Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

Nhượng quyền thương hiệu sẽ phát triển nhanh

Nhượng quyền thương hiệu (NQTH) đã ra đời và phát triển mạnh tại các quốc gia phát triển trong vòng 150 năm qua và đã thâm nhập VN cách đây 15 năm. Các nhà kinh tế nhận định: Nếu VN được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào cuối năm 2005, việc NQTH sẽ phát triển mạnh mẽ.

Nhượng quyền thương hiệu (NQTH) đã ra đời và phát triển mạnh tại các quốc gia phát triển trong vòng 150 năm qua và đã thâm nhập VN cách đây 15 năm. Các nhà kinh tế nhận định: Nếu VN được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào cuối năm 2005, việc NQTH sẽ phát triển mạnh mẽ.

Nhượng quyền thương hiệu là gì?

NQTH là một hoạt động thương mại. Theo đó, bên nhượng quyền sẽ chuyển cơ sở kinh doanh, cách thức kinh doanh, nhãn hiệu hàng hóa - dịch vụ... cho bên nhận quyền. Bên nhận quyền được phép khai thác trên nền tảng đó, đổi lại phải trả một khoản chi phí hoặc tỉ lệ phần trăm doanh thu trong một khoảng thời gian nhất định cho bên nhượng quyền. Cách làm này được nhiều DN chọn vì ít rủi ro, rút ngắn thời gian và chi phí đầu tư.

Nhượng quyền thương hiệu (NQTH) đã ra đời và phát triển mạnh tại các quốc gia phát triển trong vòng 150 năm qua và đã thâm nhập VN cách đây 15 năm. Các nhà kinh tế nhận định: Nếu VN được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào cuối năm 2005, việc NQTH sẽ phát triển mạnh mẽ.

Cảnh sôi nổi của NQTH tại VN với sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài trong thời gian qua đã báo hiệu về tương lai đó.

Trung Nguyên đã khá thành công với phương thức kinh doanh NQTH và sẽ tiếp tục theo đuổi cách làm này. Đây là cách làm năng động, mang lại hiệu quả lớn trong nền kinh tế thị trường. Với xu thế hội nhập quốc tế, NQTH tại VN sẽ bùng nổ trong thời gian tới". Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Giám đốc Công ty Cà phê Trung Nguyên, đã nhận định như vậy.

VN - thị trường hấp dẫn cho NQTH

NQTH khởi nguồn từ Mỹ và các nước phát triển cách đây khoảng 150 năm, thâm nhập VN cách đây 15 năm. Nhiều thương hiệu nổi tiếng toàn cầu chuyên về thức ăn nhanh và đồ uống như McDonald's, KFC, Qualitea, Lotteria, Dilmah, Jollibee... đã nhanh chóng thâm nhập thị trường VN trong những năm qua, nay đã quen thuộc với người tiêu dùng. Với đà phát triển trung bình 20% mỗi năm, kinh doanh theo lối NQTH tại VN chắc chắn sẽ không dừng lại với hơn 70 hệ thống như hiện nay, mà sẽ mở rộng nhiều hơn nữa. Lotteria với món hamburger quen thuộc đang khẳng định vị thế nhờ chuỗi gần 10 cửa hàng. Còn Jollibee của doanh nhân người Philippines Tony Tan Caktiong (vừa đoạt giải "Doanh nhân của thế giới năm 2004" do hãng tư vấn Ernst & Young trao tặng) đang tính tới chuyện "bành trướng" thị trường bán thức ăn nhanh VN bằng việc mở rộng mạng lưới từ 4 cửa hàng hiện có. "Nếu VN được kết nạp vào WTO vào cuối năm 2005, cánh cửa thị trường dịch vụ sẽ rộng mở và một làn sóng các tập đoàn bán lẻ, siêu thị, thức ăn nhanh... từ nước ngoài sẽ ồ ạt đổ vào. Các công ty bán lẻ, siêu thị trong nước sẽ gặp phải sức cạnh tranh lớn, đó là xu thế tất yếu", ông Phạm Mạnh Nam, chuyên viên tư vấn Công ty Phạm và Liên danh (Pham & Associates), khẳng định. Ngoài các thương hiệu chuyên về thức ăn nhanh nói trên, nhiều thương hiệu lớn trong thị trường bán lẻ và kinh doanh siêu thị đã "đổ bộ" vào Việt Nam như Bourbon (Pháp), Metro (Đức), Parkson (Malaysia)...

DN VN đã vào cuộc

Cũng theo ông Đặng Lê Nguyên Vũ, dù NQTH còn mới tại VN, nhưng các doanh nghiệp (DN) trong nước không đứng ngoài cuộc. Công ty Cà phê Trung Nguyên là DN VN tiên phong mở lối kinh doanh NQTH. Trong gần 10 năm qua, Trung Nguyên đã không chỉ thành công tại thị trường nội địa mà cũng đã "thắng lớn" ở các thị trường nước ngoài như Nhật Bản, Singapore, Thái Lan... nhờ cách làm này. Bây giờ, thương hiệu cà phê Trung Nguyên đã có mặt tại tất cả các tỉnh, thành trên cả nước với hơn 500 tiệm.

Từ giữa năm 2003, Công ty Kinh Đô cũng đã mua lại thương hiệu kem Wall nổi tiếng của tập đoàn Unilever Bestfood để khai thác thị trường nội địa. Bên cạnh đó, một số DN khác về thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, may mặc... lại chọn NQTH để hướng ra thị trường nước ngoài. Điển hình trong cách làm này là Công ty Lụa tơ tằm Á Châu, đã nhượng lại thương hiệu AQ Silk cho một Việt kiều Mỹ với giá 100.000 USD. Đổi lại, bên mua được khai thác thương hiệu AQ Silk trong vòng 10 năm tại bang Michigan (Mỹ). Ông Phạm Mạnh Nam cho rằng trong thời gian tới, sẽ có thêm rất nhiều DN VN chọn cách làm này.

Mạnh ở thị trường nội địa mới ra "biển" lớn

Tuy nhiên, nhận thức về giá trị thương hiệu của số đông DN VN chưa cao cũng như lối làm ăn chưa chuyên nghiệp nên có thể phát sinh những tiêu cực. Dù qua thương vụ, bên nhượng quyền và bên nhận quyền đều có lợi, rủi ro được giảm thiểu, nhưng làm thế nào để bên nhượng quyền kiểm soát các hoạt động của bên nhận quyền sao cho đúng như cam kết, nhằm bảo vệ thương hiệu là một bài toán khó. Đại diện Công ty Cà phê Trung Nguyên cho biết Trung Nguyên sẽ phải tiếp tục đổi mới và chuẩn hóa phương thức NQTH của mình nhằm thiết lập những cam kết thật chặt chẽ giữa hai bên.

Một chuyên viên tư vấn về NQTH và sở hữu trí tuệ cho rằng nếu chọn phương thức kinh doanh NQTH, DN phải "bươn chải" rất nhiều, vì sẽ nảy sinh nhiều rắc rối, nhất là về các ràng buộc pháp lý liên quan đến bảo vệ thương hiệu và phân chia lợi nhuận. Cho nên, trước khi tính đến chuyện vươn ra thị trường nước ngoài, các DN VN nên chú trọng thị trường nội địa trước để tạo nền tảng, đồng thời củng cố tiềm lực, khi đã thừa sức thì mới nên vươn ra "biển" lớn. Trong một bản báo cáo, GS Andrew Terry (Đại học New South Wales - Úc) nhận định: Nhượng quyền kinh doanh là một hình thức rất phù hợp với VN và các nước đang phát triển. Trước sự bùng nổ của nó, nhất thiết phải sớm xây dựng khung pháp lý để điều chỉnh. Hoạt động NQTH đã được đưa vào Dự thảo Luật Thương mại sửa đổi, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 11 vừa rồi.

Một số thương hiệu quen thuộc được chuyển nhượng kinh doanh tại VN

- KFC (thường được gọi là gà rán Kentucky - Kentucky Fried Chicken): Thức ăn nhanh là gà rán, chiếm 50% thị phần (gà rán) thế giới, hiện có hơn 32.000 cửa hàng tại hầu hết các châu lục. Phí chuyển nhượng: 25.000 USD

- Carvel: Chuyên về kem, sữa tươi... Đây là thương hiệu kem lớn thứ 4 tại Mỹ, có tốc độ NQTH nhanh nhất, chiếm 95% thị trường kem và sữa tươi của Mỹ. Phí chuyển nhượng: Từ 15.000 - 25.000 USD.

- Jollibee: Chuyên về gà rán, bánh hamburger, thức ăn đặc trưng phương Đông, bánh pizza, mì ống... Có trên 1.000 đại lý tại 7 nước, mạng lưới phân phối chiếm 65% thị trường Philippines. Doanh thu trung bình: 500 triệu euro/năm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét