Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

M&A là cơ hội vàng

Theo ông Đặng Xuân Minh, mua bán và sáp nhập (M&A) không phải là cỗ máy in tiền, nhưng có thể là phương thức vàng cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển.

* Thưa ông, chọn thời điểm này để hành động, hàm ý của Diễn đàn M&A Vietnam 2011 là gì?

- Năm 2010, M&A tại Việt Nam (VN) tăng trưởng 65%, giá trị các thương vụ đạt 1,7 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay. Thông qua Diễn đàn M&A 2011, chúng tôi nghĩ rằng, thời điểm 2011- 2012 có thể là cơ hội để thực hiện các thương vụ mua lại hoặc chọn đối tác chiến lược.

* Trước đây, nói đến M&A hay đối tác chiến lược, người ta thường nghĩ ngay đến yếu tố nước ngoài, vậy còn hiện nay?

- Tận dụng được cơ hội trên thị trường chứng khoán và các nguồn lực, số lượng các giao dịch của doanh nghiệp (DN) Việt Nam mua lại các DN khác chiếm 40% tổng giao dịch toàn thị trường. Tiêu biểu cho chiến lược này là Vinamilk, Masan, Thành Thành công, TH Milk...

* Nhưng không phải cứ tham gia thị trường M&A là có thể thành công, bởi vẫn có những thương vụ thất bại?

- Tất nhiên, bởi mua bán và sáp nhập là hoạt động gắn liền với quá trình phát triển, chiến lược kinh doanh của DN. Tuy nhiên, mới chỉ có một số ít DN trong nước nhận thức được điều này. Vì vậy, cùng với sự phát triển nóng của thị trường chứng khoán, thời gian qua, chúng ta cũng chứng kiến một số thương vụ M&A mang tính chất "đầu tư chiến lược" không phát huy được hiệu quả. Nguyên nhân chính là do DN chưa có nhận thức đúng và khả năng lập chiến lược về M&A.

* Sự quan tâm của nhà đầu tư đối với thị trường M&A, trước hết là do tính chất thời sự của nền kinh tế, vậy sau mua bán, sáp nhập, tái cấu trúc doanh nghiệp sẽ được thực hiện như thế nào?

- Tái cấu trúc DN là công việc quan trọng nhất đối với một thương vụ M&A, đồng thời quyết định sự thành công hay thất bại. Tái cấu trúc DN được tiến hành trên cơ sở tái cấu trúc về tài chính, nhân sự, hoạt động... Tuy nhiên, quá trình mua lại nợ xấu, tái cấu trúc, đặc biệt các DN đang thua lỗ, phải mất từ 3 đến 5 năm mới có thể xác định được thành công hay thất bại.

* Thị trường chứng khoán ảm đạm, thanh khoản yếu trong hơn một năm qua, theo ông, có dẫn đến trào lưu sáp nhập?

- Giá cổ phiếu giảm, có thể tạo ra các cơ hội mua bán, sáp nhập do các nhà đầu tư có thể mua lại các công ty với giá rẻ hơn. Tuy nhiên, đây mới chỉ là một yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này.

* Như ông nhận định, thị trường M&A Việt Nam sẽ ngày càng phát triển trong thời gian tới. Nhưng để tham gia vào thị trường này, các DN cần có những điều kiện gì?

Với chủ đề "Time to Deal – Thời điểm để hành động", các hoạt động của Diễn đàn M&A 2011, tổ chức tại TP.HCM vào ngày 9/6. Diễn sẽ tập trung phân tích cơ hội M&A, đầu tư chiến lược tại Việt Nam trong thời gian tới, thu hút sự tham gia của 300 lãnh đạo doanh nghiệp gặp gỡ, kết nối đầu tư.

- Phần lớn những thỏa thuận M&A mang lại giá trị đều được thực hiện trong giai đoạn suy thoái kinh tế. Việc tận dụng các cơ hội M&A là điều cần lưu ý để đem lại thành công cho DN. Việt Nam không là ngoại lệ, khủng hoảng chính là cơ hội để đào thải những DN yếu. Các DN thực sự mạnh sẽ có cơ hội mua, sáp nhập các DN yếu hơn để hình thành những DN có sức cạnh tranh hơn trên thị trường.

Tham gia thị trường M&A, các DN Việt Nam cần chuẩn bị những điều kiện quan trọng cho các kế hoạch M&A: lập chiến lược M&A, tận dụng cơ hội và nắm vững các nguyên tắc cơ bản của một giao dịch M&A. Các DN cần xác định chiến lược M&A như một phần quan trọng để đạt được các mục tiêu phát triển kinh doanh. Tất cả các chính sách, quyết định liên quan đến M&A đều phải được thực hiện trong khuôn khổ chiến lược phát triển chung của DN. Mỗi DN cũng cần lưu ý đến mô hình và cấu trúc của DN cho phù hợp với chiến lược M&A.

* Theo ôngg, điều gì giúp thị trường M&A vận hành lành mạnh, tính cạnh tranh cao?

- Thị trường M&A đang phát triển mạnh mẽ. Nhưng theo tôi, phía Nhà nước cần sớm hoàn thiện các quy định liên quan đến hoạt động M&A. Các tình hình thực tế. Các DN cần xác định M&A là một chiến lược quan trọng trong chiến lược phát triển dài hạn. Cùng với đó, các tổ chức tư vấn cũng cần nâng cao các hoạt động hỗ trợ và xúc tiến M&A cho các DN trong và ngoài nước.

* Với đà tăng trưởng của 2010, ông dự báo thế nào về thị trường M&A năm 2011?

- Hoạt động M&A, với tư cách là một phương thức kinh doanh, là một ví dụ điển hình cho xu hướng hội nhập với nền kinh tế thế giới của Việt Nam. Những năm gần đây, tỷ lệ tăng trưởng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đều ở mức trên 30%.

Từ đầu năm đến nay, hàng loạt tin tức về các thương vụ lớn đã được công bố như Vietinbank lựa chọn đối tác chiến lược, Thiên Minh mua lại chuỗi khách sạn Victoria, TH Milk mua lại nhà máy đường Nghệ An Tate & Lyle...Tôi tin rằng, hoạt động M&A năm 2011 tiếp tục gia tăng đáng kể.

* Xin cảm ơn ông!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét