Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Lịch sử phát triễn Logo của các thương hiệu xe hơi (Kỳ 2)

logo-mazdaMazda

Biểu tượng hiện nay của Mazda ra đời chưa đầy 10 năm. Trong suốt lịch sử phát triển không hề suôn sẻ gần 90 năm qua, Mazda đã nhiều lần thay đổi lại logo để phù hợp với từng giai đoạn khác nhau.

Mazda Motors có nguồn gốc từ Toyo Cork Kogyo Co., Ltd, một công ty nhỏ do Jujiro Matsuda thành lập vào năm 1920, tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Lúc đó Toyo Cork Kogyo chủ yếu chế tạo các thiết bị máy móc.Vào năm 1927, Jujiro Matsuda đã đến nước ngoài và công ty bắt đầu việc sản xuất những dụng cụ, những chiếc xe 3 bánh và sau đó năm 1929 công ty sản xuất động cơ ôtô đầu tiên, và năm 1931, xuất khẩu 30 chiếc xe chở hàng 3 bánh vào thị trường Trung Quốc.

Năm 1934, Jujiro Matsuda đổi tên công ty thành Mazda Motor. Có người cho rằng từ Mazda được lấy từ tên của Matsuda, tượng trưng cho niềm tự hào của người sáng lập ra nó.

Vào năm 1936 logo chữ cái M có dạng cong được đặt ra bởi hình tượng của thành phố Hiroshima, Mazda sản xuất những chiếc sedan đầu tiên vào năm 1940, nhưng phải ngừng lại do chiến tranh thế giới lần thứ 2. Ngày 6/8/1945, quả bom nguyên tử do Mỹ ném xuống phá huỷ toàn bộ thành phố Hiroshima, trong đó có nhà máy của Mazda Motors.

Năm 1959, Mazda trở lại sau quá trình tái thiết, và việc đầu tiên là biểu tượng của hãng được thay đổi. Năm 1975, để thống nhất các sản phẩm của hãng trên toàn thế giới, Mazda thiết kế biểu tượng mới với chữ Mazda được thể hiện theo phong cách mà chúng ta vẫn thấy ngày nay. Từ năm 1991 - 1992 Logo của Mazda tượng trưng cho một đôi cánh, mặt trời và một vòng ánh sáng. (Tham khảo Vnexpress)

car-logo-mazda

Nguồn: Mazda [wikipedia] và Mazda Brand Evolution

Năm 1997, tức là 5 năm sau, nhà thiết kế hình ảnh nổi tiếng trên thế giới, Rei Yoshimara được thuê để Thiết kế Logo cho các sản phẩm ôtô mang thương hiệu Mazda trên toàn cầu. Logo là hình ảnh cánh chim sải dài, tượng trưng cho tốc độ, sự linh hoạt, sức mạnh và ổn định. Việc kết hợp giữa đôi cánh đang bay lượn và quỹ đạo của nó (đường tròn bao quanh) là thông điệp mà Mazda muốn gửi tới khách hàng: Như cánh chim không mỏi, Mazda vẫn đang bay để vươn cao hơn, xa hơn trên con đường chinh phục những đỉnh cao mà Matsuda hằng ao ước.

Mercedes-Benz

Chúng ta vẫn thường bắt gặp những chiếc ôtô sang trọng mang trên mũi xe biểu tượng hình ngôi sao 3 cánh hiên ngang. Hẳn cũng không ít người có những ấn tượng hết sức mạnh mẽ về nét thẩm mỹ mà logo đó mang lại. Đơn giản, thanh thoát, mang tính đối xứng cao và rất dễ nhớ, biểu tượng đó tự nó đã làm tròn vai trò là hình ảnh, là lời giới thiệu trân trọng nhất đến cộng đồng của một trong những hãng xe hơi danh tiếng trên thế giới, Mercedes-Benz.

car-logo-mercedes-benz

Nguồn: Mercedez-Benz UK

Trở về lịch sử với những năm cuối thế kỷ 19, khi gửi cho người vợ thân yêu tấm bưu thiếp mang hình ngôi sao bao quanh ngôi nhà mà hai người sinh sống, Gottlieb Daimler, người đồng sáng lập nên hãng Mercedes-Benz, đã ghi vào đó dòng chữ "một ngày nào đó, ngôi sao này sẽ toả sáng sự nghiệp của anh". Và mọi chuyện đã đến đúng như những gì ông hy vọng. Năm 1909, hai người con trai của Gottlieb Daimler đã thiết kế logo mang hình ảnh ngôi sao 3 cánh cho công ty của cha mình, Daimler - Motoren - Gesellschaft.

emil-mercedes-jellinek

Cái tên "Mercedes" xuất hiện vào khoảng năm 1900. Một doanh nhân giàu có người Châu Âu và là người đam mê trường đua được gọi là Emil Jellinek đã bắt đầu việc bán những chiếc xe của Daimler. Anh ta muốn chiếc xe chạy nhanh hơn và chỉ rõ động cơ mới được thiết kế bởi Maybach và được đặt theo tên hiệu của cháu gái 10 tuổi của anh ta, Mercédès hay theo tiếng Tây Ban Nha là "Mercy"

Năm 1916, logo của Daimler - Motoren - Gesellschaft được thiết kế lại, bổ sung thêm 4 ngôi sao nhỏ và dòng chữ Mercedes, tất cả đặt trong một hình tròn và 4 ngôi sao nhỏ nằm trên 4 tiếp tuyến của một hình tròn khác. Năm 1923, logo này chính thức được đăng ký bản quyền thương mại. Tuy nhiên, tài liệu về ý nghĩa của logo, về việc đặt 4 ngôi sao nhỏ chia đều thành các góc 40 độ gần như không còn. Trên thực tế, logo này chỉ tồn tại được 3 năm, trước khi Daimler - Motoren - Gesellschaft và Benz&Cie sáp nhập.

Để có thể vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng những năm 20 của thế kỷ trước, Daimler - Motoren - Gesellschaft và Benz&Cie sáp nhập thành công ty Daimler - Benz AG (AG viết tắt của Aktiengesellschaft) chuyên sản xuất ôtô. Logo của Daimler - Benz AG được thiết kế bằng cách kết hợp những đặc điểm nổi bật của hai logo Daimler - Motoren - Gesellschaft và logo Benz&Cie . Hình ngôi sao 3 cánh được giữ nguyên, tên của Mercedes và Benz được ghi ở trên đỉnh và đáy của hình tròn, hai cành lá đặc trưng của logo Benz&Cie và hình tròn màu đỏ máu của logo Daimler - Motoren - Gesellschaft không thay đổi. Năm 1926, Daimler - Benz AG đăng ký bản quyền thương mại và sau khi đổi tên công ty thành Mercedes - Benz, họ vẫn dùng logo này cho đến tận những năm 1990.

Năm 1996, Mercedes - Benz thiết kế lại logo sao đơn giản hơn, từ bỏ kiểu thiết kế hình ảnh kết hợp với tên công ty từ những năm 1920. Logo của Mercedes giờ đây chỉ còn hình ngôi sao 3 cánh nội tiếp trong một đường tròn. Trải qua gần 100 năm, ngôi sao 3 cánh đó vẫn tượng trưng cho những khát khao chinh phục của Gottlieb Daimler.

Mitsubishi

car-logo-mitsubishi

Nguồn: Mitsubishi

Năm 1854 thời kì phong kiến Nhật Bản, Yataro Iwasaki, con trai của một gia đình nông dân tỉnh lẻ mà ông cố đã bán bức tượng samurai của dòng họ để giải quyết nợ nần, đã bắt đầu sự nghịêp của mình trong một hoàn cảnh vô cùng tréo ngoe: anh bị gọi về nhà năm 19 tuổi khi cha của anh bị thương trong một cuộc đụng độ với trưởng làng. Iwasaki đã yêu cầu quan toà địa phương giải quyết vụ kiện của mình và, khi bị từ chối, đã tố cáo viên quan tội tham nhũng. Ngay lập tức Iwasaki bị bỏ tù trong 7 tháng.

yataro-iwasakiMãi tới năm 1868: khi Iwasaki đang phục vụ cho gia tộc Tosa thì cuộc cải cách Minh Trị đã đập tan chế độ phong kiến ở Nhật. Nhờ đó mà anh ta đã giành được Tsukumo Shokai, một công ty chuyên kinh doanh tàu biển của gia tộc Tosa và vào năm 1873 đổi tên nó thành Mitsubishi.

Đó là thế hệ thứ tư của dòng học Iwasaki, Kayota Iwasaki, người đã biến Mitsubishi thành một tập đoàn khổng lồ bao gồm cả công ty sản xuất xe máy, Mitsubishi Motors.

Cái tên Mitsubishi là kết hợp giữa 2 từ "mitsu" có nghĩa là ba và "hishi" có nghĩa là hạt dẻ (trong Tiếng Nhật có nghĩa là hình thoi hay hình kim cương). Bản dịch chính thức của tên Mitsubishi là "ba viên kim cương".

Biểu tượng của Mitsubishi chính là sự kết hợp giữa gia huy của dòng họ Iwasaki, ba viên kim cương xếp lại với nhau và biểu tượng ba chiếc lá của gia tộc Tosan.

Peugeot

Sự khởi đầu của Peugeot là vào năm 1812 tại Montbeliard nước Pháp, khi đó hai anh em Jean-Pierre và Jean-Frédéric Peugeot đã chuyển những cối xay gió sang nhà máy cán thép. Những sản phẩm đầu tiên của họ là thép cuốn để sản xuất lưỡi cưa và lò xo đồng hồ, hay là những que thép hình trụ. Trong nhiều thập kỷ, gia đình Peugeot chủ yếu sản xuất kinh doanh các mặt hàng kim loại thiết bị máy móc, váy phồng (giành cho các quí tộc xưa), ô dù, bánh lái, bàn là, máy may, các vật dùng nhà bếp và xe đạp (năm 1885).

car-logo-peugeot

Source: Peugeot Fan Club

Quả thật con đường mà Peugeot tiến vào lĩnh vực kinh doanh ô tô chính là bắt đầu từ xe đạp. Vào thời điểm đó công ty Peugeot là một trong những nhà sản xuất xe đạp lớn nhất ở Pháp. Vào năm 1889, Armand Peugeot chế tạo ra chiếc xe năng lượng hơi nước đầu tiên. Một năm sau, sau cuộc họp với Gottlieb Daimler, Armand Peugeot từ bỏ năng lượng hơi nước và chuyển sang động cơ đốt trong chạy bằng năng lượng gas.

Logo "sư tử" Peugeot được thiết kế bởi thợ kim hoàn và điêu khắc Justin Blazer vào năm 1847 dựa trên lá cờ của  Région Franche-Comté. Nó được đính lên các sản phẩm vật dụng nhà bếp của Peugeot để biểu thị cho chất lượng thép của Peugeot. Armand phải mất 14 năm để thuyết phục gia đình tin rằng xe hơi có thể mang lại nhiều lợi nhuận. Và sau đó họ đã cho phép anh ta sử dụng logo sư tử Peugeot (Nguồn: Independent )

Bây giờ có lẽ bạn không lái chiếc Peugeot nhưng tôi cá là bạn đã từng sử dụng phát mình của Peugeot vào năm 1842 đó là cối xay tiêu. Cơ chế của nó đáng tin cậy đến nỗi nó được duy trì hầu như không đổi cho tới ngày nay.

Renault

Louis Renault chế tạo chiếc xe hơi đầu tiên ở sân sau nhà mình khi ông 21 tuổi. Không lâu sau ông nhận được những hóa đơn đặt hàng xe hơi. Năm 1898, Louis cùng với các anh em trai và bạn bè     của mình mở công ty Société Renault Frères tại Boulogne-Billancourt nước Pháp.

car-logo-renault

Source: Renault

Logo đầu tiên của Renault được thiết kế vào năm 1900 phác họa những chữ cái đầu tiên tên của anh em nhà Renault: Louis, Ferdinand và Marcel. Vào năm 1906 logo được thay đổi thành hình phần đầu trước của xe bao xung quanh cái bánh răng.

renault-ft-17-tank

(Renault FT-17 Tank, Source: The National Archives )

Trong suốt chiến tranh thế giới thứ nhất, Renault sản xuất xe tăng hạng nhẹ cho các nước đồng minh, gọi là Renault FT-17. Nó nổi tiếng đến nỗi sau chiến tranh Renault đã đổi logo của mình thành hình xe tăng. Hình khối kim cương ra đời vào năm 1925 và được duy trì cho tới ngày nay. Logo hiện đại của Renault được tạo ra vào năm 1972 bởi Victor Vasarely, cha đẻ của nghệ thuật ảo thị.

Saab

Nếu bạn đã từng biết về ngành thương mại xe hơi Saab, hẳn nhiên bạn cũng muốn biết công ty này đã được sinh ra từ những chiếc máy bay phản lực. Bạn không biết nó xuất phát từ phong cách phẳng lặng của xe hơi nhưng về phương diện lịch sử điều này là chính xác: Vào năm 1937, một công ty hàng không có tên là Svenska Aeroplan Aktiebolaget ("Công ty TNHH Hàng không Thủy Điển" hoặc đơn giản là SAAB) đã được thành lập để đáp ứng nhu cầu cơ bản của Lực Lượng Hàng không Thụy Điển.

Khi Chiến tranh Thế giới II kết thúc, công ty máy bay SAAB đã bắt đầu sản xuất xe hơi để đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh của họ. Chiếc xe hơi đầu tiên được làm là mẫu đầu tiên được gọi là Saab 92001 hoặc là ursaab (có nghĩa là nguyên thủy của Saab) vào năm 1946. Nó được lái thử gần 330,000 dặm (530,000 km) một cách tuyệt đối bí mật, thường những con đường rừng lầy lội và chật hẹp vào những buổi sáng sớm hoặc về đêm.

Vào năm 1947, Công ty xe hơi Saab được sát nhập. Xe hơi đầu tiên của công ty là Saab 92, được gọi như vậy vì nó đơn giản là công trình thiết kế thứ 92 của công ty (cái 91 trước đó toàn bộ là máy bay).

Lô gô Quái vật Sư Tử đầu chim, nét đặc trưng chính là cái đầu của con thú trong thần thoại, nó có thân mình là 1 con Sư Tử và cái đầu cùng đôi cánh của Đại bàng, đến từ Vadis – Scania, 1 nhà sản xuất xe tải đã kết hợp với công ty (hàng không) SAAB. Quái vật Sư Tử đầu chim là huy hiệu của tỉnh Scania.

Vào năm 2000, Công ty xe hơi Saab được mua lại bởi General Motor và vì vậy không có bất cứ sự liên hệ nào với SAAB ngoại trừ lịch sử của nó và những điều tương tự về logo nữa.

car-logo-saab-1
car-logo-saab-2

Nguồn: The Saab Brand , Saab History

Volkswagen

Bạn không biết nó bắt đầu từ trang web của công ty nhưng Volkswagen (Tiếng Đức có nghĩa là " Xe hơi của ngườ i") có thể bắt nguồn từ lịch sử của nó chính xác từ tên độc tài phát xít của Chiến tranh thế giới II: Adolf Hitler.

car-logo-Volkswagen

Nguồn: TheSamba

Đây là phiên bản ngắn về câu chuyện đó: Sau Chiến tranh Thế giới I, kinh tế Đức suy thoái nghiêm trọng và những chiếc xe hơi có giá thành cao hơn mức mọi người có thể mua được. Khi Hitler vận động tranh cử và trở thành thủ tướng, ông ta đã cho thấy rằng vào năm 1933 Buổi trình diễn xe hơi Berlin là ý tưởng của ông ta để tạo ra 1 chiếc xe mới có thể mua được.

Vào cùng thời gian này, Ferdinand Porsche (gọi tắt là Porsche) cũng đang thiết kế 1 chiếc nhìn kỳ cục nhưng giá không mắc (cái này sau đó có biệt danh là Con bọ Volkswagen). Porsche đã tình cờ gặp Hitler vào năm 1934, ông ta đã yêu cầu rằng xe ô tô phải có những điểm đặc biệt sau: Nó cần đạt đến tốc độ 100km/h (62mph), sự tiêu thụ chất đốt là 42mpg và chứa được 2 người lớn và 3 trẻ em. Ông ta cho rằng xe hơi cần giống như 1 Maikaefer – 1 con bọ May và thậm chí đã đem cho Porsche 1 bản phác họa thiết kế cơ bản. Porsche đã hứa sẽ thực hiện bản thiết kế đó với những chiếc xe hơi nguyên mẫu được sản xuất bởi Daimler – Benz.

Vào năm 1937, chiếc Gesellschaft zur Vorbereitung des Deutschen Volkswagens mbH đã ra đời (1 năm sau nó đã phổ biến với Volkswagenwerk GmbH). Vào năm 1938, Hitler đã mở 1 nhà xưởng sản xuất Volkswagen có nguồn công quỹ của Quốc Gia , nơi đây đã sản xuất ra chiếc KdF – wagen ( kraft durch freude , có nghĩa là " strength through joy "). Thực chất 1 vài cái đã được xây dựng, để thay thế, phân xưởng (việc thuê mướn nhân viên đã thúc đẩy lao động) sản xuất cốt cho nhiều xe hơi quân sự chứ không quan tâm đến chất lượng, dựa trên khung gầm tương tự: the Kubelwagen, Schwimmwagen, và Kommandeurwagen.

kubelwagen-schwimmwagen

Sau đó, nó được phát hiện rằng Hitler đã có điều này trong ý tưởng 1 thời gian dài. Ông ta đã thêm 1 điều đặc biệt bí mật vào thiết kế của Porsche: xe hơi có thể chở được 3 người đàn ông, 1 cây sung máy và đạn dược.

Sau khi Đức bị thất bại trong Chiến tranh Thế giới II, người Anh đã kế tục phân xưởng Volkswagen và KdF – Wagen và được đổi tên thành Beetle. Sau đó, người Anh đã kiếm người để điều khiển hoạt động của công ty – đầu tiên họ yêu cầu Công ty mô tô Ford, sau là đến Chính phủ Pháp, những nhà sản xuất xe hơi người Anh khác và cuối cùng là Fiat. Toàn bộ đã bác bỏ "lời đề nghị giúp đỡ miễn phí" này vì họ nghĩ rằng thiết kế của Beetle là tầm thường và công ty sẽ bị thất thoát tiền. (Theo nguồn: The Auto Channel ).

Vì vậy, người Anh đã chuyển công ty Volkswagen về lại cho Chính phủ Đức với sự kỳ vọng. Sau thời gian đó, lượng xe được bán là 21 triệu chiếc, chiếc Beetle Volkswagen thậm chí trở thành 1 trong những chiếc xe hơi bán chạy nhất trên thế giới.

Logo VW của nó được cho là thiết kế của Franz Xavier Reimspiess, 1 nhân viên của Porsche, trong suốt cuộc thi thiết kế logo văn phòng. Anh ta đã được trả 1 khoản tiền công nhận 1 lần là 100 Reichsmarks (khoảng 400 $).

(Thùy Châu, Minh Trang -

Tổng hợp và dịch từ Neatorama)

Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét