Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Yen tăng giá, không tạo làn sóng M&A của Nhật Bản vào Việt Nam

Việc đồng yen liên tiếp tăng giá so với đô la Mỹ đã tạo làn sóng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Nhật Bản, nhưng không giúp tăng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam.

Việc đồng yen liên tiếp tăng giá so với đô la Mỹ đã tạo làn sóng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Nhật Bản, nhưng không giúp tăng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam.

Ông Hirota Nakanishi, chuyên gia tư vấn đầu tư tại văn phòng TPHCM của Tổ chức thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản (JETRO), cho biết: "Đồng yen tăng giá rất nhiều và hiện rất nhiều tiền nằm ở Nhật Bản. Vì thế tôi nghĩ đây là thời điểm tốt để đầu tư ra thị trường nước ngoài".

"Tuy nhiên, khi chúng tôi bắt đầu xem xét đầu tư (mua bán và sáp nhập – M&A) vào các công ty Việt Nam, thì gặp phải một số vấn đề".

"Vấn đề lớn nhất là tình trạng tài chính không rõ ràng và không công khai. Các công ty Nhật Bản cần biết tình hình tài chính chi tiết và rõ ràng trước khi bắt đầu tiến hành mua bán và sáp nhập, nhưng thông tin rất ít".

"Thêm vào đó, ngay cả khi có đôi chút thông tin rồi, thì độ tin cậy cũng không cao. Đó là l‎ý do vì sao ngay cả khi đồng yen tăng giá, số vụ mua bán sáp nhập từ Nhật Bản vào Việt Nam đến nay cũng không tăng".

"Đầu tư hoàn toàn khác với việc nhập hàng hóa khi giá yen tăng. Nếu (các công ty Việt Nam - pv) có tất cả các điều kiện, như minh bạch thông tin tài chính, cơ sở hạ tầng, người lãnh đạo công ty giỏi, thì các công ty Nhật Bản mới có thể đầu tư (M&A - pv)".

Trước đó, theo tờ Kyodo News, ngày càng nhiều công ty Nhật Bản đang tận dụng xu hướng toàn cầu hóa và việc đồng yen tăng giá để mua các công ty ở châu Á.

Cụ thể, trong tháng 8-2010, công ty chế tạo thiết bị công nghiệp Kito Corp. cho biết sẽ mua một công ty sản xuất cần trục Ấn Độ nhằm cung cấp sản phẩm cho lượng ngày càng tăng các công ty sản xuất của Nhật Bản đang mở các cơ sở tại Ấn Độ.

Vào đầu tháng 10-2010, công ty sản xuất thiết bị y tế Nipro Corp. cũng thông báo mua lại công ty sản xuất ống kim thuốc của Trung Quốc nhằm tăng sự hiện diện tại thị trường này.

Tờ Wall Street Journal đầu tuần này cũng cho biết, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan và Bộ trưởng Tài chính Yoshihiko Noda đang kêu gọi doanh nghiệp Nhật Bản tận dụng cơ hội đồng yen tăng giá để mua các công ty và tài sản ở nước ngoài.

Theo Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 10 tháng đầu năm nay, Nhật Bản đã đầu tư 70 dự án tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký trên 1,4 tỷ đô la Mỹ. Nhật Bản thường đứng thứ ba, sau Hàn Quốc và Đài Loan, về vốn đăng ký đầu tư vào Việt Nam.

Theo ông ông Hirota Nakanishi, khi đầu tư vào Việt Nam, các công ty Nhật Bản thường quan tâm đến một số lĩnh vực, gồm hàng tiêu dùng, thực phẩm, thuốc, tài chính, viễn thông, phân phối, hậu cần và kho vận (logistics), vận tải và các dự án năng lượng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét