Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

Cần lưu thông dòng chảy cho M&A

Thiếu các thương vụ tiền lệ, thiếu thông tin cho các nhà đầu tư lẫn các điều kiện pháp lý để có thể kiểm soát hoạt động mua bán - sáp nhập (M&A) lành mạnh là những vấn đề được các diễn giả đưa ra tại Diễn đàn M&A 2011 do báo Đầu tư và công ty AMV Vietnam tổ chức ngày 9/6.

Công ty quạt Việt Nam - Asia vừa được SEB (Pháp) chọn đầu tư qua phương thức M & A. Ảnh: Hồng Thái

Hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) đang diễn ra sôi động. Ông Vũ Bá Phú, phó cục trưởng cục Quản lý cạnh tranh (VCA), thừa nhận hiện tại các công cụ pháp luật chưa tạo đủ thuận lợi cho M&A phát triển, đó cũng là điểm yếu ở các thị trường mới, nơi chưa có nhiều tiền lệ diễn ra đủ để có thể giúp lưu thông dòng chảy này.

Thách thức cho cơ quan điều tiết ngành

Theo ông Phú, M&A đang cần được khuyến khích để giảm thiểu chi phí và các nguồn lực khác cho doanh nghiệp gia nhập thị trường, nhưng lại đang tiềm tàng các nguy cơ về môi trường cạnh tranh. Đặc biệt nhiều doanh nghiệp được tạo lập sau M&A có thể nắm vị trí thống lĩnh thị trường và cạnh tranh không lành mạnh, càng thách thức cho các cơ quan điều tiết ngành. Ví dụ viễn thông phải thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành nếu thị phần kết hợp trên 30%, hay các vụ M&A trong ngưỡng phải thông báo hoặc bị cấm thực hiện đã xuất hiện và đang gia tăng.

Hiện nay vẫn chưa có đầy đủ những hướng dẫn thực thi luật Cạnh tranh liên quan đến M&A, hay một hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia dùng chung phục vụ cho việc tư vấn và quản lý nhà nước về M&A. Đặc biệt khi càng nhiều doanh nghiệp khó khăn thì M&A càng sôi động và nhiều công ty nước ngoài tham gia thị trường thông qua M&A. Phương thức thực hiện thâu tóm và sáp nhập sẽ ngày càng đa dạng và phức tạp. Các công ty tư vấn, môi giới chuyên nghiệp càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc kết nối các giao dịch.

Theo ông Neil MacGregor, giám đốc điều hành công ty Savills Việt Nam, một đối tác mạnh trong nước vẫn tốt hơn là bắt đầu. Với vai trò bên mua, nhà đầu tư vẫn mong muốn mua lại tài sản của một công ty trong nước để mở rộng thị trường cũng như tận dụng lợi thế của đối tác về xúc tiến các thủ tục. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với tính minh bạch của thị trường trong các thông tin quy hoạch, thủ tục đất đai và cả yếu tố chính trị nội bộ của doanh nghiệp mục tiêu… là những vấn đề phức tạp trong M&A.

Ông Mayooran Elalingam, phụ trách bộ phận M&A của Deutsche Bank cho rằng, các nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm đến khu vực Đông Nam Á, và Việt Nam là địa điểm ưu tiên để đầu tư thông qua M&A. M&A tại Việt Nam trong 5 năm qua có quy mô nhỏ, nhưng nếu so với Indonesia cách đây 10 năm mới vài tỉ USD thì hiện đã ở mức 10-15 tỉ USD/năm. Việt Nam hiện nay không mất nhiều thời gian để đạt con số của Indonesia, nhưng vấn đề là thực thi những thương vụ M&A như thế nào là tích cực.

Tăng trưởng về M&A 2009 - 2010 tại VN

 

2009

2010

Giá trị (tỉ USD)

1,1

1,7

Số lượng thương vụ

295

345

Lĩnh vực

Số lượng

Giá trị

Dịch vụ tiêu dùng

5%

6%

Chăm sóc sức khỏe

5%

1%

Bất động sản

6%

17%

Tài chính

11%

8%

Năng lượng

13%

17%

Công nghiệp

23%

12%

Vật liệu

14%

9%

Tiêu dùng chính

12%

25%

Khác

11%

5

Thiếu thông tin là yếu tố hạn chế M&A ở Việt Nam, các nhà đầu tư không thể tìm kiếm được mức độ phát triển thị trường, hiển thị của hoạt động kinh doanh không rõ ràng, không có định giá thị trường. Các công ty lớn biết rõ về Đông Nam Á và có nhiều cơ hội tăng trưởng M&A ở khu vực này, trong khi các doanh nghiệp lớn của châu Á cũng mở rộng đầu tư thông qua M&A để cạnh tranh nguồn tài sản trên toàn cầu, ông Mayooran nói.

Ông Nitil Jaiswal, đại diện của Bloomberg, cho biết dữ liệu của Bloomberg về thị trường M&A Việt Nam thời gian qua cho thấy có 30 thương vụ xuyên biên giới đã chiếm đến 80% giá trị. Như vậy trong tương lai các doanh nghiệp quy mô nhỏ sẽ có xu hướng sáp nhập cho đủ lớn để thu hút nhà đầu tư tham gia.

Thành công sẽ sinh ra thành công

Theo ông Mayooran Elalingam, "thành công sẽ sinh ra thành công". Ví dụ một giao dịch M&A với người Nhật diễn ra thành công thì nhiều thương vụ của công ty Nhật sẽ theo đó mà thực hiện. Trong khi theo luật sư Gregory Crovo của Kelvin Chia Partnership, thị trường M&A đang cần nhiều thương vụ tiền lệ trong những ngành nghề nhất định để phát triển, vì các nhà đầu tư kỳ vọng có thể giải quyết sự vụ hay cưỡng chế thực thi khi thương vụ gặp những trở ngại không lường được.

Ví dụ tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn của Việt Nam bị chậm lại thì gần đây được đẩy nhanh. Cơ chế định giá doanh nghiệp nhà nước không rõ ràng làm nhà đầu tư lo ngại các rủi ro. Nhiều nhà đầu tư đang tò mò theo dõi quá trình này vì có thể tạo ra những tiền lệ trong cơ chế này trong tương lai, liệu có đủ sự minh bạch để tham gia vào công ty cổ phần hóa. "Các ngành cần được đối xử công bằng, vì đó là cách mở cửa cho các doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nhỏ tham gia cuộc chơi", theo luật sư Gregory.

Các chuyên gia cũng cho rằng, bên cạnh khung pháp lý thiếu hiệu quả và nhất quán, các nhà đầu tư nước ngoài còn gặp nhiều hạn chế về khả năng tiếp cận một số ngành nghề. Nếu có những thương vụ diễn ra trong các ngành quan trọng như viễn thông, ngân hàng... thì chắc chắn đó là những "tiền lệ" quan trọng để đưa những vụ M&A quy mô lớn và đầu ngành đi đến thành công, và tạo nên những doanh nghiệp đủ khả năng dẫn đầu thị trường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét