 Ngô Thời Nhiệm, quận 3, TP.HCM.

Mở đầu buổi tọa đàm, ông Nguyễn Trung Kiên, Giám đốc điều hành công ty TNK Capital cho biết, thương vụ M&A tại thị trường Việt Nam khá sôi động trong nhiều năm nay.

Năm 2008, theo thống kê chưa đầy đủ, thị trường ghi nhận có 162 thương vụ M&A trị giá 1,12 tỉ USD, bước sang năm 2009 số thương vụ tăng lên đáng kể với 295 thương vụ và tổng trị giá 1,14 tỉ USD. Năm 2010 là năm có số thương vụ M&A khá cao: 345 với tổng giá trị 1,75 tỉ USD.

Ông Nguyễn Trung Kiên, Giám đốc điều hành TNK Capital. Ảnh: Thanh Hảo

Theo ông Kiên, trong hàng ngàn thương vụ M&A có nhiều thương vụ khá lớn: Thành Thành Công mua các doanh nghiệp mía đường, ICP mua lại Thuận Phát, ICA mua IC Việt Nam, STIC mua cổ phần của Hoa Sen Group… Ông Kiên cho biết: có nhiều lý do cho hoạt động M&A ngày càng phát triển: doanh nghiệp muốn "hợp nhất" các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực, hoặc là nhu cầu phát triển theo ngành ngang – ngành dọc, tăng vốn, thanh lọc những ngành nghề / lĩnh vực thứ yếu, mở rộng hoạt động của doanh nghiệp…

Trong phần báo cáo của mình, ông Kiên cho rằng, các thương vụ M&A tại Việt Nam cho đến nay chủ yếu từ các quỹ tài chính đầu tư vào doanh nghiệp. "Thời điểm nào cho hoạt động M&A diễn ra là quyết định của chính doanh nghiệp nhưng khi đã tính thì phải xúc tiến nhanh, càng nhanh càng tốt", ông Kiên nói.

Theo ý kiến cá nhân, ông Kiên cho rằng, hoạt động của lĩnh vực M&A ngày càng phát triển vì những lý do sau: thị trường tài chính đã phát triển, doanh nghiệp trong từng ngành nghề còn quá manh mún, sự bất ổn của nền kinh tế và thay đổi cấu trúc thị trường cần có những cá thể thích nghi tốt nhất. Hiện nay, các doanh nghiệp khi đàm phán hoạt động M&A còn tồn tại nhiều yếu tố: quyết định dựa trên cảm tính, mua / bán dựa trên quan hệ, đặt tiền cọc trước còn lại tính sau, khảo sát sơ sài, cảm nhận trên kinh nghiệm là chính, hợp đồng mua bán sơ sài, thâu tóm doanh nghiệp "thù địch"…

Ông Trương Nhật Quang, Công ty luật YKVN. Ảnh: Lê Quang Nhật

Những vấn đề pháp lý của hoạt động M&A

Ông Trương Nhật Quang, Công ty luật YKVN đã có bài phân tích về hoạt động M&A tại Việt Nam trong thời gian qua. Ông Quang cho rằng, M&A tại Việt Nam phần lớn là giao dịch mua bán cổ phần (vốn) chứ không phải là mua bán tài sản vì những vấn đề rắc rối về thủ tục pháp lý; các giao dịch M&A tại Việt Nam chủ yếu nhắm đến các công ty chưa niêm yết, quy mô giao dịch nhỏ nên không có sự thay đổi về nhân sự kiểm soát công ty…

Theo ông Quang, khi nhắm đến hoạt động mua doanh nghiệp, các doanh nghiệp chủ động cần quan tâm đến những loại giấy phép quan trọng của công ty, nếu là các ngành nghề đặc biệt phải có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền cho phép, chú ý đến "giới hạn quyền sở hữu" theo quy định của nhà nước cho từng ngành nghề. Đặc biệt, hiện nay nhiều doanh nghiệp không chú ý đến "thị phần". Ông Quang cho rằng, nếu giao dịch M&A thành công, tạo ra thị phần từ 30 - 50% phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý cạnh tranh.

Ông Quang còn lưu ý đến yếu tố hạn chế quyền chuyển nhượng của các doanh nghiệp đã cổ phần, quyền chống "pha loãng cổ phần, cổ phần phát hành riêng lẻ, chứng khoán có thể chuyển thành cổ phần", những thông tin "bí mật và nhạy cảm" của từng doanh nghiệp và những thông tin nội bộ.

Theo quy định của chứng khoán Việt Nam, khi mua 25%, 51%, 65% và 75% cổ phần của công ty đại chúng, phải thực hiện "chào mua công khai theo quy định", ông Quang cho biết thêm. Quy trình này phải thực hiện qua 3 bước: công bố và xin thực hiện hồ sơ chào mua công khai, tiến hành mua công khai, sau đó bên mua báo cáo với các cấp có thẩm quyền và công bố thông tin. Thời gian thực hiện quy định chào mua công khai không quá 90 ngày.

Ông Nguyễn Trung Hậu, Giám đốc công ty cổ phần Bêtông 6. Ảnh: Thanh Hảo

M&A ở Việt Nam – nhìn từ những thương vụ

Ông Nguyễn Trung Hậu, Giám đốc công ty cổ phần Bêtông 6 (tiền thân là công ty bê tông 620 Châu Thới, trực thuộc tổng công ty xây dựng công trình giao thông 6, bộ Xây dựng) cho biết mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp là nhắm vào cung ứng vật liệu xây dựng cho thị trường trong nước.

Ông Hậu cho biết, trước đây 620 chỉ tập trung vào việc đúc cấu kiện và thi công công trình. Khi đầu tư vào công ty với tên gọi mới là Bêtông 6, chiến lược công ty chọn nhiều lĩnh vực để đầu tư với nhiều cách tìm đường ra cho sản phẩm bằng cách tiếp thị, hợp tác với các doanh nghiệp khác, mở rộng kênh phân phối…, trong đó đã chọn đầu tư lĩnh vực là xây dựng nhà máy xi măng.

Theo ông Hậu, quý vốn nhất là con người, tạo môi trường để đội ngũ này làm việc. Hiện nay, Bêtông 6 được tham gia vào nhiều dự án xây dựng công trình giao thông. Khi chuyển sang mô hình mới, nhiều ý kiến cho rằng sẽ "lệch hướng" theo tư duy của một công ty nhà nước nhưng trên thực tế, hoạt động của Bêtông 6 ngày càng hiệu quả hơn nhờ có chiến lược và cách tuyển dụng nhân sự.

Ông Cao Tiến Vị (đứng) cho rằng: "cần phải chuẩn bị càng chi tiết càng tốt vì "khi đụng chuyện mới thấy phức tạp như thế nào. Cần phải chuẩn bị từng câu, từng chữ". Ảnh: Lê Quang Nhật.

Ông Cao Tiến Vị, Giám đốc công ty giấy Sài Gòn cho biết: nhà đầu tư khi tiến hành M&A vào doanh nghiệp nào đó là mua sự kỳ vọng của họ vào doanh nghiệp đó như thế nào vì vậy, doanh nghiệp phải tìm nhiều cách để thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư.

Dù kinh tế khó khăn, nhưng Giấy Sài Gòn đã tạo được niềm tin cho nhà đầu tư bằng những chính sách đầu tư mở rộng sản xuất: xây dựng nhà máy giấy Mỹ Xuân II với vốn đầu tư khoảng 2.000 tỉ đồng (dự kiến tháng 6/2011 đi vào hoạt động. "Tâm thế của doanh nghiệp phụ thuộc vào thực tế của doanh nghiệp đó như thế nào. Nếu cần tiền, vị thế doanh nghiệp sẽ khác. Nếu doanh nghiệp lớn mạnh, có nhiều nhà đầu tư dòm ngó, lúc đó doanh nghiệp sẽ có quyền lựa chọn nhà đầu tư", ông Vị chia sẻ.

Theo ông Vị, chuyện mua bán doanh nghiệp là quá trình lâu dài. Với đặc thù ngành nghề cần chi phí để đầu tư công nghệ. Giấy Sài Gòn cổ phần vào năm 2003, sau đó bán cổ phiếu vào năm 2007. Từ năm 2008 – 2011, đã tiếp xúc nhiều nhà đầu tư để cần vốn xây dựng nhà máy giấy Mỹ Xuân II nhưng có duyên với hai nhà đầu tư đến từ Nhật Bản là Daio và Bridgehead.

Ông Nguyễn Công Ái, Phó tổng giám đốc công ty KPMG. Ảnh: Lê Quang Nhật

Tại buổi tọa đàm, Nguyễn Công Ái, Phó tổng giám đốc công ty KPMG chuyên tư vấn, khảo sát tài chính, nghiên cứu thị trường cho rằng, cần chuẩn bị sẵn về mục tiêu chiến lược, hoạt động của doanh nghiệp để nhà đầu tư dễ dàng tìm hiểu doanh nghiệp. Theo ông Ái, dù kinh tế khó khăn nhưng hoạt động M&A trong năm 2011 sẽ mạnh hơn thời điểm năm 2007 vì nhiều doanh nghiệp đang thiếu tiền, cần bán doanh nghiệp để có vốn đầu tư. Có nhiều nhà đầu tư đến từ Mỹ nhận định thị trường Việt Nam là thị trường tiềm năng.

"Một doanh nghiệp có nhiều nhà đầu tư chiến lược vậy thì họ phát triển theo chiến lược nào? Theo tôi, chỉ nên có một nhà đầu tư chiến lược để doanh nghiệp phát triển đúng với mục tiêu của nhà đầu tư đó. Doanh nghiệp Việt Nam như một "cô gái đẹp nhưng quá chảnh", ngồi một chỗ chờ các chàng trai đến! Tại sao "cô gái đẹp" không tích cực đi tìm đối tác chiến lược trong nước và cả nhà đầu tư ở nước ngoài?", ông Ái phân tích.

Ông Vị cho rằng, cần phải chuẩn bị càng chi tiết càng tốt vì "khi đụng chuyện mới thấy phức tạp như thế nào. Cần phải chuẩn bị từng câu, từng chữ".

Ông Trương Nhật Quang cho rằng, khi làm việc với các đối tác cần chuẩn bị đủ về con người đủ kiến thức: luật, tư vấn tài chính…, sẽ không bị đối tác nước ngoài xem thường. Ông Quang còn cho biết, hiện nay tại Việt Nam, khoảng 4 – 5 công ty tư vấn có đủ năng lực để tư vấn cho các doanh nghiệp khi tiến hành M&A.

Công ty cổ phần quạt Việt Nam (Asia) vừa được tập đoàn BES của Pháp mua lại 65% cổ phần. Ông Vũ Đình Phương, Chủ tịch hội đồng quản trị công ty nhận xét: "Thà làm ông chủ nhỏ trong một tập đoàn lớn hơn là làm ông chủ lớn của một công ty nhỏ". Theo ông Phương, doanh nghiệp sản xuất quạt hiện nay "chỉ làm 6 tháng mùa nắng, còn muà mưa công nhân thất nghiệp". Làm gì để thoát ra tình cảnh như vậy là chuyện mà Asia đi tìm.

Ông Vũ Đình Phương, Chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần Quạt Việt Nam. Ảnh: Lê Quang Nhật

Không phải hợp tác nào cũng thuận tiện cho hoạt động của công ty. Trước đây, Asia muốn mở 100 cửa hàng bán hàng trực tiếp (đã mở được 50 cửa hàng) nhưng đối tác chỉ muốn Asia tập trung vào sản xuất sản phẩm để thu lợi nhuận cao hơn. Dù là doanh nghiệp nhỏ nhưng khi M&A cần có chuyên gia về tư vấn để hoạt động về sau không bị đối tác "gây khó". Trước khi đến với BES, đã có 20 nhà đầu tư đến với Asia. Đã có tập đoàn từ Trung Quốc muốn mua 80% Asia mà điều kiện kèm theo là họ không quan tâm về giá cả do Asia đưa ra. Sau tính toán, không bán cho tập đoàn này vì biết rõ cách làm ăn của họ. "Rút kinh nghiệm từ những lần đầu tư trước đây, cần có chuyên gia tư vấn với những tình huống có lợi cho doanh nghiệp về sau", ông Phương nói.

Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam vì xuất phát từ gia đình nên rất khó để phát triển lớn mạnh. "Muốn đi lên, cần có đối tác để thêm vốn, công nghệ và tái cơ cấu hệ thống quản trị. Ban đầu, khi thay đổi quy trình làm việc, đã có đến 80% công nhân đã bỏ việc nhưng sau đó, thấy công ty ngày càng phát triển nên họ quay lại làm việc", ông Phương chia sẻ thêm.

Mệt mỏi ở khâu nào?

Lê Thị Tố Hải, Giám đốc công ty dịch vụ Trái Tim Vàng chuyên về dịch vụ Yoga hỏi rằng: trong quá trình đàm phán với đối tác, khâu nào tốn thời gian nhất? Theo ông Vị, tùy theo trình độ đối tác. Ông Vị cho biết, đối tác Nhật chỉ cử chuyên gia tư vấn, chỉ hỗ trợ, không "bao cấp", lãnh đạo vẫn là người Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Trung Kiên, khâu "mệt mỏi" trong quá trình đàm phán chính là giá của doanh nghiệp cần bán. Còn theo ông Vị, khi mua doanh nghiệp, đối tác Nhật Bản lại chọn vấn đề môi trường, sau đó là quyền lợi của mỗi bên như thế nào?

Nhiều ý kiến của chuyên gia trong ngành cho rằng giao dịch M&A đang là nhu cầu, là xu hướng tất yếu tại Việt Nam. Ảnh: Lê Quang Nhật

Bà Dương Thu Nga, Giám đốc công ty A&T hỏi vần đề định giá công ty như thế nào để bán được công ty không bị "hố", còn đối tác chấp nhận được. Ông Nguyễn Trung Kiên cho rằng có nhiều điều kiện để định giá, tùy thuộc về uy tín của công ty, điều kiện kinh tế thực tế, đàm phán của hai bên…

Khi định giá công ty, bà Lê Thanh Nguyên, Giám đốc điều hành công ty quạt Cofaco, có nên tính tới giá trị thị trường, nhất là thị trường nước ngoài? Ông Kiên cho rằng, sẽ tính hết vào giá trị của doanh nghiệp, vấn đề giá trị đó được đối tác chấp nhận hay không.

Ông Nguyễn Hoàng Ly, Giám đốc công ty Cộng đồng Việt hỏi về vấn đề "hậu" M&A, ông Nguyễn Trung Hậu cho rằng phải tìm nguồn vốn và vấn đề sử dụng con người. Còn theo ông Vị, tùy theo quan điểm của nhà đầu tư mà hoạt động của doanh nghiệp hướng tới. Trong quá trình đàm phán, cần xác lập những mục tiêu cần làm: giá trị, chất lượng…

Đến quá trưa, buổi tọa đàm vẫn còn "nóng", đúng như nhận định của các chuyên gia rằng M&A đang là xu hướng tất yếu tại Việt Nam hiện nay. Trong khó khăn, việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp có thể giúp rất nhiều cho doanh nghiệp phát triển, vượt qua "phong ba bão tố". Vấn đề chính yếu mà các chuyên gia lưu ý là doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ tất cả những gì cần thiết, kể cả tâm lý "không còn làm chủ" trước khi tính đến chuyện mua bán, sáp nhập doanh nghiệp của mình.

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

Bài 2: Ăn trọn miếng bánh lớn

Thống lĩnh thị trường rạp phim Hàn Quốc với 75 cụm rạp và 610 phòng chiếu, sự có mặt của Tập đoàn Hàn Quốc CJ-CGV tại Việt Nam chính là bước đầu tư chiến lược để mở rộng thế lực trong một thị trường truyền thông và cả bán lẻ tại Việt Nam hiện nay.

>> Bài 1: Thương vụ đầy bất ngờ

Bàn đạp bán lẻ trên truyền hình

Từng là thành viên của Samsung, CJ là một thương hiệu khá lớn tại thị trường Hàn Quốc trong lĩnh vực bán lẻ và phân phối. Từ những năm 1990, CJ bắt đầu tách khỏi Samsung, duy trì thế mạnh, đồng thời chú trọng đầu tư vào công nghiệp điện ảnh.

Đến nay, CJ đã xây dựng được tầm vóc của một "ông lớn" trên thị trường truyền thông, giải trí, đặc biệt là phim chiếu rạp, nhượng quyền tại Hàn Quốc với công ty con là CJ-CGV. Với khá nhiều phân nhánh như CJ Entertainment, CJ Media, CJ CGV, CJ HelloVision, CJ Internet, CJ Powercast, CJ Da Genesis... CJ gần như chi phối toàn bộ thị trường truyền thông và giải trí Hàn Quốc.

Báo chí Hàn Quốc đưa tin, kế hoạch mở rộng đầu tư sang thị trường điện ảnh các nước của CJ-CGV đã có từ rất lâu và từng được thông báo với các cổ đông từ tháng 2.

MegaStar chưa thoát khỏi vụ kiện

Các NĐT Envoy chia tay thị trường Việt Nam khi vụ kiện chống độc quyền mà MegaStar dính vào vẫn chưa ngã ngũ. Tất nhiên, giao dịch này không ảnh hưởng gì đến vụ kiện, bởi theo MegaStar, vụ kiện chỉ chống lại MegaStar chứ không chống lại bất kỳ một cá nhân NĐT nào trong công ty và giao dịch này chỉ là thay đổi NĐT.

Việc bây giờ mới cơ bản hoàn tất thương vụ với MegaStar đã là khá trễ so với với định hướng của CJ-CGV bởi việc đặt chân đến Mỹ tại Koreatown, Los Angeles và 5 cụm rạp ở thị trường Trung Hoa Đại Lục đã được tiến hành từ 2006.

Đến Việt Nam, CJ cũng với phương cách kinh doanh chân rết, "đánh" song song trên cả hai mặt trận: từ rạp chiếu phim, phân phối phim... đến truyền hình rồi dùng truyền hình làm bàn đạp cho phân phối hàng hóa.

Khi thông tin thương vụ với MegaStar được công bố cũng là lúc kênh truyền hình SCJ Life On chính thức ra mắt và phát sóng trên hệ thống truyền hình cáp SCTV.

Tại lễ ra mắt, ông Trần Văn Úy, Tổng giám đốc SCTV, cho biết, kênh mua sắm SCJ Life On thuộc chủ sở hữu là Công ty TNHH SCJ TV Shopping.

Đây là liên doanh giữa Công ty CJO Shopping, một công ty con của CJ và Công ty TNHH Truyền hình Cáp Saigontourist. Tại Hàn Quốc, CJO Shopping có lịch sử 16 năm hoạt động với doanh thu năm 2009 là 2 tỷ USD, tương đương 40.000 tỷ đồng.

Ngoài vị trí số 1 tại Hàn Quốc, CJO Shopping, cũng đạt được nhiều thành công tại thị trường châu Á với mô hình Home Shopping tại Trung Quốc, Ấn Độ và tại Nhật Bản.

"Tại Việt Nam, phương thức bán hàng trên truyền hình đã xuất hiện từ năm 2008 nhưng chưa thực sự phổ biến. SCTV sẽ được lợi thế nhờ kinh nghiệm quản lý của CJO shopping", ông Úy chia sẻ.

Tuy ra đời trong bối cảnh không mấy tốt đẹp bởi bán hàng qua mạng thời gian vừa qua đã bị mất uy tín do một vài đơn vị kinh doanh không lành mạnh. Thế nhưng CJO shopping vẫn rất tự tin.

Quan sát lịch phát sóng thời gian vừa qua của SCJ Life On, điều khác biệt rõ nét chính là sự tham gia của những thương hiệu uy tín thế giới như Sharp, Panasonic... Happy Cook của Việt Nam cũng đang tham gia quảng bá và phân phối qua kênh truyền hình này.

Ông Uhm Joo Hwan, Tổng giám đốc SCJ, cho biết: "Ngành kinh doanh bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam hiện tại đầy nhiều tiềm năng và thử thách. SCJ tham gia thị trường với mong muốn trở thành công ty bán lẻ tại gia số 1 tại Việt Nam".

Khuấy động "làn sóng Hàn Quốc"

Theo kế hoạch trong năm đầu tiên, SCJ sẽ có mặt tại 8 thành phố lớn: Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương và sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới dịch vụ trên toàn quốc.

Song song với tốc độ phát triển này sẽ là hàng loạt các hoạt động khác trong lĩnh vực phân phối qua kênh thương mại điện tử. Quan trọng hơn, CJ còn có một chiến lược liên kết với các nhãn hàng điện tử để phát huy sức mạnh truyền thông lẫn phân phối.

Điển hình là việc liên kết với Samsung, phát sóng thử nghiệm các siêu phẩm điện ảnh, trên điện thoại thông minh Galaxy S trị giá về truyền thông lên đến 2 triệu USD.

Với mặt bằng phát triển còn ở dạng non trẻ như hiện nay của Việt Nam, sự có mặt của Envoy ngày trước cũng như CJ bây giờ đều có những tác động tích cực nhất định. Khán giả nhờ vậy mà có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với thị trường giải trí mang tính quốc tế.

Tuy nhiên, kèm với sự lớn mạnh của Lotte Cinema, với 3 cụm rạp chiếu tại Việt Nam, cùng kế hoạch mở 30 siêu thị tại Việt Nam, đồng nghĩa với việc Lotte sẽ tiếp tục đẩy con số rạp chiếu phim tăng cao hơn nữa, thị trường điện ảnh, phân phối... tại Việt Nam. Hai mảng này đang được các NĐT Hàn Quốc đi theo chiến lược phát triển song song.

Đây chính là điều mà doanh nghiệp Việt Nam chưa có. Co.op Mart, MaxiMark hay Galaxy, BHD... dẫu cũng đang rất cố gắng nhưng thiếu hỗ trợ từ thế mạnh của những mảng kinh doanh phụ trợ như phân phối, sản xuất phim.., thiếu cả sự liên kết nên sẽ khó mà theo kịp.

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

Bài 1: Đầu đã xuôi nhưng đuôi khó lọt

Cách đây 2 năm, có thời điểm, chỉ trong vòng một tháng, có tới ba diễn đàn lớn mời gọi hợp tác phát triển mô hình franchise (nhượng quyền thương mại) tại Việt Nam. Đại diện của các thương hiệu nổi tiếng đến từ Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore... đều cho rằng Việt Nam là thị trường rất hấp dẫn, bằng chứng là các tên tuổi như: KFC, Lotteria, Goloria Jeans Coffees... đã tăng nhanh về số lượng, hay thương hiệu nội như: Trung Nguyên, Phở 24... ngày một lớn mạnh. Thế nhưng, hai năm trở lại đây, tốc độ phát triển mô hình nhượng quyền đang có dấu hiệu chững lại vì hầu hết các hợp đồng nhượng quyền đều chưa đạt hiệu quả như dự tính.

Ngay khi vào Việt Nam, nhượng quyền thương mại đã nhanh chóng nở rộ với nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, qua thăm dò thị trường, gần 80% công ty kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại phải giảm bớt số lượng cửa hàng sau 7 năm hoạt động, không ít thương hiệu nhượng quyền đã đi chệch hướng.

Bài 2: Nhìn ham, làm khó

Muôn vẻ nhượng quyền

Mô hình nhượng quyền đầu tiên được khá nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư nhỏ và vừa quan tâm, đó là thương hiệu do chính công ty trong nước tạo ra. Sau một thời gian thành công, các doanh nghiệp này chọn nhượng quyền như một chiến lược cốt lõi để phát triển kinh doanh, đặc biệt là tham vọng mở rộng nhượng quyền ra thị trường nước ngoài.

Hai cái tên được nhắc đến đầu tiên là Phở 24 và cà phê Trung Nguyên. Hiện tổng số cửa hàng Phở 24 nhượng quyền trong nước đã đạt con số nhỉnh hơn 100 và 16 cửa hàng ở Indonesia, Campuchia, Hàn Quốc, Philippines, Hồng Kông và Nhật Bản.

Riêng Trung Nguyên do nhanh chóng nhận ra cơ hội mở rộng thương hiệu từ mô hình nhượng quyền, đã bỏ ra 3 triệu USD để thuê tư vấn nước ngoài cho chiến lược franchise tại Việt Nam, hiện đã có gần 1.000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở Mỹ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina.

Ngoài Phở 24 và Trung Nguyên, cũng có một số thương hiệu trong nước có tốc độ franchise khá nhanh như thương hiệu thời trang Foci (đã phát triển 40 cửa hàng), Kinh đô, Vissan...

Lotteria phát triển nhanh chóng tại VN

Mô hình nhượng quyền được xếp vào loại "cao cấp", đó là các thương hiệu nước ngoài vào Việt Nam và tự franchise cho các nhà đầu tư trong nước. Điển hình của mô hình này là Lotteria, Goloria Jeans Coffees, Lee's Sandwiches, Jollibee, KFC, Coffe Bean & Tea Leaf, Pizza Hut... (thực phẩm), Louis Vuitton, CK, Mango, Timberland... (thời trang), Cartridge World (mực in)...

So với các công ty trong nước, nhượng quyền thương mại nước ngoài có sức hấp dẫn cao hơn vì có quy trình làm việc chuẩn và thời gian phát triển thương hiệu tương đối lâu, phủ khắp toàn cầu.

Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam lại yếu về kỹ thuật thiết lập hệ thống, duy trì chất lượng của hệ thống và kinh nghiệm kinh doanh nhượng quyền. Đó cũng là lý do vì sao những thương hiệu nước ngoài hiện đang chiếm ưu thế về nhượng quyền so với các thương hiệu trong nước.

Mặt khác, cũng vì có tính chuyên nghiệp và quy trình làm việc chuẩn nên khi vào Việt Nam, các thương hiệu này thường ưu tiên quyền kinh doanh cho những doanh nghiệp nước ngoài khác, như SUTL chuyển cho KFC; Pizza Hut chuyển cho IFB Holdings of Singapore và chuỗi nhà hàng burger Philipines lại chuyển cho những doanh nghiệp Philipines khác quản lý.

Một mô hình nhượng quyền cũng đang được khá nhiều doanh nghiệp lựa chọn, đó là tự thân doanh nghiệp, nhà đầu tư Việt Nam đi mua các thương hiệu nhượng quyền từ nước ngoài như Công ty Bình Minh Toàn Cầu đã mua nhượng quyền cửa hàng bánh BreadTalk của Singapore và đến nay đã mở được 2 cửa hàng, hoặc lẩu tươi MK (Thái Lan) được Công ty CP Cổng Đầu tư toàn cầu mua nhượng quyền từ Tập đoàn MK (Thái Lan), kem Bud's mua nhượng quyền từ Mỹ...

Theo ông Trần Tịnh Minh Triết - CEO Công ty tư vấn nhượng quyền Best Fortune, điều này có mặt tốt và có mặt rủi ro. Tốt là những thương hiệu này đã chứng minh được sự thành công của phương pháp kinh doanh từ nhiều nước, có hệ thống vận hành đầy đủ và chi tiết giúp người nhận nhượng quyền hoạt động dễ dàng hơn.

Rủi ro là các thương hiệu này thương rất ít linh động cho sự thay đổi ở các thị trường địa phương, nên một số phương thức vận hành không phù hợp với tập quán Việât Nam, điều này có thể gây ra khó khăn cho kinh doanh ở nội địa và cho người nhận nhượng quyền.

Từ lạc hướng đến giảm số lượng

Thực tế cho thấy, sau một thời gian rầm rộ mở chuỗi nhượng quyền, rất nhiều thương hiệu đã rơi vào tình trạng kinh doanh không khả thi, chất lượng và bản sắc thương hiệu không còn sự đồng nhất, một số thương hiệu nhượng quyền đã phải thu bớt số lượng hoặc đang chọn hướng hoạt động "chậm dần đều" để củng cố và bảo tồn.

Cụ thể, Phở 24 có kế hoạch tăng lên 200 cửa hàng vào năm 2012, xem ra khó thành hiện thực vì chỉ còn nửa năm nữa để thực hiện gần 100 cửa hàng nhượng quyền, chưa kể một số cửa hàng nhượng quyền của Phở 24 ở trong nước và nước ngoài đã phải đóng cửa.

Nguyên nhân do chủ nhượng quyền này chạy theo số lượng nên không quản lý nổi, dẫn đến chất lượng sa sút, thậm chí cung cách phục vụ nhiều nơi không theo tiêu chí nhượng quyền ban đầu.

Bên cạnh đó còn do sự cạnh tranh quá gay gắt giữa chính các cửa hàng Phở 24 với nhau, nên nhiều cửa hàng thu nhập thấp, phải kinh doanh thêm "hầm bà lằng" các món khác. Thậm chí có cửa hàng còn phát triển dịch vụ cộng thêm như kinh doanh game.

Bên cạnh Phở 24, Trung Nguyên cũng trong tình trạng tương tự. Cụ thể, các cửa hàng cà phê Trung Nguyên đang mất dần số lượng, nhiều quán không còn giữ "bản sắc" Trung Nguyên như ban đầu.

Thực tế, không chỉ do chạy theo số lượng dẫn đến việc quá tầm kiểm soát các cửa hàng mà kỳ thực, ông chủ Trung Nguyên chỉ bán cái tên thương hiệu (nghĩa là các đối tác nhận nhượng quyền chỉ mua cà phê do Trung Nguyên cung cấp và mở quán mang tên thương hiệu này), hơn là nhượng quyền thương hiệu đúng nghĩa (tức mọi chi tiết kinh doanh đều phải đồng bộ, từ cách trang trí nội thất, quy mô quán, thực đơn, cho đến sổ sách và các báo cáo tài chính).

Tương tự thương hiệu Cháo Cây Thị, sau hơn 10 năm gầy dựng với hệ thống nhận diện thương hiệu khá bắt mắt, nâng dịch vụ cung cấp cháo, súp ăn liền cho trẻ em từ bình dân đến cửa hàng dinh dưỡng cao cấp, phục vụ nhanh và vệ sinh.

Thế nhưng, sau hai năm nhượng quyền với tốc độ khá nhanh và đại trà, nhất là ở các quận xa, không ít cửa hàng nhượng quyền cháo Cây Thị đã phải đóng cửa vì doanh thu không như ban đầu, chất lượng sản phẩm ở các cửa hàng không giống nhau, nhất là khi thương hiệu này có dính líu đến vụ cho phụ gia bảo quản gây hại, thì hầu như các cửa hàng nhượng quyền của Cây Thị đều phải đóng cửa vì kinh doanh không hiệu quả.

Không chỉ thương hiệu nội địa, một số thương hiệu lớn nước ngoài dù rất "nghiêm khắc" với nguyên tắc nhượng quyền, nhưng sau vài năm kinh doanh cũng phải thay đổi thực đơn để đáp ứng nhu cầu người dân địa phương. Chẳng hạn, KFC khi kinh doanh tại Việt Nam đã đưa thêm cơm vào trong thực đơn...

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Beton 6 sau ngày M&A

Beton 6 có thể được xem là điển hình của một doanh nghiệp nhà nước trở mình vất vả sau cuộc cổ phần hóa, nhưng đã bắt đầu thành công sau một thương vụ mua bán - sáp nhập lớn.

Mua chi phối cổ phần công ty (còn gọi là đầu tư có kiểm soát) là một xu thế còn mới mẻ ở Việt Nam. Từ năm 2007 trở lại đây, sự đi xuống của thị trường chứng khoán đã gạt các nhà đầu tư tài chính sang một bên và xếp bàn cờ mới cho giới đầu tư kiểm soát.

Khác với đầu tư tài chính, giới đầu tư kiểm soát thường là các tổ chức và cá nhân từng lăn lộn trong các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ phi tài chính. Vì thế, họ am hiểu và có khả năng vực dậy các công ty đang gặp khó khăn, sáp nhập thành công các công ty cùng ngành, tăng doanh thu và lợi nhuận, tạo ra giá trị mới và hưởng lợi từ khoản đầu tư.

Cuộc M&A ở Beton 6 là một trường hợp như thế. Sau gần một thập kỷ cổ phần hóa, dù có sự hiện diện của định chế tài chính nước ngoài là Dragon Capital (sở hữu 37% cổ phần), sự phát triển của Beton 6 chỉ mang tính ổn định, ít đột phá. Tuy nhiên, cục diện đã thay đổi khi tổ chức đầu tư HB Group tham gia đầu tư theo kiểu mua chi phối (mua cả cổ phần của Dragon Capital) và đưa Beton 6 sang một trang mới.

Cổ phần hóa và câu chuyện "bình mới rượu cũ"

Ban lãnh đạo của Beton 6 trong buổi họp báo "Tầm nhìn mới - Sứ mệnh mới" .

Được thành lập năm 1958 bởi Tập đoàn RMK (Mỹ), sau giải phóng được Nhà nước Việt Nam tiếp quản, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Beton 6 là sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn. Giống như các công ty nhà nước thời kỳ đó, Beton 6 hoạt động khá thụ động, nhưng vì là công ty hiếm hoi hoạt động trong lĩnh vực bê tông đúc sẵn nên chiếm thị phần gần như tuyệt đối. Thêm vào đó, bản chất ngành này cũng tạo ra lợi nhuận tốt, ổn định, tăng trưởng bình quân 15%/năm. Lợi thế mang tính tự nhiên này này kéo dài cho đến thời kỳ cổ phần hóa.

Đến khi cổ phần hóa, cơ chế thị trường đòi hỏi Beton 6 phải có sự chuyển biến. Nhưng nhìn chung, đó vẫn là sự chuyển biến hụt hơi vì cơ chế tổ chức, văn hóa doanh nghiệp không đổi mới triệt để, kinh doanh có chút chủ động nhưng không đáng kể. Chỉ có một điểm đáng lưu ý là Beton 6 có ý định lấn sang lĩnh vực xây lắp công trình, song cũng chưa đi đến đâu vì thiếu tự tin. Xây lắp là lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn, lao động nhiều và kinh nghiệm thi công tốt. Nếu làm tốt, lĩnh vực này có thể mang lại tỉ suất lợi nhuận trên 15%. Nhưng ngược lại, những rủi ro như thời gian thi công đình trệ, chi phí nhân công và thiết bị cao, giá nguyên vật liệu tăng có thể làm thu hẹp mức lãi hoặc thậm chí lỗ. Do những rủi ro này, đến năm 2009, bê tông đúc sẵn vẫn chiếm hơn 70% cơ cấu doanh thu của Beton 6, còn lại là từ xây lắp công trình.

Beton 6 khi đó khó lòng đi được những bước xa hơn, dù có sự tham gia đầu tư của Dragon Capital. Điều này cũng dễ hiểu vì Dragon Capital là tổ chức tài chính, nhắm tới mục tiêu tài chính trong ngắn hạn hơn là đối tác quan tâm đến chiến lược dài hạn của doanh nghiệp. Hơn nữa, khi Dragon Capital đầu tư vào Beton 6, công ty này đang phát triển ổn định với sản phẩm cấu kiện bê tông đúc sẵn. Và nhà đầu tư tài chính rõ ràng chẳng dại gì khuyến khích những khoản đầu tư lấn sân của doanh nghiệp với rủi ro cao.

Cho nên, bức tranh sau cổ phần hóa của Beton 6 từ năm 2000 đến năm 2009 không thực sự đột phá. Không chỉ hạn chế về năng lực mở rộng lĩnh vực kinh doanh, Beton 6 còn vấp phải những hạn chế trong đầu tư và nhân sự.

Thời kỳ này, để thuận lợi cho việc sản xuất và phân phối cấu kiện bê tông đúc sẵn cho các công trình ở nhiều vùng miền khác nhau, Beton 6 đã liên kết với nhiều công ty cùng ngành ở các địa phương với tỉ lệ dưới 51% và sinh ra hàng loạt liên doanh, liên kết như 620 Bình Minh, 620 Sài Gòn, 620 Long An… Sự liên kết này là khả thi về mặt chiến lược, nhưng vấn đề vẫn nằm ở cơ chế quản lý. Thứ nhất, vì nắm giữ dưới 51%, Beton 6 khó tham gia vào việc định hướng chiến lược của công ty liên doanh và cũng không hình dung các công ty này đến lúc nào đó sẽ cạnh tranh, giành thị phần lẫn nhau. Thứ hai, các liên doanh lập nên chỉ để phục vụ cho một số dự án tại địa phương nên khi dự án hoàn tất các liên doanh cũng không có chiến lược dài hạn tìm kiếm dự án khác để mở rộng hoạt động. Và thứ ba là năng lực vốn của Beton 6 cũng không thể đáp ứng việc chiếm sở hữu cao hơn trong các liên doanh để biến chúng thành các công ty con mà trong đó Beton 6 có thể đưa ra những quyết định mang tính chiến lược.

Bên cạnh đó, về vấn đề nhân sự, ông Nguyễn Trung Hậu, thành viên Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Beton 6 cho biết, một số cán bộ nhân viên đã rơi rớt bởi cơ chế và chính sách chưa phù hợp. Hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ cũng xuất hiện.

Nhưng cuối cùng, HB Group xuất hiện và làm thay đổi nhiều vấn đề cơ bản.

Thương vụ HB Group - Dragon Capital

Một trong những trở ngại lớn nhất của nhà đầu tư kiểm soát là phản ứng của các lãnh đạo công ty mục tiêu, những người nắm ít cổ phần nhưng có quyền điều hành và hưởng nhiều lợi ích từ quyền lực đó.

Cách đây 5 năm, một nhóm nhà đầu tư mang tên HB Group đã tham gia vào Beton 6. HB Group chiếm tỉ lệ thấp, trong khi Dragon Capital là cổ đông lớn thời ấy với tỉ lệ sở hữu đến 37%. Và trong khi Dragon Capital là nhà đầu tư tài chính thì HB Group được biết đến là nhà đầu tư chiến lược. Câu chuyện "đổi ngôi" của 2 nhà đầu tư bắt nguồn từ việc HB Group nhận ra họ cần phải tạo một bước đột phá mới cho Beton 6 và giành quyền quyết định chiến lược đối với công ty này.

Ông Hậu cho rằng, HB Group đã nhận ra Beton 6 phải thay đổi chiến lược, cụ thể là mở rộng sang lĩnh vực xây lắp công trình trước tình hình cấu kiện bê tông đúc sẵn bị cạnh tranh khốc liệt. Mặc dù dẫn đầu thị trường cấu kiện bê tông đúc sẵn với gần 80% thị phần nhưng Beton 6 phải đối mặt với nguy cơ giảm thị phần vì nhiều đối thủ đã xuất hiện. Cấu kiện bê tông đúc sẵn của Beton 6 được đúc tại nhà máy theo công nghệ sản xuất hàng loạt, nhưng nhiều công trình chỉ cần một số lượng nhỏ bê tông đúc sẵn tại nhà máy, thay vào đó là bê tông đúc tại công trường.

Nhu cầu này kéo theo hàng loạt doanh nghiệp làm bê tông đúc tại công trường ra đời, chia bớt thị phần của nhau. "Doanh thu của chúng tôi vẫn tăng vì tiềm năng thị trường còn lớn. Tuy nhiên, với rất nhiều đối thủ mới, Beton 6 phải tìm thêm những con đường khác để đảm bảo tăng trưởng tốt", ông Hậu chia sẻ. Và đó là lý do để công ty này nghĩ đến việc lấn sân mạnh hơn nữa sang lĩnh vực cơ sở hạ tầng, lĩnh vực sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong 20-30 năm nữa theo định hướng của Chính phủ.

Vì thế, HB Group có tham vọng thay đổi chiến lược của Beton 6. Sau 5 năm đầu tư, HB Group đã nâng tỉ lệ sở hữu lên xấp xỉ 50% và mất hơn 1 năm để hoàn tất việc mua lại cổ phần của Dragon Capital và giữ tỉ lệ sở hữu chi phối (hơn 80%) trong năm 2009. Ông Hậu nói về quyết định của HB Group mua lại cổ phần từ Dragon Capital rằng: "Cổ đông nắm 51% có thể tham gia quyết định chiến lược nhưng chưa thể quyết định mọi thứ. Nếu cổ đông nắm 65% thì sẽ có thêm lợi thế về điều hành, nhưng nắm trên 75% thì sẽ toàn quyền quyết định". Tại Việt Nam, sự bất đồng giữa các cổ đông không phải hiếm và cuối cùng phải xảy ra chuyện mua cổ phần chi phối để có người giành quyền quyết định.

Trong 1 năm HB Group và Dragon Capital thương thảo để giành mua chi phối Beton 6, công ty này đã phải đối mặt với những vấn đề nhân sự không dễ giải quyết. Thông tin sai lệch rò rỉ từ thương vụ này khiến một số nhân sự trong Beton 6 nghĩ đến việc công ty có thể sẽ bị "thôn tính" bởi một lực lượng khác, rằng sau khi HB Group mua chi phối cổ phần thì những cuộc "thay máu" sẽ xảy ra, HB Group rồi cũng sẽ tìm cơ hội thanh lý tài sản, hiện thực hóa lợi nhuận.

"Tâm lý nặng nề trong lao động được ghi nhận. Lo ngại tài sản trong công ty sẽ bị thất thoát, nhiều người đã bàn đến chuyện đối phó bằng chiến thuật "vườn không nhà trống", không chịu làm việc, ông Hậu cho biết. Trong khi đó, ông Trần Vinh Dự, Giám đốc TNK Capital Partners, công ty tư vấn về mua bán - sáp nhập (M&A), nhận định, một trong những trở ngại lớn nhất của nhà đầu tư kiểm soát là sự phản ứng của các lãnh đạo công ty về vấn đề quyền lợi. Các công ty mục tiêu thường được lãnh đạo bởi một nhóm cổ đông nắm ít cổ phần nhưng có quyền điều hành nên hưởng lợi bằng nhiều cách. Khi các nhà đầu tư kiểm soát xuất hiện, tâm lý chung của nhóm lãnh đạo này là lo sợ bị mất quyền lực và các lợi ích gắn liền với nó. Nhưng cuối cùng, câu chuyện đã đi theo chiều hướng khác.

Tham vọng của HB Group

Bất chấp những lời ra tiếng vào, thương vụ vẫn hoàn tất. Giá mua của HB Group bình quân vẫn cao hơn giá thị trường hiện nay (dù con số không được tiết lộ). Các lãnh đạo HB Group lập tức trấn an nhân sự bằng việc tuyên bố giữ nguyên đội ngũ. 5 mục tiêu lớn được HB Group đưa ra gồm ổn định nhân sự, cải thiện đời sống nhân viên, cải thiện phương thức làm việc, cải tổ hệ thống quản trị và đưa ra mục tiêu chiến lược và doanh thu mới.

Cụ thể là việc giữ lại vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị của ông Nguyễn Hùng (ông Hùng trước đó giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc). Ông Nguyễn Trung Hậu, người có 13 năm kinh nghiệm làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia và các công ty lớn như Xi măng Hà Tiên, Xi măng Holcim, Vật liệu Xây dựng Việt Nam được bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc. Ngoài việc giữ lại phần lớn nhân sự cũ, các lãnh đạo từ HB Group còn tuyển dụng hàng chục kỹ sư chất lượng cao vào những vị trí then chốt và sử dụng lực lượng này vào 2 mục đích: nắm giữ công việc quản lý hoạt động hằng ngày và đào tạo lực lượng kế thừa. Beton 6 cũng đã nhanh chóng triển khai KPI (chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động) vào việc đánh giá chất lượng nhân sự và tăng đến 50% tổng thu nhập cho toàn bộ cán bộ công nhân viên.

Bên cạnh những cải tổ nhân sự, Beton 6 và HB Group còn tái cơ cấu sở hữu của Beton 6 tại các công ty liên kết và triển khai mục tiêu lớn là tham gia lĩnh vực xây lắp công trình. Lĩnh vực cấu kiện bê tông đúc sẵn được Beton 6 dự đoán sẽ có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh và doanh thu khó tăng đột biến nên xây lắp công trình được xác định sẽ là lĩnh vực chủ đạo đối với công ty này giai đoạn 2010-2015. Ông Hậu cho biết: "Trước năm 2010, cơ cấu doanh thu của chúng tôi nghiêng về cấu kiện bê tông đúc sẵn. Nhưng 5 năm tới, cơ cấu này sẽ phải là 7/3 (70% đến từ xây lắp công trình)".

Tuy nhiên, như đã nói, lĩnh vực xây lắp công trình hoàn toàn không dễ dàng bởi cần nguồn vốn lớn, nhiều rủi ro chủ quan lẫn khách quan trong quá trình thi công và những "chi phí khác" cũng không nhỏ. Để chuẩn bị tốt khi hoạt động trong lĩnh vực này, Beton 6 đang triển khai cơ chế và chính sách mới cả bên trong lẫn bên ngoài. Bên trong là nâng cấp đội ngũ nhân sự then chốt, để đội ngũ này có thể huấn luyện lực lượng kế thừa, xây dựng lực lượng lao động tại địa phương nơi triển khai dự án. Công ty cũng bắt đầu xây dựng bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D) để phát triển sản phẩm mới, các giải pháp công nghệ, giải pháp thi công.

Beton 6 cũng đang lên kế hoạch liên kết với các nhà thầu nội địa khác để mở rộng dự án xây lắp, cũng như liên kết với các công ty nước ngoài để nhận chuyển giao công nghệ.

Những cải tổ bước đầu sau việc HB Group mua lại cổ phần khiến Beton 6 tin rằng họ có thể đạt được những mục tiêu tài chính lớn hơn trong tương lai. Theo báo cáo tài chính của công ty này, từ khi HB Group mua lại cổ phần, các chỉ số tài chính đã có những bước tăng. Nếu như năm 2008 doanh thu và lợi nhuận của Beton 6 chỉ là 844 tỉ đồng và 47 tỉ đồng (tỉ suất 5,57%) thì đến năm 2010 là 1.113 tỉ doanh thu và 135 tỉ lợi nhuận trước thuế (12,13%). Và dự kiến năm 2011, Beton 6 sẽ đạt trên 1.400 tỉ doanh thu và 10-12% tỉ lệ lợi nhuận trước thuế. "Tuy nhiên, công cuộc tái cấu trúc của chúng tôi phải 2 năm nữa mới có thể hoàn tất", ông Hậu cho biết.

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

M&A là cơ hội vàng

Theo ông Đặng Xuân Minh, mua bán và sáp nhập (M&A) không phải là cỗ máy in tiền, nhưng có thể là phương thức vàng cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển.

* Thưa ông, chọn thời điểm này để hành động, hàm ý của Diễn đàn M&A Vietnam 2011 là gì?

- Năm 2010, M&A tại Việt Nam (VN) tăng trưởng 65%, giá trị các thương vụ đạt 1,7 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay. Thông qua Diễn đàn M&A 2011, chúng tôi nghĩ rằng, thời điểm 2011- 2012 có thể là cơ hội để thực hiện các thương vụ mua lại hoặc chọn đối tác chiến lược.

* Trước đây, nói đến M&A hay đối tác chiến lược, người ta thường nghĩ ngay đến yếu tố nước ngoài, vậy còn hiện nay?

- Tận dụng được cơ hội trên thị trường chứng khoán và các nguồn lực, số lượng các giao dịch của doanh nghiệp (DN) Việt Nam mua lại các DN khác chiếm 40% tổng giao dịch toàn thị trường. Tiêu biểu cho chiến lược này là Vinamilk, Masan, Thành Thành công, TH Milk...

* Nhưng không phải cứ tham gia thị trường M&A là có thể thành công, bởi vẫn có những thương vụ thất bại?

- Tất nhiên, bởi mua bán và sáp nhập là hoạt động gắn liền với quá trình phát triển, chiến lược kinh doanh của DN. Tuy nhiên, mới chỉ có một số ít DN trong nước nhận thức được điều này. Vì vậy, cùng với sự phát triển nóng của thị trường chứng khoán, thời gian qua, chúng ta cũng chứng kiến một số thương vụ M&A mang tính chất "đầu tư chiến lược" không phát huy được hiệu quả. Nguyên nhân chính là do DN chưa có nhận thức đúng và khả năng lập chiến lược về M&A.

* Sự quan tâm của nhà đầu tư đối với thị trường M&A, trước hết là do tính chất thời sự của nền kinh tế, vậy sau mua bán, sáp nhập, tái cấu trúc doanh nghiệp sẽ được thực hiện như thế nào?

- Tái cấu trúc DN là công việc quan trọng nhất đối với một thương vụ M&A, đồng thời quyết định sự thành công hay thất bại. Tái cấu trúc DN được tiến hành trên cơ sở tái cấu trúc về tài chính, nhân sự, hoạt động... Tuy nhiên, quá trình mua lại nợ xấu, tái cấu trúc, đặc biệt các DN đang thua lỗ, phải mất từ 3 đến 5 năm mới có thể xác định được thành công hay thất bại.

* Thị trường chứng khoán ảm đạm, thanh khoản yếu trong hơn một năm qua, theo ông, có dẫn đến trào lưu sáp nhập?

- Giá cổ phiếu giảm, có thể tạo ra các cơ hội mua bán, sáp nhập do các nhà đầu tư có thể mua lại các công ty với giá rẻ hơn. Tuy nhiên, đây mới chỉ là một yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này.

* Như ông nhận định, thị trường M&A Việt Nam sẽ ngày càng phát triển trong thời gian tới. Nhưng để tham gia vào thị trường này, các DN cần có những điều kiện gì?

Với chủ đề "Time to Deal – Thời điểm để hành động", các hoạt động của Diễn đàn M&A 2011, tổ chức tại TP.HCM vào ngày 9/6. Diễn sẽ tập trung phân tích cơ hội M&A, đầu tư chiến lược tại Việt Nam trong thời gian tới, thu hút sự tham gia của 300 lãnh đạo doanh nghiệp gặp gỡ, kết nối đầu tư.

- Phần lớn những thỏa thuận M&A mang lại giá trị đều được thực hiện trong giai đoạn suy thoái kinh tế. Việc tận dụng các cơ hội M&A là điều cần lưu ý để đem lại thành công cho DN. Việt Nam không là ngoại lệ, khủng hoảng chính là cơ hội để đào thải những DN yếu. Các DN thực sự mạnh sẽ có cơ hội mua, sáp nhập các DN yếu hơn để hình thành những DN có sức cạnh tranh hơn trên thị trường.

Tham gia thị trường M&A, các DN Việt Nam cần chuẩn bị những điều kiện quan trọng cho các kế hoạch M&A: lập chiến lược M&A, tận dụng cơ hội và nắm vững các nguyên tắc cơ bản của một giao dịch M&A. Các DN cần xác định chiến lược M&A như một phần quan trọng để đạt được các mục tiêu phát triển kinh doanh. Tất cả các chính sách, quyết định liên quan đến M&A đều phải được thực hiện trong khuôn khổ chiến lược phát triển chung của DN. Mỗi DN cũng cần lưu ý đến mô hình và cấu trúc của DN cho phù hợp với chiến lược M&A.

* Theo ôngg, điều gì giúp thị trường M&A vận hành lành mạnh, tính cạnh tranh cao?

- Thị trường M&A đang phát triển mạnh mẽ. Nhưng theo tôi, phía Nhà nước cần sớm hoàn thiện các quy định liên quan đến hoạt động M&A. Các tình hình thực tế. Các DN cần xác định M&A là một chiến lược quan trọng trong chiến lược phát triển dài hạn. Cùng với đó, các tổ chức tư vấn cũng cần nâng cao các hoạt động hỗ trợ và xúc tiến M&A cho các DN trong và ngoài nước.

* Với đà tăng trưởng của 2010, ông dự báo thế nào về thị trường M&A năm 2011?

- Hoạt động M&A, với tư cách là một phương thức kinh doanh, là một ví dụ điển hình cho xu hướng hội nhập với nền kinh tế thế giới của Việt Nam. Những năm gần đây, tỷ lệ tăng trưởng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đều ở mức trên 30%.

Từ đầu năm đến nay, hàng loạt tin tức về các thương vụ lớn đã được công bố như Vietinbank lựa chọn đối tác chiến lược, Thiên Minh mua lại chuỗi khách sạn Victoria, TH Milk mua lại nhà máy đường Nghệ An Tate & Lyle...Tôi tin rằng, hoạt động M&A năm 2011 tiếp tục gia tăng đáng kể.

* Xin cảm ơn ông!

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

Cơ hội kinh doanh

Hỏi: Tôi có thể khởi động một tờ tạp chí như thế nào? Tôi có cần những chứng nhận xuất bản riêng biệt nào không? Tôi muốn tạp chí của mình sẽ nói về xu hướng thời trang nam nữ, những dấu hiệu về cung hoàng đạo, những lời khuyên về tình yêu và công việc, thông tin về sức khoẻ.

Còn rất nhiều thông tin khác trên trang web www.hurdlebook.com cũng như những trang khác như www.bplans.com.

Brad Sugars trả lời:

Bạn sẽ cần phải kiểm tra với bưu điện địa phương về những thủ tục thư tín riêng biệt, và bạn sẽ cần giấy chứng nhận để gửi lãi suất chiết khấu. Ngoài ra, bạn còn cần có biên tập, quảng cáo, nhà in và những người sẽ mua tạp chí của bạn. Để có được tờ quảng cáo đầu tiên trên, bạn sẽ cần một khoảng không khá lớn dành để quảng cáo (lúc bắt đầu, có thể bạn sẽ phát miễn phí) và họ cần phải thấy được sự trao đổi khi tiếp tục đầu tư vào các ấn phẩm của bạn.

Đây là đặc điểm tích trữ của các doanh nghiệp xuất bản, và bạn cũng có thể muốn thăm dò trực tuyến tác động của nhiều cách khác nhau và bao gồm cả việc chi phí khởi động rẻ hơn.

Đây chỉ là ý kiến của cá nhân tôi, bạn hãy tìm hiểu từ những người đã tham gia xuất bản để thay đổi mức độ thành công và những vấn đề hóc búa nhé.

Brad Sugars là người đã sáng lập ActionCOACH, một công ty huấn luyện kinh doanh. Với tư cách là một nhà doanh nghiệp, tác giả và huấn luyện kinh doanh nổi tiếng thế giới, ông đã giúp hơn 1 triệu khách hàng trên thế giới tìm thấy những thành công trong kinh doanh và cá nhân. Sugars đã sở hữu và quản lý hơn 20 công ty bao gồm cả công ty chính của ông, ActionCOACH, công ty này có gần 1000 văn phòng đại diện ở 22 nước trên thế giới.

Hỏi: Liệu nó có phải là một ý tưởng tồi khi tôi muốn mở một cửa hàng sửa chữa tự động ở NTB và Fast Tire? Địa điểm cửa hàng nằm ngay chỗ giao nhau của các con đường lớn, nhưng cách đó 500 feet có Fast Tire và tiệm NTB nằm ngay đối diện. Mở của hàng ở đó có phải là quyết định không hay?

Trả lời bởi Brad Sugars

Không, đó là một ý tưởng tuyệt vời. Những người cần bất kỳ loại dịch vụ xe hơi nào cũng sẽ tìm ở khu vực này bởi ở đây có rất nhiều cửa hàng. Bạn cũng có thể liên kết với các cửa hàng khác để tạo ra các chương trình khuyến mãi, như vậy tất cả các bạn đều có thể tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh hơn nữa.

Hỏi:  Làm sao tôi có thể tìm thấy các nhà cung cấp mới để phân phối sản phẩm ở Arkansas? Tôi chuyên kinh doanh các cửa hàng bán thức ăn nhanh và nước uống. Tôi có thể tìm các nhà cung cấp mới với các sản phẩm đa dạng ở đây

Brad Sugars trả lời:

Có hai cách để làm việc này - bạn đi tìm họ hay để họ tìm bạn.

Trong trường hợp đầu tiên, bạn sẽ cần đi đến nơi cung cấp thông tin công nghiệp thương mại để tìm danh sách và tên sản phẩm của các nhà cung cấp này. Trường hợp thứ hai, bạn có thể tạo một trang web và quảng cáo trực tuyến để họ có thể tìm đến bạn.

Hỏi: Tôi có thể bắt đầu đóng chai/tiếp thị/bán một loại nước xốt tuyệt vời từ đâu? Mẹ tôi làm nước xốt rất tuyệt. Ít nhất, đó là ý kiến của hơn 500 gia đình và bạn bè đã dùng thử nó. Tôi biết nếu tôi đem nó đến El Paso hay Pace thì họ sẽ muốn tự mình đóng chai chúng. Làm thế nào tôi có thể đưa ý tưởng này đến một nơi nào đó?

Brad Sugars trả lời:

Bạn có thể tự mình bắt đầu và kiểm tra trên thị trường. Nếu bạn có thể chứng minh bạn bán được chúng, các công ty lớn sẽ quan tâm đến sản phẩm của bạn. Bạn luôn có thể tìm đến những "ông trùm", nhưng bạn cũng có ý muốn duy trì sự kiểm soát và phân phối thương hiệu riêng của bạn thông qua các doanh nghiệp bán lẻ hay các cửa hàng đặc sản ở địa phương. Tóm lại, mọi việc đều tuỳ thuộc vào bạn, nhưng bước đầu tiên cần cho thấy một số thành công nhất định trước khi các nhà sản xuất lớn để mắt tới sản phẩm của bạn.

Hỏi: Những giấy phép tôi cần có để bắt đầu một thẩm mỹ viện? Tôi muốn mở cửa hiệu ở phía Bắc California. Ngoài ra, tôi còn có thể mua sản phẩm từ nhà phân phối ở đâu?

Brad Sugars trả lời:

Bạn cần phải xem xét các quy tắc và quy định ở khu vực của bạn, vì hầu hết các bang đều có những quy định cấp giấy phép riêng cho các loại hình kinh doanh riêng biệt.

Còn về việc mua sản phẩm, bạn cần phải tham khảo các danh mục thương mại ngành nghề hoặc tìm các danh sách trực tiếp để xây dựng mối quan hệ với nơi cung cấp sản phẩm cho bạn với giá mà bạn có lời.

Hỏi: Làm thế nào để biết được ý tưởng kinh doanh của mình khả quan? Tôi không biết đánh giá ý tưởng việc kinh doanh hay một dịch vụ mới có thu hút được khách hàng hay thành công hay không? Tôi đã từng thấy những doanh nghiệp, việc kinh doanh là một ý tưởng hay, nhưng một thời gian sau không thấy nó tồn tại nữa.

Tim Berry trả lời:

Có một câu hỏi quan trọng mà bạn chưa trả lời được: "Có ai liên quan đến việc kiếm tiền này?". Tôi đã tham khảo các chủ đất trong thành phố và chấp nhận phi lợi nhuận địa phương.

Nếu như việc kinh doanh không mang lại thu nhập, thì con đường tốt nhất là tìm kiếm kinh phí mở đầu. Bạn nên tìm những tổ chức lớn, không phải là chính phủ thì cũng phải là các tổ chức, hay những nơi đại loại như vậy, để quyên tiền hỗ trợ các vụ kiện tụng.

Nếu việc kinh doanh mang lại nhiều tiền đủ để trả cho những người bên ngoài đầu tư vào nó, thì lúc đó bạn nên tìm kiếm những người bạn, gia đình muốn đầu tư, hay những người chuyên môn vốn đầu tư. Bạn có thể thử trang này

http://www.hurdlebook.com, đây là cuốn sách trực tuyến miễn phí của tôi gồm những bản tóm tắt các kế hoạch kinh doanh và những cách thu hút được vốn đầu tư. Ngoài ra còn rất nhiều thông tin khác trên trang web này cũng như những trang khác như www.bplans.com.

Nếu như việc kinh doanh mang lại tiền cho bạn, cho người chủ nhưng lại không đủ tạo ra cơ hội hấp dẫn để thu hút những nhà đầu tư bên ngoài, sau đó bạn phải vay tiền. Đây là thời kì khủng hoảng nhưng nó sẽ mở cửa khi thời cơ đến. Hãy bắt đầu với SBA tại trang www.sba.gov và ngân hàng địa phương.

Tim Berry là chủ tịch của Palo Alto Software Inc nơi sản xuất những kế hoạch phần mềm kinh doanh hướng dẫn trong công nghiệp, Business Plan Pro, và cả những kế hoạch ứng dụng kinh doanh phổ biến.

Hỏi:  Làm thế nào để bán ý tưởng của một sản phẩm? Tôi có ý tưởng tuyệt vời cho một sản phẩm sẽ giúp đỡ các bậc cha mẹ trong việc tập cho trẻ nhỏ không cần mang tã lót nữa. Tôi có tiếp cận một công ty có thể sản xuất ra sản phẩm đó để xem họ có muốn mua ý tưởng của tôi, hoặc là tôi sẽ trở thành người đầu tiên có ý tưởng đó, xây dựng thương hiệu sau đó bán nó? Tôi chỉ muốn bán ý tưởng thôi. Tôi đã hỏi rất nhiều bậc cha mẹ có trẻ nhỏ xem liệu họ có muốn mua sản phẩm không, thì tất cả họ đều đồng ý và còn chi trả rất nhiều cho nó.

Tim Berry trả lời:

Bạn không thể bán ý tưởng vì bạn không sở hữu các ý tưởng. Ý tôi không phải là bạn không nên phát triển nó. Mà ý tôi chỉ đơn giản là quyền sở hữu hợp pháp là một sáng chế, để có được bằng sáng chế thì rất tốn kém, mất thời gian và không thực sự đảm bảo.

Các công ty thậm chí còn không muốn nói chuyện với bạn về ý tưởng, bởi vì bạn đang nói về những gì họ đang tiến hành, nếu họ nói với bạn về những điều đó, có thể họ sẽ nói bạn đang đánh cắp ý tưởng của bạn.

Cách thực tế nhất để những ý tưởng có giá trị là xây dựng công ty để thực hiện những ý tưởng đó. Sau đó bạn có thể sở hữu nó, bạn tiếp thị nó trên thị trường, bạn là người đầu tiên, bạn có thương hiệu, và tất cả mọi người chỉ là bắt chước theo bạn.

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

10 thương vụ "khủng" nhất thế giới tháng 6

Trong tháng 6 vừa qua, trên thế giới đã có không ít những vụ mua bán những món đồ xa xỉ với giá trị lên tới hàng triệu đôla.

Như thường lệ, các đại gia vung hàng triệu đôla vào những món đồ như áo khoác do ông hoàng nhạc pop từng mặc hay bữa trưa với nhà đầu tư danh tiếng.

Kỷ lục được lập lên bởi những vụ mua bán các món đồ nghệ thuật, đồ lưu niệm hay thậm chí cả bất động sản. Dưới đây là 10 thương vụ xa xỉ có trị giá đắt nhất trong tháng 6 vừa qua.

1. Những chiếc rèm của của tỷ phú phá sản Patricia Kluge với giá 16.450 USD – mức giá cao gấp 27 lần so với dự đoán.

Những tấm rèm của màu vàng của bà Patricia Kluge, vợ cũ của ông trùm truyền thông John Kluge đã được bán ra với giá 16.450 USD.

Đây là những tấm rèm đã từng được treo tại khu nhà trước đây của Kluge. Ban đầu, người ta dự đoán chúng sẽ được bán trong khoảng 600 - 800 USD. Vào cuối tháng trước, công ty của Patricia Kluge đã đệ đơn xin phá sản.

2. Chai sâm banh 200 năm tuổi với giá 42.840 USD - Mức giá cao nhất từ trước tới này cho một chai Veuve Clicquot

Một thương nhân Singapore đã bỏ ra 42.840 USD để mua sâm banh nho này tại một nhà đấu giá tại New York hồi đầu tháng 6.

Chai sâm banh này là một trong hầm rượu 145 chai mới được khám phá dưới đáy biển Baltic.

3. Chiếc áo đỏ Michael Jackson đã mặc trong video ca nhạc Thriller với giá 1,8 triệu USD - Vật lưu niệm Rock & Roll đắt nhất từ trước tới nay

Chiếc áo này của Michael Jackson đã được bán với giá 1,8 triệu USD tại một cuộc đấu giá từ thiện cuối tháng 6.

Người mua là ông Milton Verret, đến từ bang Texas, một nhà buôn vàng. Ông đã thắng 6 người người khác đến từ các nước trên thế giới để sở hữu chiếc áo này trong cuộc đấu giá.

4. Bức ảnh của Billy the Kid với giá 2,3 triệu USD - Một trong những món đồ lưu niệm về phương Tây cổ đắt nhất

Tỷ phú Bill Koch, anh em sinh đôi với David Koch - người đứng đầu công ty sản xuất và năng lượng Koch Industries, đã trả 2,3 triệu USD để sở hữu bức ảnh duy nhất được chứng thực của tên tội phạm khét tiếng miền Viễn Tây Billy the Kid - tại một cuộc đấu giá hồi cuối tháng 6, ở Denver, Colorado.

Bức ảnh này được chụp bên ngoài Pháo đài Sumner ở bang New Mexico vào cuối năm 1879 hoặc đầu năm 1880. Ban đầu, nhà đấu giá dự đoán mức giá của bức ảnh này chỉ khoảng 300.000 đến 400.000 USD.

5. Bữa trưa 2,35 triệu USD với tỷ phú Warren Buffett - Bữa trưa đắt nhất từ trước tới nay

Người chiến thắng trong cuộc đấu giá bữa trưa cùng Warren Buffett, - người được mệnh danh là "huyền thoại đến từ Omaha" đã trả 2,35 triệu USD, cao hơn 650.000 USD so với mức giá của năm ngoái. Mỗi năm, tỷ phú Buffett đều đấu giá vị trí cùng ăn trong bữa trưa của mình để làm từ thiện.

6. Cây violon Stradivarius cổ với giá 16 triệu USD - Cây Stradivarius đắt nhất trong lịch sử

Cây violon cổ từ năm 1721 này đã được bán với giá gần 16 triệu USD tại một sự kiện gây quỹ từ thiện cho các nạn nhân sóng thần Nhật Bản diễn ra tại London. Đây là một kỷ lục thế giới về mức giá cho một cây Stradivarius, cao gấp 4 lần kỷ lục cũ, theo nhà đấu giá Tarisio.

Cây violon quý hiếm này đã được sở hữu bởi cháu gái của nhà thơ vĩ đại Lord Byron, Lady Anne Blunt, và mang luôn tên của cô: "Lady Blunt".

7. Chiếc váy trắng của Marilyn Monroe trong bức ảnh nổi tiếng "subway scene" với giá 5,6 triệu USD - Chiếc váy đắt nhất từ trước tới nay

Chiếc váy huyền thoại mà cô đào Marilyn Monroe đã mặc trong một cảnh phim The Seven Year Itch (1955) đã được bán với giá 5,6 triệu USD. Chiếc váy nổi tiếng này là vật đầu tiên được bán tại nhà đấu giá Debbie Reynolds trong số 700 vật lưu niệm Hollywood trong bộ sưu tập của cô diễn viên này.

8. Bức tranh của họa sĩ người Áo Egon Schiele với giá 40 triệu USD - Bức tranh đắt nhất của Egon Schiele

Bức "Haeuser mit bunter Wasche (Vorstadt II)" được họa sĩ thiên tài người Áo Egon Schiele vẽ vào năm 1914, đã được bán với giá 40 triệu USD tại một nhà đấu giá ở London hồi cuối tháng 6. Mức giá này đắt gần gấp đôi so với những tác phẩm được bán trước đây của họa sĩ Egon Schiele.

Số tiền thu được từ việc bán bức tranh này sẽ được dùng để lấy lại những tác phẩm đã bị Đức quốc xã đánh cắp.

9. 3 bức tranh về người tình của Picasso với tổng giá là 68 triệu USD - Mức giá cao gấp 4 lần so với dự kiến

3 bức chân dung riêng biệt về 3 người tình của Picasso được bán với giá tổng cộng là 68 triệu USD tại một nhà đấu giá của Christie, London.

Trong số 3 bức, bức chân dung của Dora Maar với tên gọi là Femme assise, robe bleue đã được một nhà sưu tầm người Hy Lạp - Dimitris Mavromatis - mua với giá 29,1 triệu USD. Ban đầu, bức chân dung này được dự đoán sẽ được bán trong khoảng 6,5 đến 12.8 triệu USD.

2 bức còn lại là Marie-Thérèse Walter và Buste de Françoise (bức chân dung của Françoise Gilot – người đã sinh cho Picasso 2 đứa con) được bán với giá lần lượt là 21,9 triệu USD và 17,3 triệu USD.

10. Căn nhà tại California với giá 150 triệu USD - Căn nhà đắt nhất nước Mỹ

Mức giá ban đầu được đưa ra cho căn căn nhà của Candy Spelling này là 150 triệu USD, biến đây trở thành ngôi nhà đắt nhất nước Mỹ tại thời điểm đó. Được biết người mua căn nhà này là một phụ nữ 22 tuổi, theo TMZ.

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

5 kinh nghiệm khi mua franchise

Khi bạn tìm kiếm thông tin để mua nhượng quyền thương hiệu, đừng bao giờ bỏ qua nguồn thông tin quý giá từ những người đã và đang kinh doanh thương hiệu nhượng quyền đó.

Đây là những bài học kinh nghiệm quý giá giúp bạn đánh giá được đầy đủ các khía cạnh của thương hiệu nhượng quyền mà đang bạn dự định đầu tư. Bạn sẽ có được danh sách các cửa hàng khác trong cùng hệ thống, hãy tới gặp làm quen với những người này để hỏi kinh nghiệm. Bạn cũng có thể tìm kiếm thông tin từ internet và các diễn đàn. Sau đây là 5 vấn đề bạn cần tìm hiểu và học hỏi từ các chi nhánh nhượng quyền khác đang hoạt động.

1. Chi nhánh nhượng quyền đầu tiên hoạt động ra sao?

Hầu hết những người mua nhượng quyền đều yêu cầu công ty mẹ hỗ trợ về marketing để thu hút thêm nhiều khách hàng.

Câu hỏi này bao quát nhiều vấn đế như hiệu quả từ hoạt động của hệ thống franchise cho đến công tác huấn luyện, đào tạo của công ty mẹ. Câu trả lời sẽ giúp bạn đánh giá những khó khăn và thuận lợi khi mở chi nhánhđầu tiên. Dĩ nhiên, ai cũng phải đối đầu với những khó khăn khi mới bắt đầu khởi nghiệp nhưng những thông tin ban đầu này sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn và hạn chế các rủi ro không đáng có.

2. Các chương trình marketing hoạt động có hiệu quả không?

Hầu hết những người mua nhượng quyền đều yêu cầu công ty mẹ hỗ trợ về marketing để thu hút thêm nhiều khách hàng. Nhiều chương trình marketing chỉ được tổ chức cho có lệ mà không thực sự mang lại hiệu quả nào cả. Bạn cũng có thể tận dụng cơ hội này để học hỏi cách hay để thu hút khách hàng.

3. Mọi người làm việc như thế nào?

Nhiều công ty bán franchise khẳng định mạng lưới các cửa hàng, đơn vị nhượng quyền sẽ được đối xử như người trong một gia đình. Điều này có thể là thật nhưng bạn cũng nên cân nhắc và tìm hiểu xem sự thật có đúng như vậy không nếu bạn không muốn cứ phải khổ sở cân bằng những khác biệt. Hãy đảm bảo rằng bạn thấy dễ chịu. vui vẻ với những trợ lý và đại diện của công ty mẹ. Mặc khác,bạn cũng nên tìm hiểu kỹ phương châm hoạt động của tổ chức đó có phù hợp với các tiêu chí mà bạn đặt ra hay không.

4. Tôi có thể kiếm được bao nhiêu tiền?

Đây là câu hỏi rất quan trọng Bạn cần phải biết rõ mức đầu tư thực tế để mua một franchise ngoài mức chính thức mà công ty bán franchise đưa ra . Liệu chi phí đó có phù hợp với khả năng tài chính của bạn không? Mức trung bình sản phẩm bán ra là bao nhiêu? Chi phí,duy trì hoạt động của cửa hàng, đơn vị là bao nhiêu? Mất bao lâu bạn mới có thể lấy lại vốn và bắt đầu thu lời? Câu hỏi liên quan đến vấn đề tiền bạc luôn tế nhị, vì vậy bạn hãy để sau cùng hoặc sau khi tạo được mối quan hệ thân thiết.

5. Giả sử nếu có cơ hội bắt đầu lại, anh chị vẫn quyết định mua franchise này chứ?

Khi bạn đặt ra câu hỏi này, dù người được hỏi trả lời như thế nào cũng không quan trọng bằng nguyên nhân tại sao họ lại chọn như thế.. Câu trả lời phổ biến nhất thường gặp là mọi người ngập ngừng một chút rồi trả lời có. Nhưng dù câu trả là là có hay không thì bạn cũng nên hỏi họ lý do tại sao. Chính lý do này sẽ giúp bạn xác định được ưu điểm của nhược điểm của thương hiệu mà bạn đang dự định đầu tư.

Những cuộc trao đổi như thế này cũng giúp bạn xác định liệu mình có thật sự yêu thích và vẫn hứng thú đầu tư vào việc kinh doanh này hay không.

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012

Thâu tóm doanh nghiệp qua sàn chứng khoán

Tại Diễn đàn M&A (mua bán và sáp nhập) Việt Nam năm 2011 do Báo Đầu Tư tổ chức ngày 9/6 tại TP.HCM, nhiều ý kiến cho rằng thị trường này đang "nóng" ở nhiều lĩnh vực như bán lẻ, hàng tiêu dùng, nhưng "nóng" nhất là các lĩnh vực ngân hàng (NH), chứng khoán (CK) và bất động sản (BĐS).

Tuy nhiên, thị trường này có phát triển hay không còn nhiều rào cản về cơ sở pháp lý, quan điểm cũng như phụ thuộc khá nhiều vào ý chí của cơ quan quản lý.

Theo ông Nguyễn Mạnh Dũng, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam, một số NH thương mại đang gặp rất nhiều khó khăn. Cơ quan quản lý cần quyết định giảm bớt các NH nhỏ, chưa đủ mạnh hoặc là chấp nhận để các NH hoạt động trong khó khăn. Một diễn giả khác cho rằng cơ quan chức năng cần cân nhắc có nên bắt buộc các công ty CK phải tăng vốn để đẩy mạnh hoạt động hay không vì hiện tại, 80% công ty CK đang có thị phần rất nhỏ và khó khăn... Nếu những vấn đề này được quyết định sẽ tác động lớn cho hoạt động M&A.

Thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh, số lượng các thương vụ M&A tại Việt Nam tăng lên qua các năm, từ khoảng 28 vụ năm 2006 lên 345 vụ năm 2010 với giá trị đạt khoảng 1,75 tỉ USD. Dự đoán hoạt động này sẽ tiếp tục sôi động trong 1-2 năm tới.

Theo ông Tô Hải, Tổng Giám đốc Công ty CP CK Bản Việt, nét mới của M&A trong giai đoạn này là các doanh nghiệp nhỏ và vừa được các doanh nghiệp lớn quan tâm, đặc biệt là hoạt động thâu tóm thông qua sàn CK bởi hình thức chào mua công khai. Một số thương vụ điển hình như Thủy sản Hùng Vương mua Agifish An Giang, PNJ mua SFC… Ông Tô Hải cho biết, vẫn còn có sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân trong vấn để chào mua công khai. Một số thương vụ được các cổ đông lớn âm thầm thực hiện nên làm ảnh hưởng đến quyền lợi cổ đông nhỏ.

TS Đỗ Thị Loan, Tổng Thư ký Hiệp hội BĐS TP.HCM, cho rằng hiện nay, các doanh nghiệp BĐS đang gặp rất nhiều khó khăn vì chính sách siết tín dụng, nhu cầu vốn là rất lớn nhưng khi ngồi lại với đối tác nước ngoài thì hai bên vẫn còn nhiều điểm chưa gặp nhau, nhất là về giá cũng như là quan điểm đầu tư và vì vậy hoạt động M&A sẽ gặp không ít khó khăn dù nhu cầu là có thực...

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

CFO trong M&A

Chiến lược doanh nghiệp (DN) là một phần quan trọng của quá trình cổ phần hóa hay trong các vụ mua bán sáp nhập (M&A). Chính những giám đốc tài chính (CFO) trở thành nhân tố quan trọng trong việc tạo lập ra những chiến lược mới.

Ông RICK PAYNE - Giám đốc Chương trình Định hướng tài chính doanh nghiệp - ICAEW

Khi quyền sở hữu và chiến lược DN thay đổi, CFO cần phải bảo đảm hệ thống quản trị thông tin và đo lường chất lượng phải bám sát với định hướng của DN mới. Trong thời điểm diễn ra những thay đổi từ cổ phần hóa, những yêu cầu thay đổi nếu bị coi nhẹ sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực.

Báo cáo gần đây của Công ty Kiểm toán PwC cho biết, có tổng cộng 345 giao dịch mua bán và sát nhập ở Việt Nam trong năm vừa qua, tăng 59% về giá trị và 17% về số lượng.

Tuy nhiên, không ít DN thất bại sau các giao dịch đó vì không hiểu về văn hóa DN của nhau. Trong khi đó, CFO cũng đóng vai trò không kém trong việc chuyển tiếp về văn hóa DN.

Đồng bộ hóa các con số của hai DN là việc thường xuyên diễn ra trong các thương vụ sát nhập và mua lại. Tuy nhiên, đây là việc không đơn giản và không thể thay đổi một sớm một chiều.

Hơn nữa, nếu việc sát nhập và mua lại không đúng ngay từ ban đầu, hoặc các bộ phận khác không làm đúng chức năng và nhiệm vụ của mình thì CFO không thể nào xoay chuyển mọi việc một mình một cách hiệu quả.

Hiện tại, phần lớn các thương vụ sát nhập và mua lại đều diễn ra ở DN nhỏ và vừa. Đây là các DN có tầm nhìn định hướng hạn chế. CFO cần phải thay đổi điều này và nhiệm vụ của CFO có thể được thực hiện qua các buổi thảo luận của ban giám đốc liên quan đến tầm nhìn và định hướng.

CFO ở một vị thể rất tốt để hiểu về những gì đang diễn ra trong DN vì phần lớn các quyết định và hoạt động của DN đều ảnh hưởng đến tình hình tài chính.

Hiện nay có sự thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực chuyên nghiệp trong bộ phận tài chính. Cho dù DN muốn tuyển dụng nhân viên tài chính chuyên nghiệp những cũng khó tìm ra người phù hợp.

Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, DN có rất nhiều phương thức để quản lý vấn đề tài chính. Đôi khi quản lý chiến lược và tài chính có thể do người quản lý quán xuyến với sự hỗ trợ của các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính bên ngoài.

Tuy nhiên, khi DN phát triển thì thiết lập một phòng tài chính chuyên nghiệp là yêu cầu phải thực hiện sớm. Nếu không có một phòng tài chính chuyên nghiệp thì việc tiếp cận vốn sẽ khó khăn hơn và sẽ tạo ra nhiều quan tâm từ các nhà quản lý công.

Cũng phải nói thêm rằng các nhân viên tài chính có năng lực thì sẽ giúp được DN phát triển cấu trúc vốn hợp lý hơn, quản lý dòng tiền hiệu quả hơn và đưa ra những quyết định tốt hơn.

CFO ở Việt Nam cần phải lĩnh hội được các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực tài chính. Đầu tiên cần phải biết được những đòi hỏi về vai trò của mình ra sao.

Điều này không đơn giản vì có rất nhiều chuẩn mực trong lĩnh vực này phải được học hỏi, bên cạnh đó là những tranh luận trong việc lựa chọn những chuẩn mực phù hợp và việc phát triển không ngừng của nó. Học trong lúc làm, tuyển dụng nhân viên có kinh nghiệm quốc tế, trao đổi với đồng cấp ở nước ngoài, hay tham gia các hội thảo có các diễn giả uy tín.

Lựa chọn các phương thức tài chính phù hợp đòi hỏi những tính toán cẩn thận và phải tính đến những thiệt và hơn. Thay đổi từ hệ thống này sang hệ thống khác sẽ có những ảnh hưởng đến nhân viên trong cả DN và thay đổi đó sẽ dẫn đến những phản ứng tiêu cực.

Sẽ không có một giải pháp nào là phù hợp cho mọi hoàn cảnh nên một CFO thực tài và một bộ phận tài chính hiệu quả sẽ giúp phân tích được tình hình cụ thể và từ đó có thể đưa ra những giải pháp hợp lý nhất.

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

1.000 tỉ đồng có mua được Vinacafé?

Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) dự kiến bỏ ra hơn 1.065 tỉ đồng để mua 50,11% vốn điều lệ, tương đương 13,32 triệu cổ phiếu Vinacafé Biên Hoà (VCF), chủ thương hiệu càphê hoà tan Vinacafé.

Công nhân làm việc tại dây chuyền sản xuất càphê hoà tan tại nhà máy Vinacafé Biên Hoà. Ảnh: Lê Quang Nhật

Bắt đầu từ tuần sau (12/9), Masan Consumer sẽ tiến hành mua vào công khai VCF. Masan Consumer, tên trước đây là công ty cổ phần thực phẩm Masan (Masan Food), là công ty con của công ty cổ phần tập đoàn Masan (MSN), chuyên sản xuất mì ăn liền với nhãn hiệu Omachi, Tiến Vua, nước chấm Chinsu, Nam Ngư…

Ông Đinh Quang Hoàn, giám đốc tư vấn tài chính doanh nghiệp công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC), đơn vị được Masan chỉ định mua vào cổ phiếu VCF, cho hay mức giá chào mua là 80.000đ/cp.

Với mức giá này, dự kiến Masan Consumer sẽ bỏ ra hơn 1.065 tỉ đồng, xấp xỉ 51 triệu USD để có thể trở thành cổ đông lớn nắm quyền chi phối VCF.

Theo ông Hoàn, Vinacafé Biên Hoà, nhà sản xuất càphê hoà tan đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam, có thế mạnh là nguồn nguyên liệu; trong khi Masan sở hữu hệ thống phân phối rộng khắp là hai sự bổ trợ cho nhau nếu kết hợp lại.

Trong phiên giao dịch hôm qua (6/9), nhà đầu tư chứng khoán ngay lập tức phản ứng với vụ thâu tóm này, với giá VCF tăng trần đạt 100.000 đồng/cp, khối lượng khớp lệnh gấp năm lần ngày trước đó.

Từ hơn một tuần nay, giá VCF bỗng nhiên liên tục tăng hơn 25% từ mức 70.000 đồng/cp, có ngày khối lượng và giá trị tăng đột biến gấp nhiều lần giao dịch thường ngày.

Vinacafé Biên Hoà chiếm khoảng 40% thị phần càphê hoà tan trong nước và duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân từ 20 – 30%/năm liên tục những năm gần đây.

Ông Đoàn Đình Thiêm, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Càphê Việt Nam kiêm Chủ tịch HĐQT Vinacafé Biên Hoà, đại diện 37,3% vốn điều lệ của Nhà nước tại công ty này cho biết, ông không bất ngờ vì thâu tóm là chuyện không lạ trên sàn, và đang chỉ đạo ban giám đốc có văn bản trả lời cho công ty chào mua và sở giao dịch.

Theo ông Phạm Quang Vũ, tổng giám đốc Vinacafé Biên Hoà, công ty không có ý định gọi thêm vốn cổ đông trong tương lai gần, vì đã điều chỉnh vốn điều lệ lên hơn 265 tỉ đồng để đầu tư vào dự án lớn nhất hiện nay là nhà máy càphê hoà tan số 3 có công suất 3.200 tấn/năm. Nhà máy sẽ đi vào hoạt động trong quý 4 năm sau.

Lãnh đạo của Vinacafé, Masan và đơn vị được uỷ quyền mua cổ phiếu VCF đều không lạ gì nhau, bởi cả hai công ty trên đều có lãnh đạo nằm trong HĐQT của Vinacafé, và VCSC là công ty chứng khoán tư vấn niêm yết cho VCF. Liệu sự quen biết này có làm hoạt động mua vào của Masan Consumer suôn sẻ?

Nhìn số liệu tại 31/12/2010 thì HĐQT và ban tổng giám đốc nắm 52,55% (phần vốn nhà nước đến nay còn 37,3%), cổ đông ngoài công ty là 38,9% (trong đó tổ chức nắm hơn 17%), còn lại là các cổ đông khác. Như vậy, việc mua vào 50,11% có thể thông suốt, miễn là thoả thuận được giá, trừ phần vốn nhà nước.

Ông Đoàn Đình Thiêm đã khẳng định, Nhà nước sẽ không bán phần vốn này. Đồng thời, ông cũng không khuyến khích công nhân viên Vinacafé bán phần vốn mà họ đang giữ với khoảng 7,03% (tính đến cuối năm 2010).