Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

Điều gì xảy ra khi tôi không thích là một nhà nhượng quyền?

Bán đi một công việc kinh doanh được xây dựng trên nền tảng hợp đồng nhượng quyền phức tạp hơn là bán đi một doanh nghiệp độc lập. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu quyền và nghĩa vụ của mình trước khi bạn bắt đầu tiến trình mua bán.

Bán đi một công việc kinh doanh được xây dựng trên nền tảng hợp đồng nhượng quyền phức tạp hơn là bán đi một doanh nghiệp độc lập. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu quyền và nghĩa vụ của mình trước khi bạn bắt đầu tiến trình mua bán.

Đôi khi những sự lựa chọn chúng ta thực hiện không phải luôn có kết quả như ta mong đợi. Việc nhận quyền có thể đem lại nhiều lợi ích nhưng:

  • Thời gian rất dài và bạn không thể ra khỏi nhà trước khi lũ trẻ ngủ. Bạn đang bị kiệt sức rã rời.
  • Bạn cho rằng công việc kinh doanh của mình sẽ tự động thu hút được khách hàng, và bây giờ bạn thấy rằng không cần quá chú trọng đến tiếp thị.
  • Bạn không còn mong đợi những lợi ích từ việc thuê và duy trì đội ngũ nhân viên gỏi.
  • Những nhà nhượng quyền thương hiệu không hiểu rằng thị trường của bạn khác với tất cả những khu vực đã được nhượng quyền khác và họ sẽ không để bạn thực hiện những thay đổi cần thiết. Có thể bạn là một nhà kinh doanh và bạn muốn tự mình ra những quyết định liên quan đến công việc kinh doanh của mình.
  • Bạn đã nghĩ rằng bạn có thị trường cho riêng mình và giờ đây những nhà nhượng quyền thương hiệu đang bàn đến việc đẩy mạnh nhượng quyền trong khu vực của bạn.
  • Bạn thấy phẫn nộ khi phải trả cho nhà nhượng quyền một phần trên tổng số doanh thu bởi vì bạn không nghĩ rằng mình nhận được dịch vụ có giá trị từ nhà nhượng quyền thương hiệu.
  • Bạn không thể kiếm đủ tiền từ việc kinh doanh để duy trì chất lượng cuộc sống mà trước đây bạn đã có trước khi bạn nhận quyền hoặc có thể nó đang không sinh lời và bạn nghĩ rằng trong tương lai cũng vậy.

Dù lý do là gì đi nữa bạn thường có nhiều sự lựa chọn khi kết thúc hợp đồng nhượng quyền. Nhưng trước khi ra quyết định cuối cùng để bước ra khỏi hệ thống đó bạn có chắc rằng những vấn đề của bạn không thể được khắc phục sau cùng thì bạn cũng đã đầu tư nhiều tiền bạc và thời gian vào công việc phát triển kinh doanh.

Bạn đã thảo luận những vấn đề của bạn với nhà nhượng quyền thương hiệu chưa? Bạn đã nói với bất cứ doanh nghiệp được nhượng quyền thương hiệu nào khác để xem liệu họ có cùng vấn đề với bạn không và họ dùng giải pháp nào? Nếu vấn đề của bạn có liên quan đến những dịch vụ hoặc phí tổn hoặc các điều khoản của nhà nhượng quyền thương hiệu thì bạn đã trao đổi với những nhà nhận quyền khác để thấy liệu họ có cùng vấn đề với bạn không? Nếu có, có thể một giải pháp sẽ được tìm ra khi tất cả cùng nói chuyện với nhà nhượng quyền.

Thông thường người đầu tiên mà nhà nhận quyền tìm đến khi có rắc rối đó là người đại diện của mình hay luật sư riêng. Nhưng hãy nhớ những gì Amrose Bierce đã nói  "Việc tố tụng là một cỗ máy mà bạn lao đầu vào đó như một con lợn và bước ra như một miếng lạp xưởng". Hiếm khi có ai chiến thắng trong những vụ kiện tụng trừ các luật sư. Thảo luận những vấn đề quan tâm với nhà nhượng quyền của bạn và những doanh nghiệp được nhượng quyền khác trước khi bàn bạc với luật sư. Luôn có thời gian để bạn nhờ cậy đến luật pháp sau đó nếu bạn thực sự cần.

Thậm chí nếu tiền bạc bị mất đi vì công việc kinh doanh thì cũng đừng đóng sập cánh cửa lại và bỏ cuộc. Đó sẽ là một sự hoang phí cho tất cả những giá trị mà bạn đã mất công xây dựng –có thể là những bất động sản hoặc chỉ là công sức. Nếu bạn đóng cánh cửa ấy lại và biến mất, hầu như chắc chắn thứ còn lại chỉ là những khoản nợ đối ngân hàng, người hỗ trợ tài chính, chủ đất của hợp đồng, các công ty tài chính hỗ trợ dụng cụ và thậm chí có thể là nhà nhượng quyền thương hiệu của bạn.

Hầu hết các hợp đồng sẽ cho phép bạn chuyển nhượng công việc kinh doanh và nhượng lại hợp đồng nhượng quyền cho một người chủ mới, nói thêm rằng nếu người chủ mới đáp ứng yêu cầu của nhà nhượng quyền. Bạn nên xem lại hợp đồng với luật sư riêng để thấy được những quyền lợi của mình là gì. Hầu hết các hợp đồng sẽ yêu cầu người được nhượng quyền mới (nếu họ không đang kinh doanh dựa trên thương hiệu được nhượng lại tại một khu vực khác) phải được huấn luyện và cả bạn hoặc họ sẽ phải nộp một phí huấn luyện.

Tùy vào hợp đồng của bạn , những doanh nghiệp được nhượng quyền có thể cần phải ký vào một hợp đồng nhượng quyền thương hiệu mới và những điều khoản của hợp đồng đó có thể khác với hợp đồng hiện tại của bạn. Đôi khi, những điều khoản của dạng hợp đồng mới có thể tác động sâu sắc đến giá trị doanh nghiệp của bạn. Chẳng hạn, tiền thuê hàng tháng có thể tăng lên hoặc nhà nhượng quyền sẽ không đưa ra những khu vực được bảo hộ nữa.

Bạn cần phải xem lại cẩn thận những điều khoản trong hợp đồng của mình. Nhà nhượng quyền thương hiệu của bạn cũng có thể có quyền mua lại doanh nghiệp của bạn ở cùng mức giá mà bạn đã chấp nhận từ một người khác. Họ có cái gọi là "quyền ưu tiên trước nhất" (một người hoặc đoàn thể được quyền mua thứ gì đó trước khi lời chào mời được đưa ra). Kiểm tra lại với nhà nhượng quyền thương hiệu trước khi đưa doanh nghiệp của bạn vào thị trường nếu họ hứng thú mua lại. Nếu không, làm họ từ bỏ quyền lợi của mình trước khi bạn đưa doanh nghiệp ra thị trường.

Vài người mua thậm chí không muốn bắt đầu một tiến trình mua bán một doanh nghiệp nếu nhà nhượng quyền có thể đơn giản là phù hợp với lời chào mời của họ. Mua một doanh nghiệp cò thể là một quá trình rất đắt giá và tốn thời gian và quyền lợi của sự ưu tiên lựa chọn đôi khi là một rào cản. Giá trị doanh nghiệp của bạn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bao gồm khoảng thời gian bạn dành cho hợp đồng và như chúng tôi đã nói trước đó, là những điều khoản của hợp đồng nhượng quyền thương hiệu mà người chủ mới sẽ được yêu cầu ký vào.

Thảo luận với nhà nhượng quyền thương hiệu và những doanh nghiệp nhận quyền khác, những người đã được nhượng quyền của cùng một thương hiệu. Điều này sẽ mang đến cho bạn ý tưởng giá trị. Bạn cũng có thể thuê một người định giá độc lập có thể cung cấp cho bạn những khả năng có thể so sánh được trên thị trường. Nhiều doanh nhân đặt doanh nghiệp của họ vào tay một người môi giới kinh doanh. Trước khi bạn làm điều đó, hỏi nhà nhượng quyền thương hiệu nếu họ có thể giúp bạn bán lại doanh nghiệp đến với những người khác trong hệ thống hay không. Việc bán lại cho một người được nhượng quyền khác hoặc cho nhà nhượng quyền thương hiệu có thể là cách nhanh nhất.

Nếu sử dụng một người môi giới, bảo đảm rằng trước đây họ đã từng làm qua việc mua bán này. Có những yêu cầu về luật pháp mà bạn cần phải đáp ứng khi bán đi quyền thương hiệu và người môi giới của bạn cần phải hiểu những yêu cầu này. Cuối cùng, khi bạn đã bán đi quyền thương hiệu, bạn có thể cần phải chú ý một phần phía sau hợp đồng là phải đối mặt với nghĩa vụ hay quyền lợi gì mà bạn đã có khi bạn rời bỏ hệ thống nhượng quyền thương hiệu. Những "thỏa hiệp hậu hợp đồng" có thể tác động đến những kế hoạch tương lai của bạn. Đọc chúng cẩn thận và nếu bạn có bất cứ câu hỏi gì, thảo luận chúng với luật sư riêng và nhà nhượng quyền thương hiệu của bạn.

Bán đi một công việc kinh doanh được xây dựng trên nền tảng hợp đồng nhượng quyền phức tạp hơn là bán đi một doanh nghiệp độc lập. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu quyền và nghĩa vụ của mình trước khi bạn bắt đầu tiến trình mua bán.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét